Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng pháp luật về tiền lương tối thiểu ở việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trịnh Thị Mai Hương
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Phạm Trọng
Nghĩa, người Thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện
Luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Thầy, Cô giảng dạy Lớp
cao học ứng dụng khóa 24 đã truyền đạt cho em những kiến thức rất bổ ích và tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Cục quan hệ lao động và tiền lương, gia đình,
bạn bè đã tạo điều kiện, động viên giúp em hoàn thành Luận văn một cách tốt nhất.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù đã rất cố gắng
nhưng với kiến thức lý luận, chuyên môn và kinh nghiệm thực tế vẫn còn nhiều hạn
chế nên không thể tránh khỏi những sai sót.
Kính mong Quý Thầy, Cô đóng góp ý kiến để bài luận văn của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRỊNH THỊ MAI HƯƠNG
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Tiền lương tối thiểu chung từ năm 1995 - 2013 (vì từ 2013 ko có
lương tối thiểu chung)
Bảng 2: Tiền lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở) từ năm 2013 - 2018
Bảng 3: Tiền lương tối thiểu vùng qua các năm từ năm 2009 - 2018
Hình 1: Tốc độ tăng tiền lương tối thiểu vùng, chỉ số giá, và GDP (%)
Hình 2: Quá trình biến đổi tiền lương tối thiểu vùng, chỉ số giá, và GDP (so
với năm 2008)
Hình 3: Tốc độ tăng lương tối thiểu và tốc độ tăng năng suất lao động gia
đoạn 2006 – 2018
Hình 4: Phân phối mức tiền lương/tiền công hàng tháng
MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................................5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................................6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU
1.1 Khái niệm về tiền lương tối thiểu ......................................................................................7
1.1.1 Tiền lương ...................................................................................................................7
1.1.2 Tiền lương tối thiểu ..................................................................................................11
1.2 Phân loại tiền lương tối thiểu .......................................................................................... 15
1.2.1 Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu ..........................15
1.2.2 Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố thì tiền lương tối thiểu ...................17
1.3 Bản chất, vai trò của tiền lương tối thiểu .........................................................................17
1.4 Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu ................................................................................18
1.5 Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu ......................................................................19
1.6 Pháp luật về tiền lương tối thiểu ở một số quốc gia trên thế giới ....................................22
1.6.1 Luật Tiền lương tối thiểu ở Nhật Bản .......................................................................22
1.6.2 Luật Tiền lương tối thiểu ở Hàn Quốc ......................................................................24
1.6.3 Luật Tiền lương tối thiểu ở Trung Quốc ...................................................................26
Kết luận chương 1 ..........................................................................................................28
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM
2.1 Những vấn đề pháp lý về tiền lương tối thiểu theo pháp luật Việt Nam hiện hành .........30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tiền lương tối thiểu ở Việt Nam ..................30
2.1.2 Pháp luật Việt Nam hiện hành về Tiền lương tối thiểu ............................................37
2.2 Thực trạng thi hành pháp luật về tiền lương tối thiểu tại Việt Nam trong thời gian gần
đây. .........................................................................................................................................47
2.2.1 Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng qua các năm gần đây ......................47
2.2.2 Áp dụng tiền lương tối thiểu .....................................................................................52
2.2.3 Nhìn nhận và đánh giá chung ...................................................................................54
2.2.4 Tốc độ tăng lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng tương đối cao ..............58
2.2.5 Tốc độ tăng lương tối thiểu thực tế cao hơn so với tốc độ tăng năng suất lao động
thực tế ................................................................................................................................60
2.2.6 Chính sách lương tối thiểu chưa được các doanh nghiệp tuân thủ một cách chặt chẽ
...........................................................................................................................................61
2.2.7 Lương tối thiểu chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và
gia đình họ .........................................................................................................................63
Kết luận chương 2 ..........................................................................................................64
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI
HÀNH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
3.1 Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu ........ 66
3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu phải đáp ứng điều kiện kinh tế - xã hội
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .............................................................................66
3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu phải kết hợp hài hoà giữa yếu tố kinh tế
và yếu tố xã hội ..................................................................................................................67
3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu
cho người lao động trên cơ sở hài hoà lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao
động ...................................................................................................................................67
3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu phải có tính khả thi .............................67
3.2. Một số nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu .....................................68
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về tiền lương tối thiểu ...69
3.3.1 Kiến nghị liên quan đến xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về tiền
lương tối thiểu ....................................................................................................................70
3.2.2 Kiến nghị liên quan đến tổ chức, thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về tiền lương tối thiểu .................................................................................................76
Kết luận chương 3 ..........................................................................................................78
1
PPHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức lao động Quốc tế (viết tắt là ILO) là một cơ quan chuyên môn của Liên
Hiệp quốc, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến lao động. Nhiệm vụ chính của
ILO là tăng cơ hội có việc làm tốt và thu nhập cho mọi người trong điều kiện tự do,
công bằng, an toàn và đảm bảo nhân phẩm.
Kể từ khi được thành lập năm 1919, tiền lương tối thiểu đã là sự quan tâm chính
của ILO, “các điều khoản về mức tiền lương đủ sống” đã được nêu trong bản Hiến
chương của ILO như một sự cải thiện về điều kiện lao động để đấu tranh với bất ổn xã
hội và thúc đẩy hòa bình. Hiện nay, ILO có 185 thành viên, Việt Nam từng là thành
viên của ILO trong hai giai đoạn 1950-1976 và 1980-1985.Đến năm 1992, nước ta
quay trở lại làm thành viên của tổ chức này. Điều này cho thấy, sự cần thiết của các
chính sách về lao động, đặc biệt là tiền lương tối thiểu của ILO có tầm ảnh hưởng như
thế nào tới các quy định về mức tiền lương tối thiểu tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, đáp ứng mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên, tiền lương tối thiểu được ghi nhận một cách đầy đủ, toàn
diện trong văn bản quy phạm pháp luật đó là Bộ luật Lao động năm 1994. Theo đó,
“mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm
công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản
đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ
để tính các mức lương cho các loại lao động khác”. Khái niệm này được coi là định
hướng để Chính phủ đưa ra các điều chỉnh về mức lương tối thiểu sau này sao cho có
thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình của họ.
Kể từ năm 2006 - nay, mức lương tối thiểu ở nước ta được quy định thành hai loại
là mức lương tối thiểu chung (Bộ luật Lao động năm 2012 gọi là mức lương cơ sở) và
mức lương tối thiểu vùng. Từ đó đến nay, Nhà nước đã liên tục có những thay đổi về
mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ trượt giá nhanh, chỉ số giá sinh
hoạt tăng lên đáng kể dẫn đến mức lương tối thiểu của người lao động chưa đáp ứng
được nhu cầu, mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.