Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng quản lí hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non ngoài công lập ở quận tân bình, thành phố hồ chí minh.
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
804

Thực trạng quản lí hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non ngoài công lập ở quận tân bình, thành phố hồ chí minh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 7-12

7

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TRẺ

TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP Ở QUẬN TÂN BÌNH,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mai Thị Mộng Thu - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 05/04/2019; ngày sửa chữa: 19/04/2019; ngày duyệt đăng: 25/04/2019.

Abstract: Taking nurture and care of the children in kindergartens in general and in non-public

kindergartens in particular is an especially important activity, which affects directly to children’s

all-round development. The article presents the survey result of the reality of managing children

nurture and care activities in non-public kindergartens at Tan Binh District, Ho Chi Minh City.

Research results are a practical basis to propose measures to improve the quality of children nurture

and care activities at these kindergartens.

Keywords: Management, nurturing and caring for children, non-public kindergarten.

1. Mở đầu

Trong những năm qua, hệ thống giáo dục mầm non

ngoài công lập (MNNCL) đã và đang khẳng định vai trò,

vị trí của mình, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội,

giảm tình trạng quá tải cho các trường mầm non công

lập. Tuy nhiên, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo

dục tại các cơ sở giáo dục MNNCL hiện nay chưa cao,

đặc biệt là khâu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ (NDCST) đang

có nhiều hạn chế. Do đó, cần thiết phải quản lí (QL) hoạt

động theo đúng Điều lệ trường mầm non, đảm bảo sự

công bằng trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

dục mầm non nói chung và giáo dục MNNCL nói riêng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm học 2017-2018,

Thành ủy đã ra Công văn số 854-CV/TU ngày

27/11/2017 về chỉ đạo tăng cường công tác QL nhà nước,

rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo

dục, bảo vệ trẻ em tại các cơ sở MNNCL [1]; UBND

Thành phố cũng ra Công văn số 7427/KH-UBND ngày

02/12/2017 về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm

sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục MNNCL [2].

Riêng tại quận Tân Bình, UBND quận đã ra Kế hoạch số

267/KH-UBND-VX ngày 22/12/2017 về việc kiểm tra,

chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ

sở giáo dục MNNCL [3]; từ đó, Phòng GD-ĐT quận Tân

Bình đã ra Kế hoạch số 300/KH-GDĐT-MN ngày

28/3/2018 về việc kiểm tra hoạt động các trường

MNNCL năm học 2017-2018 [4].

Như vậy, vấn đề NDCST tại các trường MNNCL

luôn được Đảng và chính quyền địa phương quan tâm.

Do đó, cần đánh giá lại một cách khách quan thực trạng

QL hoạt động NDCST tại các trường MNNCL quận Tân

Bình, TP. Hồ Chí Minh để có cơ sở thực tiễn cho việc đề

xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động này,

góp phần xây dựng uy tín của trường MNNCL, giúp cho

trường tồn tại và phát triển bền vững.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng

- Mục tiêu khảo sát: Nhằm làm rõ thực trạng QL hoạt

động NDCST tại các trường MNNCL trên địa bàn quận

Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

- Nội dung khảo sát: 1) Khảo sát nhận thức của cán bộ

quản lí (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV) và cha mẹ

học sinh (CMHS) về tầm quan trọng của hoạt động

NDCST; 2) Khảo sát thực trạng QL hoạt động NDCST.

- Thời gian và địa bàn khảo sát: Khảo sát được tiến

hành vào thời điểm tháng 12/2018 tại 10 trường MNNCL

ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Bông

Hồng, Hươu Vàng, Minh Quang, Ngôi Sao, Hiền Minh,

Hương Hồng, Gấu Bông, Vũ Trụ Xanh, Học Viện Sài

Gòn, BamBi - K300.

- Đối tượng khảo sát: 23 CBQL nhà trường (10 hiệu

trưởng, 13 phó hiệu trưởng), 124 GV (trong đó có 22 tổ

trưởng chuyên môn), 27 NV và 97 CMHS tại 10 trường trên.

- Phương pháp khảo sát:

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đối tượng

khảo sát được yêu cầu trả lời các câu hỏi với các mức độ

theo thang điểm được quy ước cụ thể như sau: 1 điểm -

Hoàn toàn không đồng ý/ Kém; 2 điểm - Không đồng ý/

Yếu; 3 điểm - Có phần đồng ý/ Trung bình; 4 điểm - Đồng

ý/ Khá; 5 điểm - Hoàn toàn đồng ý/ Tốt. Điểm trung bình

(ĐTB) được chia ra 5 mức độ: 1-1,80 điểm: Hoàn toàn

không đồng ý/ Kém; 1,81-2,60 điểm: Không đồng ý/ Yếu;

2,61-3,40 điểm: Có phần đồng ý/ Trung bình; 3,41-4,20

điểm: Đồng ý/ Khá; 4,21-5,0 điểm: Hoàn toàn đồng ý/ Tốt.

Sau khi thu được số liệu, chúng tôi tổng hợp và tính ra

ĐTB, độ lệch chuẩn (ĐLC) và xếp hạng (XH) các nội dung.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này

được tiến hành nhằm làm rõ hơn kết quả thu nhận từ bảng

hỏi. Khách thể phỏng vấn gồm: 3 CBQL và chuyên viên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!