Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng năng lực giảng dạy chương trình địa lý 10 của Giáo viên một số tỉnh khu vực Đông Bắc
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
421.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1720

Thực trạng năng lực giảng dạy chương trình địa lý 10 của Giáo viên một số tỉnh khu vực Đông Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Việt Tiến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 3 – 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10 CỦA GIÁO

VIÊN MỘT SỐ TỈNH KHU VỰC ĐÔNG BẮC

Nguyễn Việt Tiến*

Trường c(( Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong bài báo này tác giả phân tích đánh giá năng lực giảng dạy của GVĐL Trung học phổ thông ở

một số tỉnh miền núi phía Bắc trước đòi hỏi của Chương trình và nội dung SGK Địa lí lớp 10. Theo ý

kiến của tác giả, nội dung SGK Địa lí 10 hiện nay có những điểm mới và khó hơn so với trước. Kết

quả khảo sát ở một số tỉnh khu vực Đông Bắc cho thấy, có một tỉ lệ không nhỏ giáo viên địa lí chưa

nắm chắc kiến thức cơ bản của một số nội dung trong SGK, vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng

dạy đặc biệt khả năng sử dụng công nghệ thông tin cũng gặp không ít khó khăn. Từ thực tế đó, cần

phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên. Để

các đợt tập huấn đạt hiệu quả tốt, nội dung tập huấn cần phù hợp với nhu cầu mong muốn của giáo

viên trên cơ sở các ý kiến đề nghị của họ.

Từ khoá: “năng lực”, “tập huấn”, “giảng dạy ”.

*

* Nguyễn Việt Tiến, Tel: 0912530956,

Khoa Đị a lý trường ĐHSP - ĐHTN

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng

yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong

thời kỳ hội nhập, những năm gần đây ngành

giáo dục - đào tạo nước ta đang tích cực triển

khai việc giảng dạy theo nội dung chương

trình, sách giáo khoa mới đối với tất cả các

môn học, trong đó có Địa lí lớp 10.

Thực tế hiện nay cho thấy, có không ít giáo

viên (GV) địa lý THPT trong cả nước, nhất

là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc

gặp nhiều khó khăn cả về nội dung kiến thức

cũng như phương pháp giảng dạy khi tiếp

cận thực hiện theo chương trình, sách giáo

khoa mới. Nghiên cứu đánh giá để thấy được

thực trạng mức độ nắm kiến thức cũng như

phương pháp dạy học và khả năng vận dụng

các phương pháp dạy học tích cực, khả năng

sử dụng công nghệ thông tin trong giảng

dạy của giáo viên nhằm làm cơ sở góp phần

nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng

thường xuyên cho giáo viên địa lí THPT ở

các tỉnh miền núi phía Bắc là nhiệm vụ quan

trọng, có ý nghĩa thiết thực.

Xuất phát từ những trình bày trên, chúng tôi

đã tiến hành khảo sát thực trạng năng lực

giảng dạy của giáo viên dạy Địa lí 10 tại 3

tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn và Hà Giang.

2. VÀI NÉT VỀ CÁC TỈNH ĐƯỢC KHẢO

SÁT

2.1. Tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh được tái lập năm 1997, gồm 1

thị xã và 07 huyện, có tổng diện tích tự nhiên

là 4 857,2 km2

, dân số 306 nghìn người, mật

độ trung bình: 63 người/km2 (năm 2007). Dân

cư chủ yếu sống ở nông thôn trong các làng,

bản; tỉ lệ dân cư thành thị thấp, chiếm 15,6%

số dân của tỉnh. Mặc dù thu nhập bình quân

đầu người tăng trong những năm gần đây,

nhưng năm 2005 mới đạt 3,655 triệu đồng/

người.Toàn tỉnh có 15 trường THPT, cụ thể:

14 trường THPT công lập (trong đó gồm

01 trường THPT nội trú, 01 trường THPT

chuyên) và 01 trường THPT dân lập. Tổng số

giáo viên địa lí dạy ở các trường THPT: 34

người. Trừ một số trường như THPT thị xã

Bắc Kạn, Ba Bể, Chợ Mới, Na Rì, Chợ Đồn có

từ 3 - 4 giáo viên địa lí, còn lại phần lớn mỗi

trường có 02 GV, thậm chí có những trường

chỉ có 01 GV như THPT Bộc Bố, THPT Bình

Trung, THPT Dân t ộc nội trú, THPT Yên Hân.

Vì vậy, GV địa lí của nhiều trường phải dạy cả

ba khối từ lớp 10 đến lớp 12.

2.2. Tỉnh Lạng Sơn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!