Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SHB GIAI ĐOẠN 2007-2011
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
846.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
970

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SHB GIAI ĐOẠN 2007-2011

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Báo cáo thực tập tổng hợp

LỜI MỞ ĐẦU

Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơ bản nền kinh tế với

những chỉ số kinh tế ngày càng khả quan, hệ thống ngân hàng đã đóng một vai trò quan

trọng. Những đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam được coi là khâu đột phá, có

những đóng góp tích cực cho nền kinh tế như:

Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng

bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi

trường đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và

hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động

ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn

vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu

tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng

lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về

chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng

kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm

khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng

trưởng kinh tế của cả nước.

Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động,

góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn tín dụng

cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân

hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn.

Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp,

minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tác bạch với tín dụng

thương mại.

Nhận thức được tầm quan trọng trong vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị

trường hiện nay nên trong đợt thực tập này em đã chọn thực tập tại NHTM Sài Gòn –

Hà Nội (SHB). Qua đó việc được vận dụng giữa lý thuyết và thực tiễn sẽ giúp em có cái

nhìn sâu sắc hơn về chức năng và nghiệp vụ NH. Trong thời gian đầu thực tập tại SHB

Trương Thúy An – Kinh tế đầu tư 50F

1

Báo cáo thực tập tổng hợp

em đã thu thập được những thông tin cần thiết để hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp

này

Để hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

thầy giáo hướng dẫn : PGS.TS.PHẠM VĂN HÙNG và các anh chị trong phòng

Nguồn vốn đã tận tình quan tâm hướng dẫn giúp đỡ em.

Trương Thúy An – Kinh tế đầu tư 50F

2

Báo cáo thực tập tổng hợp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB)

1. Giới thiệu chung về SHB

Tên doanh nghiệp NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI

Tên viết tắt SHB

Tên giao dịch quốc tê SaHaBank

Trụ sở chính Số 77 phố Trần Hưng Ðạo, phường Trần Hưng Ðạo,

quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Điện thoại (04) 39423388

Fax (04) 39410844

Email [email protected]

Website www.shb.com.vn

Logo

Vốn điều lệ 4.815.000.000.000 đồng

Giấy phép hoạt động Số 0041-NH/GP ngày 13/11/1993 của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam

Giấy CNÐKKD Giấy chứng nhận ÐKKD số 1800278630 do Sở Kế

hoạch và Ðầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày

20/10/2010

Ngành nghề kinh doanh:

 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế và dân

cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.

 Phát hành kỳ phiếu có mục đích sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

 Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong nước và

ngoài nước khi được NHNN cho phép.

 Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác.

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất,

kinh doanh trên địa bàn tuỳ theo tính chất và khả năng của nguồn vốn.

 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.

 Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.

 Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng.

 Kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.

 Thực hiện các hoạt động ngoại hối theo Quyết định số 1946/QÐ- NHNN của

Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 09/10/2006.

2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

2.1 Những mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự ra đời và trưởng thành của SHB:

Trương Thúy An – Kinh tế đầu tư 50F

3

Báo cáo thực tập tổng hợp

• 13/11/1993: Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái (tiền thân của Ngân hàng

thươngmại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)) được thành lập theo giấy phép số

0041/NH/GPngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp

và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.

• 20/01/2006: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số

93/QÐ- NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thương mại Cổ

phần đô thị, từ đó tạo được thuận lợi cho SHB có điều kiện nâng cao năng lực về

tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát

triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng

TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành phố Cần Thơ, trung tâm tài chính

- tiền tệ của khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long.

• 22/7/2008: Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận việc Ngân hàng

TMCP Sài Gòn - Hà Nội chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội.

Việc đặt trụ sở chính tại Hà Nội sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho SHB tiếp cận với

các cơ hội phát triển và nâng cao vị thế của mình khi đây là trung tâm kinh tế, tài

chính, chính trị của cả nước và là nơi hội tụ nhiều tổ chức kinh tế, tài chính hàng

đầu trong và ngoài nước. Ðồng thời đây cũng là mốc đánh dấu bước ngoặt mới

của SHB từ sau chuyển đổi ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên đô thị,

tạo một trong những bước tiến đầu tiên trong mục tiêu trở thành tập đoàn tài

chính đa năng vào năm 2015.

• Năm 2009: Là ngân hàng thứ 3 trong khối TMCP Việt Nam chính thức niêm yết

200 triệu cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Thành lập và chính thức

đưa vào hoạt động công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Sài gòn- Hà Nội

(SHAMC).

• Năm 2010: Triển khai thành công và chính thức đưa vào hoạt động hệ

CoreBanking (Intellect) và hệ thống Công nghệ thẻ mới (SmartVista) đánh dấu

một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ ngân

hàng.

- Phát hành thành công 150.000.000 cổ phiếu nâng tổng vốn điều lệ lên gần 3.500

tỷ đồng.

- Phát hành thành công 1.500 tỷ VNĐ trái phiếu chuyển đổi.

- Thành lập và chính thức đưa vào hoạt động công ty SHB Land

• Năm 2011: Vốn điều lệ tăng đạt 4.815 tỷ đồng. Trên nền tảng tài chính vững

mạnh, SHB đạt mức lợi nhuận trước thuế trên 1.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước

Trương Thúy An – Kinh tế đầu tư 50F

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!