Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nước ta giai đoạn 2006 - 201
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GVHD: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
LỜI NÓI ĐẦU
Ở nước ta, thanh niên chiếm một tỷ lệ lớn, nếu không nói là lớn nhất trong
các nhóm tuổi của nguồn lao động và lực lượng lao động. Dự báo sau 10 năm nữa,
thanh niên sẽ là tầng lớp dân cư đông đảo nhất ở Việt Nam. Thanh niên thực sự là
chủ thể đại diện cho tương lai của dân tộc. Nhưng để thực hiện được trách nhiệm to
lớn này, họ phải tham gia vào dân số hoạt động kinh tế và phải có việc làm.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, phát
huy vai trò làm chủ, tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành
trung ương Đảng (khoáVII) khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới
hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn
luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề số còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Vì vậy, giải quyết
việc làm cho thanh niên là một trong những mục tiêu hướng tới của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội.
Hơn nữa, trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh quốc tế biến động và
phức tạp, trước những thách thức to lớn xu thế toàn cầu hoá về kinh tế sự phát triển
của kinh tế tri thức, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng là nguồn nhân lực
quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nên
giải quyết việc làm cho thanh niên cần được chú trọng để lực lượng thanh niên phát
triển, trưởng thành nhanh nhất và cống hiến nhiều nhất cho đất nước.
Nhận thức được vấn đề trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nước ta
giai đoạn 2006 - 2010”
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên.
SV: Tạ Thị Hạnh QLKT 44B 1
GVHD: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
Chương 2: Phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho thanh
niên nước ta giai đoạn vừa qua.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên
nước ta giai đoạn 2006 - 2010.
- Đối tượng: Lao động trong độ tuổi thanh niên: 15 - 35 tuổi.
- Phạm vi: Về không gian: Cả nước.
Về thời gian: Từ năm 2000 - 2004.
Nội dung: Phân tích theo giới tính và khu vực (nông thôn - thành
thị)
Trong quá trình em làm đề tài này có sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
GS.TS: Đỗ Hoàng Toàn đã giúp em hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2006
SV: Tạ Thị Hạnh QLKT 44B 2
GVHD: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1. Một số khái niệm liên quan đến việc làm.
1.1. Việc làm:
Theo Điều 13, chương Việc làm của Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, “Việc làm là những hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn
cấm và đem lại thu nhập cho người lao động”.
Người có việc làm là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động
kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra: đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền
công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc đang làm công việc không được
hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh
của hộ gia đình mình hoặc đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ trước điều
tra tạm thời không làm việc và sẽ trở lại tiếp tục ngay sau thời gian nghỉ tạm thời.
Căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhu cầu làm thêm của người được coi
là có việc làm trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra, người có việc làm được
chia ra thành người có đủ việc làm và người thiếu việc làm.
Người đủ việc làm bao gồm những người có số giờ việc làm trong tuần lễ
tính đến điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ, hoặc có số giờ nhỏ hơn 40 giờ nhưng
không có nhu cầu làm việc hoặc những người có số giờ việc làm nhỏ hơn số giờ
quy định đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện
hành.
Người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều
tra có số giờ làm việc dưới 40 giờ, hoặc số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định
đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành của
Nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng không có việc
làm để làm (trừ những người có số giờ việc làm dưới 8 giờ, có nhu cầu làm việc và
sẵn sàng làm việc nhưng không tìm việc làm).
SV: Tạ Thị Hạnh QLKT 44B 3
GVHD: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
Người thất nghiệp là người từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động
kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm
việc. Nghĩa là:
Có hoạt động tìm việc trong 4 tuần qua hoặc không có hoạt động đi tìm việc
trong 4 tuần qua vì lý do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi mà không được.
Hoặc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8
giờ, muốn và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc.
1.2. Giải quyết việc làm:
Mục tiêu giải quyết việc làm là hướng tới có việc làm đầy đủ cho người lào
động, đảm bảo thu nhập ổn định, tiến đến nâng cao mức sống cho người lao động;
dần nâng cao chất lượng việc làm để sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn
nhân lực của đất nước.
Căn cứ vào mục tiêu trên, người ta phân ra việc giải quyết việc làm thành
việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý.
Việc làm đầy đủ là “sự thoả mãn nhu cầu về việc làm của các thành viên có
khả năng lao động trong nền kinh tế”1
. Hiểu theo cách này, việc làm đầy đủ thể
hiện trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động muốn làm việc đều có thể tìm
được việc làm trong một thời gian nhất định. Nhưng nó chỉ nói lên sự giải quyết
việc làm trọng một thời gian nhất định. Nhưng nó chỉ nói lên sự giải quyết việc làm
về mặt số lượng, chưa tính đến việc đó có phù hợp với khả năng, trình độ, sở
trường của người lao động hay không.
Việc làm hợp lý là “việc làm không chỉ tính về mặt số lượng mà còn xét cả
về trình độ, nguyện vọng, năng khiếu của người lao động; đó là sự phù hợp cả về số
lượng và chất lượng các yếu tố con người và vật chất của sản xuất” 2
. Việc làm hợp
lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn hẳn việc làm đầy đủ,
đó là sự phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ.
1
Nguyễn Thị Tú Oanh - Phát triển nguồn nhân lực thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá ở
Việt Nam hiện nay- Học viện Chính trị Quốc gia- Luận án Tiến sĩ – Tr 30
2
Như trên – Tr 31
SV: Tạ Thị Hạnh QLKT 44B 4
GVHD: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
Chính về vậy việc đầu tiên là giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động;
đồng thời cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, chúng ta phải giải quyết
việc làm hợp lý cho người lao động.
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về giải quyết việc làm, dựa
vào mục tiêu trên, theo em giải quyết việc làm bao gồm các hoạt động tác động
hoạt động từ cả 3 phía: Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động nhằm mở rộng
cầu lao động, nâng cao sự phù hợp của cung lao động và phát triển thị trường lao
động; từ giúp đỡ, tạo điều kiện cho người lao động tìm và tự tạo việc làm cho mình.
Đối với thực trạng việc làm của nước ta hiện nay, giải quyết việc làm bao
gồm các hoạt động nhằm chống và giải quyết thất nghiệp ở thành thị và khắc phục
tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn.
1.3. Chính sách việc làm: Là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất
lượng nguồn lực và chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp ở
thành thị và tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn; góp phần tăng
thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Nhà nước đã ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về việc làm để xác định rõ các hoạt động, quyền và nghĩa vụ của
các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực việc làm.
Chính sách việc làm được xây dựng trên quan điểm: giải quyết việc làm cho
người lao động và đó cũng là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn
định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân
dân. Tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế
đầu tư phát triển, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, kết hợp
tăng trưởng việc làm với không ngừng nâng cao chất lượng việc làm. Tăng cường
các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm thông qua thực hiện có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, nhất là các hoạt động tín dụng ưu đãi
để tạo việc làm; thông tin tư vấn và giới thiệu việc làm,...
3 Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc làm –Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-NXB Lao động Xã hội –HN2003-
Tr7
SV: Tạ Thị Hạnh QLKT 44B 5
GVHD: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
2. Một số khái niệm về thanh niên:
2.1. Khái niệm:
Thanh niên là một khái niệm được sử dụng nhiều trong công tác cũng như
trong cuộc sống hàng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau. Tuỳ theo trường hợp, có
khi thanh niên dùng để chỉ một con người cụ thể, có khi lại được dùng để chỉ tính
cách, phong cách trẻ trung của một người nào đấy, hay để chỉ một lớp người trẻ
tuổi.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng
thành”
Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, đặc điểm của từng thời đại
lịch sử, các yếu tố truyền thống của từng quốc gia, dân tộc, ... mỗi nước có quy
định khác nhau về độ tuổi thanh niên.
Ở nước ta, cho đến nay, tuổi thanh niên thường được hiểu đồng nhất với tuổi
đoàn viên (15 – 30 tuổi). Nhưng ngay cả tuổi đoàn viên cũng thay đổi qua các giai
đoạn lịch sử. Sau Cách mạng tháng Tám là 18 – 24 tuổi, sau năm 1954 là 18 – 26
tuổi, sau đó được mở rộng dần từ 18 – 26 tuổi, 16 – 28 tuổi, và hiện nay là 15 – 30
tuổi. Do điều kiện kinh tế, chính trị xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ
bản của tuổi trẻ kéo dài hơn; tuổi thọ bình quân của người dân tăng cao hơn và các
yếu tố khác nên có thể cho rằng độ tuổi 15 – 30 tuổi là phù hợp với thanh niên Việt
Nam.
Hiện nay, Điều lệ của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam quy định độ tuổi
hội viên là dưới 35 tuổi. Ban soạn thảo Luật Thanh niên, trong dự thảo Luật cũng
để nghị tính tuổi thanh niên đến hết tuổi 34.
Trong đề tài này em thống nhất cách hiểu khái niệm thanh niên như sau:
“Thanh niên là một nhóm nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong độ
tuổi 15 – 34 tuổi thuộc mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực
hoạt động xã hội, có vai trò lớn trong xã hội hiện tại và giữ vai trò quyết định sự
nghiệp phát triển trong tương lai của xã hội” 4
4 Chu Xuân Việt – Cơ sở thực tiễn của chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam – NXB Thanh niên – HN 2003 –Tr
18
SV: Tạ Thị Hạnh QLKT 44B 6
GVHD: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
2.2. Luật thanh niên:
Luật số 53/2005/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8. (từ ngày 18/10
đến 29/11 năm 2005).
Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến
30 tuổi. Quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên, trách nhiệm của nhà nước,
gia đình và xã hội đối với thanh niên, tổ chức thanh niên. Luật này áp dụng đối với
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam.
Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm
năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi
dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội.
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải
trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức
công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Quyền và nghĩa vụ của thanh niên:
Trong học tập: Được học tập và bình đẳng về cơ hội học tập. Xung kích tham
gia các chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập. Học
tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, tham gia xây dựng môi
trường văn hoá học đường, trung thực trong học tập.
Trong lao động: Lao động để lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, góp
phần xây dựng đất nước. Tự lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù hợp với khả
năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. Rèn luyện tác phong công nghiệp, năng
lực quản lý, kinh doanh, tuân thủ kỷ luật lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật; nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Trong bảo vệ tổ quốc: Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao
quý của thanh niên, được huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng, thực hiện
nghĩa vụ quân sự, giữ gìn bí mật quốc gia.
Trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường:
Được nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
và đời sống. Trung thực và có tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công
SV: Tạ Thị Hạnh QLKT 44B 7