Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng ứng phó với bạo lực gia đình của phụ nữ huyện kbang, tỉnh gia lai.
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1083

Thực trạng ứng phó với bạo lực gia đình của phụ nữ huyện kbang, tỉnh gia lai.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

----------------

NGÔ THỊ TÂM

THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC

GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ HUYỆN KBANG,

TỈNH GIA LAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

----------------

NGÔ THỊ TÂM

THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC

GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ HUYỆN KBANG,

TỈNH GIA LAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC

MÃ NGÀNH: 605

Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHẠM THỊ MƠ

Đà Nẵng, tháng 5/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Ngô Thị Tâm

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành

cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Th.S Phạm Thị Mơ cùng các thầy

cô giáo trong khoa Tâm lý- giáo dục đã góp ý, chỉ bảo thêm cho em trong quá

trình nghiên cứu.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

Kbang – tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tiếp cận địa

bàn cơ sở, thu thập số liệu. Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Liễu - Chủ tịch Hội

Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, cô Đinh Thị Phiên - Phó chủ tịch Hội Liên

hiệp Phụ nữ huyện Kbang, cô Võ Thị Hoàng - Ủy viên Ban thường vụ Hội

Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang và chị Phạm Thị Mỵ Nương – Uỷ viên Ban

thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang đã ân cần giúp đỡ và động viên

em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô La Thị Hồng – Chủ tịch Hội Liên

hiệp Phụ nữ xã Tơ Tung, cô Phạm Thị Trọng – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

xã Sơn Lang và cô Nguyễn Thị Minh Phong - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

thị trấn Kbang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình điều tra,

nghiên cứu ở cơ sở.

Lời cuối em xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ

em trong quá trình hoàn thành khóa luận.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Ngô Thị Tâm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 2

4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3

6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3

NỘI DUNG....................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................ 4

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................... 4

1.1.1 Trên thế giới............................................................................................. 4

1.1.2. Tại Việt Nam........................................................................................... 8

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản................................................................... 9

1.2.1. Ứng phó................................................................................................... 9

1.2.1.1. Khái niệm về hành vi ứng phó............................................................. 9

1.2.1.2 Chiến lược ứng phó và cách ứng phó ................................................. 11

1.2.1.3. Cấu trúc của hành vi ứng phó ............................................................ 21

1.2.2.Gia đình và bạo lực gia đình .................................................................. 24

1.2.2.1.Gia đình............................................................................................... 24

1.2.2.2. Bạo lực gia đình và bạo lực giữa vợ chồng trong gia đình................ 33

1.2.3. Ứng phó của người phụ nữ trước bạo lực của chồng............................ 41

1.2.3.1. Đặc điểm tâm lý của người trưởng thành .......................................... 41

1.2.3.2.Ứng phó của người phụ nữ trước bạo lực của chồng.......................... 43

Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 48

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU......... 49

2.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu.................................................... 49

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 50

2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................ 50

2.2.1.1. Mục đích của phương pháp nghiên cứu lý thuyết.............................. 50

2.2.1.2. Nội dung của phương pháp nghiên cứu lý thuyết.............................. 50

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................ 50

2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ.......................................................... 50

2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.................................................. 51

2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn- đàm thoại .................................................. 53

2.2.2.4. Phương pháp quan sát ........................................................................ 54

2.2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học........................... 55

3.3. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………55

Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 57

3.1. Thực trạng bạo lực vợ chồng tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai............ 57

3.1.2. Mức độ các hình thức bạo lực của chồng đối với vợ............................ 58

3.1.3. Mức độ chịu các hình thức bạo lực của mỗi cá nhân............................ 64

3.2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực của chồng đối với vợ .......................... 67

3.3. Cách ứng phó của phụ nữ trước các hình thức bạo hành của chồng69

3.3.1. Ứng phó trước hành động bạo lực thân thể (đánh đập) ........................ 69

3.3.2. Ứng phó trước bạo lực tinh thần của người chồng ............................... 72

3.3.3. Ứng phó trước bạo lực tình dục của người chồng ................................ 74

3.3.4. Ứng phó trước bạo lực kinh tế của người chồng .................................. 77

3.3.5. Mức độ hợp lý các cách ứng phó của phụ nữ trước bạo lực từ phía

người chồng..................................................................................................... 79

3.4. Nguyên nhân cách ứng phó trước bạo lực của chồng ở người phụ nữ... 81

3.5. Giải pháp nâng cao khả năng ứng phó trước bạo lực của chồng cho

phụ nữ huyện Kbang, tỉnh gia lai. ............................................................... 83

3.5.1. Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về vấn đề bạo lực và cách ứng phó với

bạo lực của chồng............................................................................................ 83

3.5.2. Nâng cao kỹ năng ứng phó đối với từng hình thức bạo lực của chồng

trong những tình huống bạo lực cụ thể cho chị em thông qua việc tổ chức các

buổi sinh hoạt câu lạc bộ phòng chống bạo lực vợ chồng. ............................. 85

3.5.3. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trung tâm cứu trợ phụ nữ bị

chồng bạo hành................................................................................................ 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 87

1. Kết luận ....................................................................................................... 87

2. Khuyến nghị................................................................................................ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1: Thực trang phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện Kbang từ năm 2010 đến

năm 2013 .................................................................................................57

Bảng 3.2: Mức độ từng hình thức bạo lực của chồng đối với vợ .............................58

Bảng 3.3: Mức độ chịu các hình thức bạo lực của mỗi cá nhân ...............................64

Bảng 3.4: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực của chồng đối với vợ ...............................67

Bảng 3.5: Cách ứng phó của phụ nữ trước hành động bạo lực thân thể (đánh đập)........69

Bảng 3.6: Hình thức ứng phó với bạo lực tinh thần của phụ nữ...............................72

Bảng 3.7: Cách ứng phó trước bạo lực tình dục của người chồng............................75

Bảng 3.8: Cách ứng phó trước bạo lực kinh tế của người chồng..............................77

Bảng 3.9: Mức độ hợp lý của các cách ứng phó của phụ nữ huyện Kbang với các

hình thức bạo lực .....................................................................................80

Bảng 3.10: Nguyên nhân cách ứng phó trước bạo lực của chồng ở người phụ nữ .......81

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1:Biểu đồ thể hiện mức độ từng hình thức bạo hành của chồng đối với vợ....59

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện mức độ chịu các hình thức bạo lực của mỗi cá nhân .......65

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của chồng đối

với vợ ....................................................................................................68

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện cách ứng phó của phụ nữ trước hành động bạo lực

thân thể..................................................................................................70

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện cách ứng phó của phụ nữ trước hình thức bạo lực tinh

thần của chông ......................................................................................73

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ thể hiện cách ứng phó của phụ nữ trước hình thức bạo lực tình

dục của chồng .......................................................................................75

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ thể hiện cách ứng phó của phụ nữ trước hình thức bạo lực kinh

tế của người chồng................................................................................78

Biểu đồ 3.8: Biểu đồ thể hiện mức độ hợp lý của các cách ứng phó của phụ nữ

huyện Kbang với các hình thức bạo lực ...............................................80

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Gia đình là cội nguồn xuất thân của mỗi người, là môi trường xã hội đầu

tiên diễn ra quá trình xã hội hóa tạo nên nhân cách con người. Sống trong gia

đình, tận hưởng không khí đầm ấm và được nuôi dưỡng, dạy dỗ chu đáo, mỗi

người mới lĩnh hội được các giá trị cơ bản của cuộc sống, mới chuẩn bị đầy

đủ những hành trang để hòa nhập vào cuộc sống nhiều lắm những khó khăn

thử thách. Vì vậy mỗi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng

luôn hướng về gia đình, về tổ ấm của mình với tình yêu thương tha thiết và

niềm tự hào mãnh liệt. Tuy nhiên sự khôn lớn, trưởng thành của mỗi người

diễn ra như thế nào còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, đặc biệt là văn hóa

gia đình. Nếu gia đình không yên ấm, các thành viên trong gia đình không

hòa thuận, nhất là quan hệ của cha mẹ luôn xảy ra xung đột dễ làm tổn thương

đến tâm lý của mọi người, con cái mất cảm giác an toàn, sự phát triển, hoàn

thiện nhân cách của chúng gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ những ý nghĩa to lớn ấy, xây dựng một gia đình hạnh phúc,

đầm ấm, vững chãi là trách nhiệm của mọi người, nhất là những bậc làm cha,

làm mẹ.

Rất tiếc trong xã hội đang tồn tại một thực trạng đau lòng, đi ngược lại

với những chuẩn mực xã hội và giá trị đạo đức, đó là nạn bạo lực gia đình,

trong đó có bạo lực giữa vợ chồng. Hiện tượng này làm tan vỡ hạnh phúc của

nhiều gia đình, kìm hãm sự phát triển của mỗi người, đặc biệt là trẻ thơ, ảnh

hưởng không tốt đến cả xã hội.

Mặc dù được xã hội, nhà nước đặc biệt quan tâm, nhưng nạn bạo lực

giữa vợ chồng vẫn rất phức tạp, diễn ra ở bất cứ nơi đâu, từ nông thôn tới

thành thị, từ đồng bằng tới vùng núi, với mọi tầng lớp từ tri thức tới công

nhân, nông dân, từ giàu có đến nghèo khổ. Nguyên nhân của sự tồn tại nạn

2

bạo lực vợ chồng có nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là cách ứng phó

chưa hợp lý của người bị bạo lực, đặc biệt là những trường hợp người phụ nữ

bị chồng đánh đập, xỉ vả. Thực trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng và hành

vi ứng phó của phụ nữ ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai không nằm ngoài qui luật

trên.

Hiện tượng này cần được làm sáng tỏ, để các tổ chức xã hội, nhất là Hội

phụ nữ các cấp có sở khoa học tìm ra những biện pháp giúp chị em nâng cao

nhận thức và có kỹ năng hành xử đúng trước hiện tượng bạo lực của chồng,

nhằm bảo vệ bản thân và hạnh phúc gia đình.

Vì những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng ứng

phó với bạo lực gia đình của phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm sáng tỏ thực trạng và nguyên nhân cách ứng phó với bạo lực của

chồng của phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

- Đề xuất một số giải pháp giúp phụ nữ nâng cao tầm nhận thức và kỹ

năng ứng phó hợp lý trước hiện tượng bạo lực của chồng.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình của phụ nữ huyện

Kbang, tỉnh Gia Lai.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Phụ nữ bị chồng bạo lực ở ba xã: Sơn Lang, Tơ Tung và thị trấn Kbang

thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện hạn chế, chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu đề tài với

phạm vi như sau:

- Nội dung nghiên cứu: Cách ứng phó của phụ nữ với hành vi bạo lực

của chồng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!