Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và biện pháp phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành Thương mại điện tử, trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh trong thời kỳ cách mạng 4.0 :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường
PREMIUM
Số trang
168
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1612

Thực trạng và biện pháp phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành Thương mại điện tử, trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh trong thời kỳ cách mạng 4.0 :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH THƯƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ

CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0

Mã số đề tài: 20/1.4 TMDL 01

Chủ nhiệm đề tài: Th.S LÊ THỊ THƯƠNG

Đơn vị thực hiện: KHOA THƯƠNG MẠI –DU LỊCH

Tp. Hồ Chí Minh, 2021

2

3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 20/1.4 TMDL 01, nhóm tác giả đã

nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ rất tận tình. Với tấm lòng chân thành, chúng tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý

khoa học và hợp tác quốc tế, lãnh đạo khoa Thương mại du lịch, Công nghệ thông tin, Thư

viện cùng giảng viên của 2 khoa liên quan đến chuyên ngành Thương mại điện tử đã tận tình

hỗ trợ và tạo mọi điều kiện giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.

Thời gian nghiên cứu không dài, điều kiện khách quan không thuận lợi, vì vậy kết quả

nghiên cứu không tránh khỏi sai sót, nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ các nhà

khoa học, quản lý, các giảng viên và sinh để đề tài hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!

4

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Thực trạng và biện pháp phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành

Thương mại điện tử, trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ công

nghiệp 4.0

1.2. Mã số: 20/1.4 TMDL 01

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 ThS Lê Thị Thương Khoa Thương mại –Du lịch Chủ nhiệm đề tài

2 PGS TS Phan Thị Tố Oanh Khoa Thương mại –Du lịch Thành viên

3 TS Mai Thanh Hùng Khoa Thương mại –Du lịch Thành viên

4 ThS Phan Thanh Huyền Khoa Thương mại –Du lịch Thành viên

5 ThS Đặng Trung Kiên Khoa Thương mại –Du lịch Thành viên

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Thương mại –Du lịch

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng…..năm 2020 đến tháng.... năm 2021

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Không

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 20 triệu đồng.

II. Kết quả nghiên cứu

5

MỤC LỤC

CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI...........................................................................9 ..

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU.......................................................................11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................13.

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU ................................................................................................. 13

1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 13

2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 17

2.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………………………….17

2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………...........17

3. Giả thuyết khoa học.............................................................................................. 17

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 17

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................... 18

5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 18

5.2. Khách thể nghiên cứu…………………………………………………………18

6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 18

6.1. Phạm vi nội dung:.................................................................................................. 18

6.2. Phạm vi khách thể khảo sát ................................................................................... 18

6.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu:............................................................................... 18

7. Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu ................................................... 18

7.1. Phương pháp luận .................................................................................................. 18

7.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 19

8. Công cụ nghiên cứu.............................................................................................. 20

9. Tính mới của đề tài............................................................................................... 20

10. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 21

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 22

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP 4.0 ....................... 22

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết tiến hành nghiên cứu ........... 22

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự học ở nước ngoài............................ 22

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự học ở trong nước ........................... 25

1.2.Khái niệm cơ bản ................................................................................................ 28

1.2.1. Kỹ năng, kỹ năng tự học................................................................................. 28

6

1.2.2. Phát triển kỹ năng tự học của sinh viên.......................................................... 31

1.3. Lý luận về kỹ năng tự học của sinh viên............................................................ 33

1.3.1. Tầm quan trọng của kỹ năng tự học ............................................................... 33

1.3.2. Cấu trúc của kỹ năng tự học ........................................................................... 34

1.3.3. Một số đặc trưng của ngành TMĐT trong thời kỳ công nghiệp 4.0 .............. 35

1.3.4. Đặc điểm cơ bản của sinh viên ngành TMĐT trong thời kỳ công nghiệp 4.038

1.4. Phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên TMĐT................................................. 46

1.4.1. Quan điểm tiếp cận phát triển kỹ năng tự học................................................ 46

1.4.2. Con đường phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên TMĐT .......................... 48

1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành TMĐT trong

thời kỳ công nghiệp 4.0............................................................................................. 50

1.5.1.Yếu tố khách quan........................................................................................... 50

1.5.2.Yếu tố chủ quan............................................................................................... 54

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH THƯƠNG

MẠI –ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI

KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0........................................................................................... 58

2.1.Giới thiệu vài nét về trường ĐHCN TP. HCM và ngành TMĐT của trường ..... 58

2.1.2. Giới thiệu về khoa Thương mại – Du lịch...................................................... 59

2.1.3. Giới thiệu về ngành Thương mại Điện tử ...................................................... 60

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................................... 61

2.2.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu thực trạng................................................. 61

2.2.2. Mẫu nghiên cứu.............................................................................................. 62

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 62

2.3. Thực trạng phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành TMĐT, trường ĐH Công nghiệp

TP Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp 4.0................................................................. 66

2.3.1.Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên TMĐT trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí

Minh. ........................................................................................................................ 66

2.3.2. Thực trạng về sự phát triển kỹ năng tự học của sinh viên TMĐT trường ĐH Công

nghiệp TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp 4.0........................................... 71

2.3.3. Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý về thực trạng việc phát triển kỹ năng tự học của

sinh viên TMĐT ....................................................................................................... 91

7

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành TMĐT, trường

Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp 4.0...95

2.4.1. Về giảng viên.................................................................................................. 94

2.4.2. Về chương trình đào tạo ................................................................................. 95

2.4.3. Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường........................................................... 96

2.4.4. Văn hóa nhà trường ........................................................................................ 97

2.4.5. Về sinh viên ngành TMĐT............................................................................. 98

2.5. Đánh giá chung thực trạng phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành TMĐT, trường

Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ Công nghiệp 4.0.................... 99

2.5.1. Mặt mạnh........................................................................................................ 99

2.5.2. Mặt yếu......................................................................................................... 100

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN

NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ

MINH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0.................................................... 103

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp................................................................................... 103

3.1.1. Định hướng chung ........................................................................................ 103

3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................................... 104

3.2. Một số biện pháp cụ thể ................................................................................... 105

3.2.1. Nâng cao nhận thức, thái độ đối với việc phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên ngành

TMĐT ở trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh....................................... 105

3.2.2. Phát triển kỹ năng thiết lập mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu tự học trên lớp và

ngoài lớp ................................................................................................................. 108

3.2.3. Phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên TMĐT thông qua việc phát triển chương trình

đào tạo và đổi mới phương pháp dạy học .............................................................. 109

3.2.4. Phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên qua việc tổ chức tự học trên lớp ... 114

3.2.5. Phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên TMĐT qua hoạt động trải nghiệm và thực tế

ngoài lớp ................................................................................................................. 117

3.2.6. Phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên qua đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết

bị, công nghệ .......................................................................................................... 118

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp đề xuất.............. 120

3.3.1. Mục đích khảo sát......................................................................................... 120

3.3.2. Nội dung và đối tượng khảo sát ................................................................... 120

8

3.3.3. Phương pháp khảo sát................................................................................... 120

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................... 128

1. Kết luận chung.................................................................................................... 128

1.1. Về lý luận ........................................................................................................ 128

1.2.Về thực trạng .................................................................................................... 128

1.3.Về yếu tố ảnh hưởng ........................................................................................ 129

1.4.Về biện pháp..................................................................................................... 129

2.Khuyến nghị......................................................................................................... 130

2.1. Với Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Công Thương .............................................. 130

2.2.Với trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh................................................. 130

2.3. Với Giảng viên: ............................................................................................... 130

2.4. Với sinh viên ................................................................................................... 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 132

TÓM TẮT ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC

CỦA SINH VIÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP

HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0………………………..137

III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo .................................................... 139

IV. Tình hình sử dụng kinh phí............................................................................... 139

V. Kiến nghị ( về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài) ............................. 139

VI. Phụ lục sản phẩm.............................................................................................. 140

PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 141

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT.......................................................................... 141

PHỤ LỤC 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN........................................................ 151

PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO NGHIỆM................................................................. 159

PHẦN II. BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC............... 167

PHẦN III. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM......................................................................... 168

9

CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

STT Viết tắt Viết đầy đủ

1 SV Sinh viên

2 TMĐT Thương mại điện tử

3 ĐH Đại học

4 TP Thành phố

5 CNTT Công nghệ thông tin

6 TMDL Thương mại du lịch

7 PP Phương pháp

8 CBQL Cán bộ quản lý

10

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG Trang

1 Bảng 2.1 Mức độ quan trọng của kỹ năng tự học đối với sự phát triển bản

thân và nghề nghiệp của sinh viên TMĐT 66

2 Bảng 2.2 Mức độ nhận biết về các kỹ năng tự học của sinh viên ngành

TMĐT 68

3

Bảng

2.3a

Về mức độ và kết quả việc xây dựng mục tiêu tự học theo thời

gian của sinh viên TMĐT 71

4

Bảng

2.3b Mức độ rõ ràng về mục tiêu tự học của sinh viên TMĐT 72

5 Bảng 2.4 Về mức độ và kết quả kỹ năng lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tự

học của sinh viên TMĐT 74

6 Bảng 2.5 Thực trạng mức độ và kết quả phát triển kỹ năng tự học qua học

tập trên lớp của sinh viên TMĐT 76

7 Bảng 2.6 Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh theo

hướng phát triển năng lực của học sinh 79

8 Bảng 2.7 Số giờ tự học/ngày của sinh viên ngành TMĐT 81

9 Bảng 2.8 Việc lựa chọn không gian tự học của sinh viên TMĐT 83

10 Bảng 2.9 Thực trạng phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và phát triển các ý

tưởng sáng tạo của sinh viên TMĐT 84

11 Bảng

2.10

Thực trạng về kết quả thực hiện kỹ năng giao tiếp và làm việc

nhóm của sinh viên TMĐT 87

12 Bảng

2.11

Thực trạng về tự đánh giá mức độ đạt được về kỹ năng tự học của

bản thân 88

13 Bảng

2.12

Đánh giá của sinh viên năm 1 năm 4 về thực trạng việc phát triển

kỹ năng tự học của sinh viên TMĐT 89

13 Bảng

2.13

Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý về thực trạng việc phát

triển kỹ năng tự học của sinh viên TMĐT 90

14 Bảng

2.14

Ảnh hưởng của giảng viên tới sự phát triển kỹ năng tự học của

sinh viên TMĐT 92

15 Bảng

2.15

Sự phù hợp và mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo

ngành TMĐT 94

16 Bảng

2.16

Ảnh hưởng của cơ sở vật chất, thiết bị trong trường tới phát triển

kỹ năng tự học của sinh viên TMĐT 95

17 Bảng

2.17

Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường tới phát triển kỹ năng tự học

của sinh viên TMĐT 96

18 Bảng

2.18

Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại bản thân sinh viên tới sự phát

triển kỹ năng tự học của các em 97

19 Bảng 3.1

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của nhóm biện

pháp nâng cao nhận thức, thái độ đối với việc phát triển kỹ năng tự

học

117

20 Bảng 3. 2

Kết quả khảo nghiệm về biện pháp phát triển kỹ năng thiết lập

mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu tự học trên lớp và ngoài

lớp

118

21 Bảng 3. 3 Kết quả khảo nghiệm về biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho 119

11

sinh viên TMĐT thông qua phát triển chương trình đào tạo và đổi

mới PPDH theo hướng tăng cường dạy tự học cho sinh viên

22 Bảng 3. 4 Kết quả khảo nghiệm biện phát phát triển kỹ năng tự học cho sinh

viên qua việc tự học trên lớp và ngoài lớp

121

23 Bảng 3. 5

Kết quả khảo nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho sinh

viên qua hoạt động trải nghiệm bên ngoài lớp, ngoài trường 122

24 Bảng 3. 6 Kết quả khảo nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho sinh

viên qua đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất

123

12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang

Biểu đồ 2.1 Nhận thức chung về tầm quan trọng của kỹ năng tự học đối với sự

phát triển bản thân và nghề nghiệp của sinh viên TMĐT 65

Biểu đồ 2.2 Mức độ phù hợp về mục tiêu tự học của sinh viên ngành TMĐT 72

Biểu đồ 2.3

Thực trạng thời gian tự học của sinh viên năm 2, trường ĐHCN

TP Hồ Chí Minh 82

Biểu đồ 2.4

Tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện các kỹ năng tự học của SV

ngành TMĐT 91

Biểu đồ 2.5 Biểu đồ kết quả khảo nghiệm các biên pháp đề xuất 124

13

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của kỹ năng tự học đóng vai trò quyết định chất lượng nghề nghiệp cũng

như nhân cách mỗi sinh viên. Tổ chức hoạt động dạy học hướng tới coi trọng sự phát triển kỹ

năng tự học hiệu quả là trách nhiệm không chỉ của sinh viên mà còn nhiệm vụ chủ yếu của

giảng viên, là sứ mạng của của các trường đại học trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện nay.

Theo Nguyễn Cảnh Toàn (2001): “Tự học là động não, suy nghĩ, sử dụng năng lực trí

tuệ và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của chính bản thân người

học một cách chủ động, tích cực cao nhất kể cả trong nhà trường, ngoài nhà trường…nhằm

thay đổi bản thân và đạt mục tiêu đã đặt ra’’ [34]. Cũng theo ông kỹ năng tự học là khả năng

vận dụng hiệu quả những kiến thức, những cách thức, những kinh nghiệm của xã hội trong

những điều kiện học tập khác nhau nhằm phát triển tối đa bản thân và góp phần phát triển xã

hội.

Kỹ năng tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo. Nó là con

đường tối ưu để sớm đưa sự nghiệp giáo dục và nền kinh tế nước ta tiến kịp các nước trong

khu vực và trên thế giới. Thực tế giảng dạy cho thấy dù giảng viên có dạy giỏi, có kiến thức

sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy, nếu sinh viên (SV) không chịu khó học

tập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách học tập độc lập thì chất lượng học

tập cũng không thể cao. Điều kiện học tập tại nhà trường như nhau, cùng chung xu hướng xã

hội nhưng kết quả học tập của sinh viên khác nhau rõ rệt, điều đó phần lớn là do kỹ năng tự

học của mỗi sinh viên. Vì vậy, cách thức rèn luyện kỹ năng (KN) tự học cho sinh viên được đề

cập trong đề tài này sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của giảng

viên và nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong mỗi cá nhân đều tiềm ẩn hệ thống kỹ năng tự học, kỹ năng đó được phát triển

hay không là nhờ vào cách thức học tập của họ. Cách học nhồi nhét sẽ làm người học thui chột

khả năng tự học; trái lại, cách học tự tìm tòi, nghiên cứu, tăng cường quan sát, chú trọng sự

phát triển óc tư duy, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống sẽ phát triển tốt các kỹ

năng tự học của sinh viên.

Ở các trường đại học Việt Nam hiện nay đang đào tạo sinh viên theo tín chỉ. Phương thức

đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy được

tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự

nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương

14

trình. Người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó,

phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Người học là người tiếp nhận kiến thức

nhưng đồng thời cũng là người chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu của

thị trường lao động ngoài xã hội[66]. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm vượt trội nói trên thì

đào tạo theo tín chỉ vẫn còn một vài hạn chế như: Các môn học thường chia nhỏ 2 hoặc 3 hoặc

4…tín chỉ, nên ảnh hưởng đến tính hệ thống của chương trình toàn khóa, mặt khác sinh viên

gặp khó khăn trong sự gắn kết theo khóa học, trong tham gia các hoạt động có tính tập thể.

Chính hạn chế này cũng đòi hỏi sự nỗ lực và tự học ở mỗi sinh viên phải cao hơn hình thức

đào tạo theo niên chế trước kia.

Trong đào tạo theo tín chỉ cách thức dạy - tự học luôn được coi trọng. Người dạy phải

tịch cực đổi mới phương pháp dạy học thì mới giúp người học( sinh viên) đưa ra các lựa chọn

phù hợp, từ đó hiệu quả học tập sẽ tốt hơn. Hiệu quả của các hành động học tập tự học cao hay

thấp tùy thuộc vào kỹ năng thực hiện các hành động đó. Vì vậy việc hình thành kỹ năng trong

học tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy - tự học.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra (từ năm 2000) dựa trên các ngành

công nghệ vật lý, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, với trọng tâm là công nghệ số sử

dụng internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), phân tích dữ liệu lớn

(SMAC). Cuộc cách mạng này đang làm thay đổi mọi mặt hoạt động của con người và tác

động sâu sắc đối với ngành thương mại điện tử, thúc đẩy sự tăng tốc và phân hóa mạnh, cũng

như phân khúc thị trường béo bở, đầy thách thức. Bên cạnh đó tính toàn vẹn dữ liệu và tính

bảo mật là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong thương mại điện tử toàn cầu hiện nay [47].

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản

phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại

điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung

ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ

thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện

đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao

dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết

bị di động như là điện thoại [50].

Ở Việt Nam, ngành Thương mại Điện tử là ngành mới được đào tạo tại một số trường

đại học với 2 đặc trưng rất rõ: “Đó là ngành đào tạo thể hiện sự giao thoa của ngành CNTT

(Thiết kế phần mềm, Web, quản trị hệ thống mạng…) và Quản trị Maketting (quảng cáo, tiếp

15

thị, bán lẻ trực tuyến, trao đổi dữ liệu giữa các doanh nghiệp)”(Kutz,M.2016). Vì thế các nhà

quản trị đại học cũng như giảng viên vẫn còn loay hoay tìm cho mình hướng dạy học giúp sinh

viên ngành Thương mại Điện tử theo kịp tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ số và yêu

cầu khắt khe của thị trường lao động ngành này. Trong khi đó sự ra đời và phát triển mạnh mẽ

các tập đoàn, công ty kinh doanh sử dụng thương mại điện tử trên thế giới và cả ở Việt Nam

thay đổi từng ngày đến chóng mặt như: Amazon.com; Ebay; Walmart; Alibaba; Target.com;

Bestbuy.com; Flipkart.com; Costco; Etsy; IKEA; Cũng như các trang web thương mại điện

tử lớn ở Việt Nam hiện nay như: Shopee; Tiki; Lazada; Thế giới di động; Sendo; FPT Shop;

Điện máy xanh; CellphoneS; Vật giá... Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với vấn đề

đào tạo nhân lực Thương mại Điện tử ở các trường đại học trong đó có trường Đại học Công

nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30/12/2012: Bộ GD & ĐT quyết định chấp thuận việc thành lập ngành TMĐT

của trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh. Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh và

Đại học Thương mại Hà Nội là 2 trường đại học đầu tiên trong cả nước được phép đào tạo

ngành TMĐT. Từ năm 2013 đến thời điểm tháng 12/2020, khoa Thương mại –Du lịch trường

Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tuyển sinh được 8 khóa đại học ngành TMĐT (Khóa

9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16), tổng số sinh viên hiện là: 1.309 sinh viên (Trong đó, có 110 sv

đang ở trạng thái "Thôi học"). Tổng số sinh viên ngành TMDT đã tốt nghiệp (Từ Khóa 9 đến

tháng 12/2020): 335 sinh viên.

Với số lượng cử nhân TMĐT tốt nghiệp ra trường như vậy chưa thể đáp ứng yêu cầu

của thị trường nhân lực cho các doanh nghiệp có sử dụng, ứng dụng thương mại điện tử. Mặt

khác sinh viên TMĐT khi tốt nghiệp tự đánh giá là vẫn chưa đủ kỹ năng giải quyết những vấn

đề khó do thực tiễn xã hội và yêu cầu của ngành TMĐT đặt ra, phải mất một số năm đào luyện

trong môi trường thực tế mới có thể thích nghi.

- Số liệu khảo sát ý kiến sinh viên sau khi ra trường vào tháng 9 năm 2020 của Khoa

Thương mại – Du lịch:

+ Năm 2018: có việc làm 92,7 %, không có việc làm 7,3 %

* 88,5 % sinh viên được khảo sát cho rằng công việc hiện làm phù hợp với chuyên ngành

học

* 11,5 % sinh viên được khảo sát cho rằng công việc hiện làm không phù hợp với chuyên

ngành học

+ Năm 2019 tỷ lệ sinh viên có việc làm 85,4 %, không có việc làm 14,6 %

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!