Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn tại bệnh viện Trường đại học Y dược Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
519.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1766

Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn tại bệnh viện Trường đại học Y dược Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Thị Trúc Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 133 - 138

133

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VI MÔ

TRONG QUÁ TRÌNH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHẰM HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN

NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Nguyễn Thị Trúc Minh*

, Trần Thụy Hoàng Yến

Trường Đại học Đồng Tháp

TÓM TẮT

Dạy học vi mô được xem là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm.

Phương pháp dạy học vi mô rất thích hợp trong việc đào tạo ban đầu cho sinh viên sư phạm nắm

chắc từng kỹ năng riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học. Trong nghiên

cứu này, chúng tôi vận dụng phương pháp dạy học vi mô trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ để

hình thành và phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nhằm đào tạo ra

một đội ngũ giáo viên Tiểu học có năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Từ khóa. Dạy học vi mô, rèn luyện nghiệp vụ, năng lực sư phạm.

ĐẶT VẤN ĐỀ

*

Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống

giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục Tiểu

học phụ thuộc nhiều vào chất lượng đội ngũ

giáo viên, vì giáo viên chính là người trực tiếp

điều khiển và tổ chức các quá trình học tập.

Năng lực sư phạm (NLSP) của giáo viên là

một trong những yếu tố quan trọng quyết định

đến chất lượng, hiệu quả của giờ học cũng

như đem lại sự thành công trong quá trình dạy

học của chính giáo viên đó. Do đó, việc đào

tạo ra một đội ngũ giáo viên Tiểu học có năng

lực là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với

các trường sư phạm. Để thực hiện nhiệm vụ

này tốt hơn, chúng tôi đã vận dụng phương

pháp dạy học vi mô (PPDHVM) trong quá

trình rèn luyện nghiệp vụ để hình thành và

phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên

(SV) ngành Giáo dục Tiểu học.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Phương pháp dạy học vi mô

Vào đầu những năm 1960, PPDHVM được

Dwight W. Allen, Ryan và các đồng nghiệp

tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ) khởi xướng

nhằm đào tạo một số giáo viên trong dịp hè,

chuẩn bị cho họ đảm nhiệm một cách hiệu

quả hơn ở một lớp học thật sự vào dịp khai

giảng năm học sau. Allen và Ryan cho rằng

*

Tel: 0907 653929

cách tiếp cận tổng quát (từ một tiết học, một

lớp học hay một đối tượng phức tạp…) có thể

thay thế bằng việc tiếp cận dạy học những nội

dung giảng ngắn (5 – 10 phút) cho một nhóm

đối tượng (6 – 12 học viên) sẽ kích thích năng

khiếu (tài khéo léo sư phạm của giáo viên),

việc tập giảng của SV sẽ được ghi hình lại và

sau đó được đem ra phân tích nhằm tìm ra các

năng khiếu mà người thầy cần làm chủ trong

mỗi tiết dạy [6].

Theo các nhà khoa học ở Đại học Stanford [6]

thì: “PPDHVM là phương pháp dạy học mà

trong đó tính phức tạp của việc giảng dạy tại

những phòng học bình thường được đơn giản

hóa hay nó được ví như một hệ thống những

hoạt động thực hành theo những kĩ năng

giảng dạy có tính xác định được giám sát,

đánh giá có sự quản lí”.

Theo “Tập huấn dạy và học tích cực và sử

dụng thiết bị dạy học” - Dự án Việt – Bỉ

(2006) [5]: Dạy học vi mô thực chất là dạy

học, trong đó sự phức tạp của lớp học bình

thường đã được làm đơn giản hóa đi để tập

trung huấn luyện giáo sinh hoàn thành những

bài tập đặc biệt về kĩ năng, đồng thời cho phép

tăng cường giám sát thực hành và sự đóng góp

những ý kiến phản hồi được kịp thời.

PPDHVM được tiến hành theo một qui trình

gồm 6 bước [7] như sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!