Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng nghèo của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên theo cách tiếp cận đa chiều
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên mục: Kinh tê & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 03 (2017)
29
THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO CÁCH
TIẾP CẬN ĐA CHIỀU
Nguyễn Hữu Thu1
,
Lê Thị Phƣơng2
Tóm tắt
Việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tạo điều kiện để
nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của
người dân. Xác định nghèo theo chuẩn đa chiều sẽ tạo thêm nhiều thách thức mới cho công tác giảm
nghèo. Bài viết sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để phân tích thực trạng và nguyên
nhân dẫn tới tình trạng nghèo của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên theo cách tiếp cận đa chiều, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác giảm nghèo phù hợp hơn với tình hình mới.
Từ khóa: Nghèo, nghèo đa chiều, tiếp cận, hộ nông dân, Thái Nguyên.
THE STATUS OF POVERTY LEVEL OF RURAL HOUSEHOLDS IN THAI NGUYEN
PROVINCE: A MULTIDIMENSIONAL APPROACH
Abstract
The promulgation of multidimensional poverty line in Vietnam for the period 2016-2020 has facilitated
the identification of more precise and accurate poor households and has increased access to basic
social services for the local residents. The identification of poor households based on the
multidimensional poverty criteria will create more challenges for poverty reduction. This paper used
qualitative and quantitative methods to analyse the status and the causes of poverty among rural
households in Thai Nguyen province using multidimensional approach, thereby proposing effective
solutions to promote the poverty reduction.
Key words: Poverty, multidimensional poverty, approach, rural households, Thai Nguyen
1. Đặt vấn đề
Nghèo là một trong những rào cản lớn làm
giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng
cũng như mỗi quốc gia (Đặng Nguyên Anh,
2016). Trước đây nghèo đói thường được đo
lường thông qua tiêu chí thu nhập hoặc chi tiêu.
Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi
tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy
ra bằng tiền Người nghèo hay hộ nghèo là những
đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn
chuẩn nghèo. Cách thức đo lường này đã duy trì
trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn
chế (Bộ LĐTB&XH, 2015)
Với việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận từ
đơn chiều (tiêu chí về thu nhập) sang đa chiều
(cả về thu nhập và sự thiếu hụt các dịch vụ xã
hội cơ bản gồm y tế, giáo dục, nhà ở, nước
sạch, vệ sinh, thông tin) áp dụng cho giai đoạn
2016-2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐTTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính
phủ, các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn
với các loại dịch vụ xã hội cơ bản Tuy nhiên,
việc thay đổi chuẩn nghèo từ đơn chiều sang đa
chiều đã đặt ra cho Việt Nam nói chung và Thái
Nguyên nói riêng nhiều vấn đề cần giải quyết
như: Tỷ lệ nghèo sẽ tăng lên (tăng gần gấp đôi
so với hiện tại); cần phải điều chỉnh các chính
sách giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều;
xây dựng và ban hành các chính sách, hệ thống
giải pháp giảm nghèo phù hợp với tình hình
mới
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bên cạnh những thông tin thứ cấp nghiên cứu
này còn sử dụng các thông tin sơ cấp được thu
thập, điều tra trực tiếp từ các hộ nghèo trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua bảng câu hỏi
được chuẩn bị sẵn.
Để xác định quy mô số hộ điều tra, trong
nghiên cứu này, số hộ điều tra được tính toán dựa
trên công thức Slovin (Trần Chí Thiện, 2013).
n =
N
(1+N.e2
)
Trong đó: n: Số mẫu cần điều tra
e: Giới hạn sai số chọn mẫu
N: Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh Thái Nguyên
(theo chuẩn nghèo quy định tại QĐ 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015)
Giả thiết sai số cho phép < 10%, trong nghiên
cứu này, lựa chọn sai số là 5%.
n n =
42.080
= 396 (hộ)
(1+42.080*0,052
)
Tổng số hộ điều tra tính được theo công thức
Slovin là 396 hộ (số liệu 2016) Để làm tròn số
chúng tôi tăng quy mô điều tra lên 400 hộ.
Nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương
pháp chọn mẫu hệ thống, với bước nhảy k = 20
và điểm khởi đầu là hộ có số thứ tự là 10 trong
danh sách.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chia địa
bàn nghiên cứu của tỉnh Thái Nguyên thành 3
vùng trên cơ sở căn cứ vào 2 tiêu chí: (i) Đặc