Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng sử dụng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (aba) trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
KHOA TÂM LÝ – ÁO DỤC
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Thực trạng sử dụng phƣơng pháp phân tích hành vi ứng
dụng (ABA) trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện
tâm thần thành phố à Nẵng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Liên
Chuyên ngành: Tâm lý iáo dục
Ngƣời hƣớng dẫn : Lê Thị Phi
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
2
Phần 1. P ẦN MỞ B
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, TK đang là một vấn đề được quan tâm nhiều trong xã hội và cũng
được xem là một trong các dạng rối loạn tâm thần ở trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh rất
lo lắng vì con mình có những hành vi kỳ lạ mà họ không thể hiểu được. TK là một
dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự
phát triển của trẻ nhưng nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội.
Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về khả năng phát triển của não bộ
tiến triển trong ba năm đầu của trẻ, có thể xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào mà không
phụ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ của cha mẹ và TK cũng được xếp vào nhóm
các loại tàn tật của trẻ em. (Theo tuyên ngôn trong hội nghị về sức khoẻ tại Alma Ata
1978).
Trung bình cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc ở bé trai cao gấp
3-4 lần bé gái. Theo ước tính hiện nay chỉ riêng tại Hoa Kỳ, cứ 54 bé trai sẽ có một bé
được chẩn đoán mắc TK. (Theo số liệu của Kaplan & Saddock - Concise Texbook of
Clinical Psychiatry, Lippincott Williams & Wilkins, USA 2004) [3], [9], [15].
Tại Hoa Kỳ, người ta ước tính cứ 88 trẻ sẽ có một trẻ được chẩn đoán mắc TK
khiến trẻ em mắc TK cao hơn so với tổng số trẻ bệnh ung thư, bệnh tiểu đường và
AIDS cộng lại. Trong vòng 2 năm qua tỷ lệ này tăng 23%. Không có một lý giải chắc
chắn nào cho sự gia tăng này, mặc dù có thể cho là do phương pháp chẩn đoán được
cải thiện hơn hay là do ảnh hưởng của môi trường.
Theo thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc TK được chẩn đoán
tại đây là 1/150 và con số này ngày càng tăng.
Việc phát hiện sớm, đánh giá đúng và CT sớm tàn tật ở trẻ em ngày nay đang là
mục tiêu chung của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm giảm thiểu sự tác động của
khiếm khuyết, tăng cường khả năng của trẻ tàn tật hội nhập xã hội và khắc phục hậu
quả của tàn tật ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng dân số và sự phát triển chung của xã
hội.
3
Tại cơ sở khoa tâm thần trẻ em, hiện tại số lượng trẻ TK nhập viện ngày càng
tăng. Điều đó đã thôi thúc các nhà khoa học – bác sĩ, NTL và chuyên viên tâm lý… có
những suy nghĩ tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm nhanh chóng đưa các em hòa
nhập với cộng đồng.
Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị và giáo dục trẻ TK,
như phương pháp Teacch, phương pháp Pecs, phương pháp DIR, phương pháp CT
hành vi của Katherine, phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)... Trong đó,
phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là phương pháp tương đối đơn giản,
hiệu quả và chi phí không cao có thể được áp dụng cho trẻ TK, giúp trẻ từng bước
vượt qua được những vấn đề nêu trên, trở về với cuộc sống bình thường.
Do đó tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng sử dụng phƣơng pháp phân tích
hành vi ứng dụng (ABA) trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần thành
phố à Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả phương pháp phân tích hành vi ứng dụng
(ABA) trong CT trẻ TK (03 tháng) tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của kết quả điều trị.
- Đề xuất các biện pháp mở rộng ứng dụng phương pháp ABA nhằm tác động
tích cực để giảm bớt những tác hại của TK và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ
TK.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, người nghiên cứu đề ra những nhiệm vụ phải
thực hiện như sau:
3.1. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài TK: nguyên nhân, triệu
chứng, mức độ biểu hiện, hậu quả và biện pháp điều trị.
Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến CT trẻ TK.
3.2. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp ABA: sự ra đời, mục
tiêu tác động, cấu trúc, mục đích, nội dung, hiệu quả và sự mở rộng phương pháp
trong thực tiễn.
3.3. Đánh giá thực trạng s dụng phương pháp.
4
3.4. Tìm hiểu sự chuyển biến theo hướng tích cực ở trẻ TK trước và sau khi s dụng
phương pháp ABA ở bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
4. ối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) với tư cách phải CT và chữa
trị cho trẻ TK.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình điều trị TK cho cho trẻ TK tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà
Nẵng.
4.3. Khách thể khảo sát
- 39 trẻ được chẩn đoán TK được khám và điều trị tại bệnh viện tâm thần thành
phố Đà Nẵng và được CT bằng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) trong
thời gian ba tháng. (Nhóm can thiệp).
- 21 trẻ được chẩn đoán TK đến khám tại bệnh viện nhưng chỉ tham gia điều trị
bằng thuốc trong thời gian ba tháng. (Nhóm đối chứng).
- Các bác sĩ, chuyên viên tâm lý thực hành phương pháp phân tích hành vi ứng
dụng ABA tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng (10 bác sĩ, chuyên viên).
4.4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện tâm thần thành
phố Đà Nẵng.
- Thời gian: từ đầu tháng 1 năm 2013 đến đầu tháng 4 năm 2013.
5. iả thuyết khoa học
Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là phương pháp điều trị hiệu
quả trong CT đối với trẻ TK tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
6. iới hạn đề tài
TK là một phạm trù rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động của con người
và TK luôn len lỏi trong nhiều đối tượng: trẻ em, học sinh, bệnh nhân tâm thần...
Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu về cơ sở lý luận
và việc vận dụng phương pháp ABA trong CT từ đó tìm hiểu sự chuyển biến theo
hướng tích cực ở trẻ TK trước và sau khi s dụng phương pháp ABA trong CT nhằm
5
tác động tích cực để giảm bớt những tác hại của TK và nâng cao chất lượng cuộc sống
của trẻ TK ở bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đã nêu, đề tài được s dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp lý thuyết dùng phân tích các tư liệu thu thập được nhằm
hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trẻ nhằm tìm hiểu thêm những thông tin về trẻ cũng như tiến triển về
TK. Đối với phương pháp này, người nghiên cứu trò chuyện với một số trẻ tại bệnh
viện được nghiên cứu. Nội dung xoay quanh vấn đề về mức độ biểu hiện khi bị TK và
khả năng CT TK của phương pháp ABA hiện nay. Qua đó có thêm những thông tin cụ
thể, sinh động để bổ sung và khẳng định cho những kết luận về những chuyển biến
tích cực khi s dụng phương pháp ABA trong CT cho trẻ TK.
7.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính khảo sát mức độ biểu hiện và phương pháp ABA
hướng dẫn các phương pháp để trẻ thoát khỏi tình trạng trì trệ khi thực hiện các hoạt
động và từ đó làm cho trẻ hoạt động tích cực hơn.
Bảng thang đánh giá mức độ TK (Child Hood Autism Rating Scale-Cars) chính
là công cụ nghiên cứu của đề tài.
7.2.3. Phƣơng pháp điều tra hồ sơ trẻ
- Mục đích: điều tra hồ sơ trẻ nhằm tìm hiểu về đặc điểm và những tiến bộ của
trẻ. Từ đó, xác minh những thông tin thu được sau khi phỏng vấn sâu các bác sĩ,
CVTL.
- Nội dung: điều tra kế hoạch tiến trình thực hiện phương pháp ABA; sổ theo
dõi sự tiến bộ hàng tháng của trẻ.
7.2.4. Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia
6
Xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của các biện
pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng mở rộng phương pháp ABA.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Phân tích, tổng hợp số liệu, các kết quả điều tra về định lượng dùng để x lý số
liệu nghiên cứu của đề tài. S dụng toán thống kê để x lý các số liệu thu thập được,
tất cả các số thống kê được x lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính excel.
Dùng phần mềm máy tính SPSS13 để so sánh mức độ tương quan, độ lệch
chuẩn, giá trị P để đánh giá kết quả.
Phương pháp được s dụng chủ yếu trong việc thống kê x lý số liệu để đánh
giá trẻ TK và mức độ hiệu quả của phương pháp ABA qua quá trình điều trị.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3
chương nội dung chính.
Chương 1. Cơ sở lý luận về phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)
trong can thiệp điều trị tự kỷ.
Chương 2. Thực trạng s dụng phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)
trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Các biện pháp mở rộng việc s dụng phương pháp phân tích hành vi
ứng dụng (ABA) trong can thiệp trẻ tự kỷ tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.
7
Phần 2. P ẦN NỘ DUN
Chƣơng . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ P ƢƠN P ÁP P ÂN TÍC N V ỨN
DỤN (ABA) CAN T ỆP TRON ỀU TRỊ TỰ KỶ
1.1. Tổng quan các nghiên cứu phƣơng pháp ABA
ABA được gắn liền với tên tuổi của 2 tác giả là Ivar Lovass và Catherine
Maurice. Tuy nhiên, nguồn gốc của ABA là chủ thuyết hành vi (Behaviorisme). Ba tác
giả Ivan Pavlov, John B. WatSon và B.F. Skinner là những nhà tiên phong đã khám
phá, đề xuất, nghiên cứu và ứng dụng những nguyên lý của chủ thuyết tâm lý này.
ABA là một phương pháp hành vi để điều trị TK. Đây là một trong những
phương pháp tâm lý phân tích chức năng dựa trên mô hình tâm lý về thay đổi hành vi
của Skinner. ABA như là một phương pháp điều trị TK để làm gia tăng các hoạt động
thích thú cho bệnh nhân bị TK.
Phương pháp ABA do tác giả Ivar Lovass và các bạn đồng nghiệp đã nghiên
cứu và phát triển, vào những năm 1990, nhằm áp dụng chủ thuyết hành vi của Skinner
và I.Pavlov vào lĩnh vực giáo dục và sư phạm.
ABA là phương pháp tiếp cận có tính chất hành vi dựa trên cơ sở lý thuyết cho
rằng tất cả các hành vi đều phải học và các hành vi này được điều khiển bởi các điều
kiện tiền đề và hậu quả của chúng. Nền tảng của thuyết này là tư tưởng cho rằng có thể
giảm việc học thành sự nhắc lại những câu trả lời trong các tình huống quen thuộc và
được hỗ trợ bằng các phần thưởng. Theo cách này, có thể phân tích một việc phải học
thành những bước nhỏ có thể s dụng như là một chương trình học cho trẻ. Mỗi bước
có thể định hình thông qua sự củng cố hợp lý.
Vào những năm 60 của thế kỉ 20, Charles Ferster, Ivan Lovass, Montrose Wolf
và Todd Risley đã bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu về tiếp cận phân tích hành vi. Tuy
nhiên, chỉ đến những năm 1980, ABA mới được coi là một phương pháp CT cho TK.
Tiến sĩ Ivan Lovass, một nhà TLH, đã lần đầu tiếp áp dụng tiếp cận ABA cho
người mắc chứng TK, tại khoa TLH, trường đại học California - Los Angeles vào năm
1987.
8
Ý tưởng của Lovass là thông qua phương pháp ABA, các kỹ năng xã hội và
hành vi có thể được dạy dỗ, luyện tập, thậm chí đối với những trẻ mắc chứng TK nặng.
Thực tế cho thấy đến thời điểm hiện nay, đây là phương pháp CT hiệu quả nhất
đối với trẻ TK.
ABA là danh hiệu do 3 chữ hoa đầu tiên của 3 từ ngữ được ghép lại với nhau:
Applied Behavior Analalysis.
Từ thứ nhất là Analysis: có nghĩa là phân tích, khảo sát, đo lường, quan sát và
xác định điều nào cần làm, cần nói và cần dạy, để thành quả có thể đạt mức độ mong
muốn tối đa.
Từ thứ hai là Behavior: có nghĩa là hành vi cụ thể và khách quan bên ngoài. Nói
khác đi, hành vi là tất cả những gì chúng ta có thể (đếm, đo, cân, lường), nghĩa là quan
sát, ghi nhận một cách khoa học và khách quan từ bên ngoài.
Từ thứ ba là Applied: có nghĩa là được áp dụng, ứng dụng và s dụng. Nhất c
nhất động, mỗi một lời nói, liếc nhìn, việc làm… đều phải được nghiên cứu, khảo sát
và chuẩn bị một cách kỹ càng. NCT khi tiếp xúc và trao đổi với trẻ em, không thể tùy
tiện, hay là tùy cơ ứng biến. Mỗi sự việc, hiện tượng (đến trước - Antecedent) hay là
(đến sau - Consequence), đối với một hành vi của trẻ em (Behavior), đều phải được s
dụng và biến thành những kích thích có hiệu năng đặc biệt (Discriminative Stimulus)
hay là những yếu tố củng cố và tăng cường (Reinforcer), đối với việc học tập và tiến
bộ của trẻ em.
Phương pháp ABA đã nổi lên như là một CT hiệu quả cho chứng rối loạn TK.
Gần đây, Johnny Matson và các đồng nghiệp của mình đã công bố gần 550 các
công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học để chứng minh hiệu quả của phương
pháp này khi áp dụng CT cho những người mắc chứng TK.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nó có hiệu quả như gói điều trị đầy đủ
nhận thức hành vi (CBT).
Phương pháp ABA gồm các buổi CT ít hơn, đơn giản hơn, chi phí thấp hơn và
có hiệu quả cao hơn gói CBT mà các chuyên gia đã thực hiện.
1.2. Các vấn đề lý thuyết về tự kỷ
1.2.1. Khái niệm tự kỷ