Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_____________
Trần Thị Gấm
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_____________
Trần Thị Gấm
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ MINH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tp. HCM tháng 09 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Lê Thị Minh Hà
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng
viên đã giảng dạy chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự
quan tâm, tận tình giúp đỡ của quý thầy cô đang công tác tại phòng Khoa học
công nghệ - Sau đại học và khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên chuyên ngành Tâm lý
– Giáo dục trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã cộng tác, giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu thực trạng của để tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp cao học Tâm lý
khóa 21 trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình đặc biệt là ba mẹ tôi – những người đã tạo điều kiện cho tôi được
đi học và là nguồn động viên lớn nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu luận văn này.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở nước ngoài................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở Việt Nam ..................... 9
1.2. Cơ sở lý luận của mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc ........................... 13
1.2.1.Nhận thức......................................................................................... 13
1.2.1.1. Khái niệm............................................................................. 13
1.2.1.2. Quá trình biện chứng của nhận thức .................................... 15
1.2.1.3. Các mức độ nhận thức theo thang đo của Benjamin Bloom 17
1.2.2.Trí tuệ cảm xúc ................................................................................ 33
1.2.2.1. Khái niệm............................................................................. 33
1.2.2.2. Biểu hiện của trí tuệ cảm xúc............................................... 36
1.2.2.3. Vai trò của trí tuệ cảm xúc ................................................... 43
1.2.3.Nhận thức về trí tuệ cảm xúc ........................................................... 45
1.2.3.1. Khái niệm............................................................................. 45
1.2.3.2. Các mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc theo thang đo
Bloom .................................................................................. 45
1.2.4.Đặc điểm nhân cách của sinh viên................................................... 49
1.2.4.1. Đặc điểm nhân cách của sinh viên nói chung ...................... 49
1.2.4.2. Đặc điểm nhân cách của sinh viên chuyên ngành Tâm lý –
Giáo dục và Tâm lý học ...................................................... 53
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ NHẬN
THỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC Ở SINH
VIÊN KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................... 56
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................................... 56
2.2. Thể thức nghiên cứu.................................................................................. 56
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................ 56
2.2.2.Công cụ nghiên cứu .................................................................. 57
2.2.3.Cách tính điểm .......................................................................... 58
2.2.4.Cách xử lý số liệu...................................................................... 59
2.3. Thực trạng mức độ nhận thức đối với một số vấn đề của trí tuệ cảm xúc ở
sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM............................ 59
2.3.1.Mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên....................................... 59
2.3.1.1. Mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên trên tổng thể ...... 59
2.3.1.2. Mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên trên phương diện
so sánh giữa các năm........................................................... 71
2.3.2.Mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên...................................... 72
2.2.2.1. Mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trên tổng thể ..... 72
2.2.2.2. So sánh mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc giữa các năm............. 88
2.3.3.Mối quan hệ giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên .......... 92
2.3. Mức độ biểu hiện của một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về trí tuệ cảm
xúc của sinh viên........................................................................................ 93
2.4. Một số biện pháp giúp sinh viên phát triển hiểu biết về trí tuệ cảm xúc và
vận dụng trong học tập và cuộc sống ...................................................... 101
2.4.1.Cơ sở đề xuất biện pháp................................................................. 101
2.4.2.Một số biện pháp cụ thể................................................................. 102
2.4.2.1. Xây dựng chuyên đề riêng về trí tuệ cảm xúc.................... 102
2.4.2.2. Tăng tính thực hành trong giờ học Trí tuệ cảm xúc........... 103
2.4.2.3. Phát huy tính tích cực của người học ................................. 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 112
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐSP : Cao đẳng Sư phạm
ĐH : Đại học
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐHQG : Đại học Quốc gia.
ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
KN : Khái niệm
NXB : Nhà xuất bản
P : Mức ý nghĩa
THPT : Trung học phổ thông
TLGD : Tâm lý – Giáo dục
Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
∑ : Tổng số
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng và thành phần khách thể nghiên cứu................................. 56
Bảng 2.2. Mức độ biết Trí tuệ cảm xúc của sinh viên ...................................... 60
Bảng 2.3. Mức độ biết khái niệm trí tuệ cảm xúc của sinh viên....................... 60
Bảng 2.4. Mức độ biết khái niệm “nhận biết cảm xúc” của sinh viên.............. 61
Bảng 2.5. Mức độ biết khái niệm “hiểu cảm xúc” của sinh viên...................... 63
Bảng 2.6. Mức độ biết khái niệm “làm chủ cảm xúc” của sinh viên................ 64
Bảng 2.7. Mức độ biết khái niệm “điều khiển cảm xúc” của sinh viên............ 65
Bảng 2.8. Điểm trung bình mức độ biết về trí tuệ cảm xúc của sinh viên........ 66
Bảng 2.9. Sự phân bố tần số các mức độ biết về trí tuệ cảm xúc của SV......... 67
Bảng 2.10. Sự phân bố tần số các mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh
viên theo phương diện năm học ....................................................... 68
Bảng 2.11. So sánh mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên theo năm học.... 71
Bảng 2.12. Mức độ chuyển dịch khái niệm”nhận biết cảm xúc” sang những biểu
hiện cụ thể......................................................................................... 73
Bảng 2.13. Mức độ chuyển dịch khái niệm “hiểu cảm xúc” sang những biểu
hiện cụ thể......................................................................................... 74
Bảng 2.14. Điểm trung bình mức độ chuyển dịch khái niệm “làm chủ cảm xúc”
sang những biểu hiện cụ thể của các năm ........................................ 75
Bảng 2.15. Điểm trung bình mức độ chuyển dịch khái niệm “điều khiển cảm
xúc” sang những biểu hiện cụ thể..................................................... 76
Bảng 2.16. Mức độ giải thích khái niệm “nhận biết cảm xúc” qua những tình
huống cụ thể ..................................................................................... 77
Bảng 2.17. Mức độ giải thích khái niệm “hiểu cảm xúc” qua những tình huống
cụ thể ................................................................................................ 79
Bảng 2.18. Mức độ giải thích khái niệm “làm chủ cảm xúc” qua những tình
huống cụ thể ..................................................................................... 80
Bảng 2.19. Mức độ giải thích khái niệm “điều khiển cảm xúc” qua những tình
huống cụ thể ..................................................................................... 82
Bảng 2.20. Điểm trung bình mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên ........... 83
Bảng 2.21. Sự phân bố tần số các mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của SV ............ 84
Bảng 2.22. So sánh mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên giữa các năm học
.......................................................................................................... 88
Bàng 2.23. Tương quan giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên............ 92
Bảng 2.24. Đánh giá của sinh viên khoa TLGD trường ĐHSP TP. HCM về mức
độ quan trọng của trí tuệ cảm xúc .................................................... 96
Bảng 2.25. Điểm trung bình mức độ đánh giá vai trò của trí tuệ cảm xúc của SV
.......................................................................................................... 96
Bảng 2.26. Mức độ quan tâm đến lĩnh vực trí tuệ cảm xúc của sinh viên.......... 97
Bảng 2.27. Điểm trung bình mức độ quan tâm của sinh viên đối với lĩnh vực
TTCX................................................................................................ 98
Bảng 2.28. Mức độ tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên ......... 98
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ biết các khái niệm liên quan đến trí tuệ cảm xúc
của sinh viên................................................................................. 60
Biểu đồ 2.2. Mức độ biết khái niệm “trí tuệ cảm xúc” của sinh viên............... 61
Biểu đồ 2.3. Mức độ biết khái niệm “nhận biết cảm xúc” của sinh viên ......... 62
Biểu đồ 2.4. Mức độ biết khái niệm “hiểu cảm xúc” của sinh viên ................. 63
Biểu đồ 2.5. Mức độ biết khái niệm “làm chủ cảm xúc” của sinh viên ........... 64
Biểu đồ 2.6. Mức độ biết khái niệm “điều khiển cảm xúc” của sinh viên ....... 65
Biểu đồ 2.7. Sự phân bố tần số các mức độ biết về trí tuệ cảm xúc của
sinh viên ....................................................................................... 67
Biểu đồ 2.8. Sự phân bố tần số các mức độ biết trí tuệ cảm xúc của SV
năm 1............................................................................................ 69
Biểu đồ 2.9. Sự phân bố tần số các mức độ biết trí tuệ cảm xúc của SV
năm 2............................................................................................ 69
Biểu đồ 2.10. Sự phân bố tần số các mức độ biết trí tuệ cảm xúc của SV
năm 3............................................................................................ 70
Biểu đồ 2.11. Sự phân bố tần số các mức độ biết trí tuệ cảm xúc của SV
năm 4............................................................................................ 70
Biểu đồ 2.12. Điểm trung bình mức độ chuyển dịch khái niệm “nhận biết
cảm xúc” qua những biểu hiện cụ thể của các năm ..................... 74
Biểu đồ 2.13. Điểm trung bình mức độ chuyển dịch khái niệm “điều
khiển cảm xúc” qua những biểu hiện cụ thể của các năm .......... 77
Biểu đồ 2.14. Điểm trung bình mức độ giải thích khái niệm “nhận biết
cảm xúc” qua những tình huống cụ thể của các năm................... 78
Biểu đồ 2.15. Điểm trung bình mức độ giải thích khái niệm “hiểu cảm
xúc” qua những tình huống cụ thể của các năm .......................... 80
Biểu đồ 2.16: Điểm trung bình mức độ giải thich khái niệm “làm chủ cảm
xúc” qua những tình huống cụ thể của các năm ......................... 81
Biểu đồ 2.17. Điểm trung bình mức độ giải thích khái niệm “điều khiển
cảm xúc” qua những tình huống cụ thể của các năm................... 83
Biểu đồ 2.18. Điểm trung bình mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của các năm ........ 84
Biểu đồ 2.19. Sự phân bố tần số các mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh
viên............................................................................................... 85
Biểu đồ 2.20. Sự phân bố tần số các mức độ hiểu trí tuệ xúc của SV
năm 1............................................................................................ 86
Biểu đồ 2.21. Sự phân bố tần số các mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của SV
năm 2............................................................................................ 86
Biểu đồ 2.22. Sự phân bố tần số các mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của
sinh viên năm 3 ............................................................................ 87
Biểu đồ 2.23. Sự phân bố tần số các mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của SV
năm 4............................................................................................ 88
Biểu đồ 2.24. So sánh điểm trung bình mức độ hiểu khái niệm “nhận biết
cảm xúc” giữa các năm ................................................................ 89
Biểu đồ 2.25. So sánh điểm trung bình mức độ hiểu khái niệm “hiểu cảm
xúc” giữa các năm....................................................................... 89
Biểu đồ 2.26. So sánh điểm trung bình mức độ hiểu khái niệm “làm chủ
cảm xúc” giữa các năm ................................................................ 90
Biểu đồ 2.27. So sánh mức độ hiểu khái niệm “điều khiển cảm xúc” giữa
các năm......................................................................................... 90
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học là nâng cao hiệu
quả đào tạo các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao phục vụ các ngành kinh tế,
khoa học và văn hóa cho xã hội. Luật Giáo dục cũng chỉ rõ: “Đào tạo trình độ đại
học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức
chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực
vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn” [52 tr.27].
Mặt khác giáo dục đại học đồng thời cũng giúp sinh viên phát triển nhận thức,
lĩnh hội những kinh nghiệm văn hóa lịch sử của loài người nhằm phát triển nhân
cách toàn diện của người chuyên gia trong tương lai. Mỗi ngành nghề được đào tạo
trong trường đại học đều có một hệ thống những giá trị, những chuẩn mực, yêu cầu
riêng đối với người học để có thể thích ứng tốt với nghề nghiệp mình đã lựa chọn.
Xã hội hiện đại phát triển với một tốc độ ngày càng nhanh chóng, nhu cầu vật
chất và tinh thần của con người cũng được nâng cao, trong đó đời sống tinh thần,
tâm lý ngày càng được chú trọng. Theo đó những ngành nghề phục vụ cho đời sống
tâm lý, tinh thần của con người ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chuyên ngành Tâm
lý – Giáo dục là một trong những chuyên ngành chính được đào tạo trong các
trường đại học, trong đó có trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Với
chuyên ngành này, người học có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp
khác nhau như dạy học, làm chuyên gia tư vấn, nhà trị liệu tâm lý, tham vấn học
đường, quản trị nhân sự… Dù làm bất cứ công việc nào, các chuyên gia trong lĩnh
vực này đều có chung đối tượng phục vụ là con người, trong đó có những người có
hoàn cảnh tâm lý hết sức đặc biệt như rối nhiễu tâm lý, gặp khó khăn trong các mối
quan hệ gia đình và xã hội…. đòi hỏi ở những người chuyên gia tâm lý – giáo dục
một mặt phải có kiến thức chuyên môn và khả năng ứng xử, mặt khác phải nhận
biêt, làm chủ và điều khiển những trạng thái cảm xúc của bản thân của người khác.
2
Khả năng nhận biết, thấu hiểu cảm xúc của người khác và điều chỉnh được cảm xúc
của mình còn gọi là trí tuệ cảm xúc.
Từ lâu nay, khả năng về học vấn được xem như là yếu tố chủ yếu tạo nên sự
thành công của một người trong hoạt động nghề nghiệp và đời sống cá nhân. Chính
vì thể, các nền giáo dục đã được thiết kế trên cơ sở cung cấp cho người học càng
nhiều càng tốt kiến thức khoa học, năng lực sáng tạo, kỹ năng phân tích, suy luận.
Kết quả của mô hình giáo dục này đã cung cấp cho xã hội những con người có chỉ
số thông minh cao. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học giáo dục, điều đó chưa thật sự
là hoàn hảo. Sự phát triển mạnh mẽ của khái niệm trí tuệ cảm xúc hay chỉ số cảm
xúc đã phần nào làm thay đổi niềm tin về khả năng quyết định của chỉ số thông
minh trong việc dự đoán thành công của một người. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng chỉ số cảm xúc mới thực sự thể hiện năng lực của một người vào công
việc và cuộc sống. Các nhà tâm lý học đưa ra dẫn chứng từ một nghiên cứu thần
kinh học, cảm xúc là một chất xúc tác không thể thiếu được cho khả năng tư duy và
lập luận của não bộ. Ở nhiều nước phương Tây, giáo dục kiến thức và nghề nghiệp
gắn liền với việc nâng cao chỉ số cảm xúc từ lâu đã được áp dụng. Các bài kiểm tra
và phỏng vấn tuyển dụng được đưa vào nội dung nhằm thăm dò trí tuệ cảm xúc chứ
không đơn thuần chỉ kiểm tra kiến thức và kỹ năng chuyên môn như trước đây.
Theo xu hướng này, ở nước ta hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về những biểu
hiện trí tuệ cảm xúc đặc biệt là biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Tuy nhiên
trong nhiều công trình nghiên cứu, kết quả là mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của
sinh viên chủ yếu đạt mức trung bình hoặc dưới trung bình, chỉ có một số ít đạt ở
mức cao hoặc rất cao. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do sinh
viên thiếu hiểu biết về trí tuệ cảm xúc. Hơn nữa việc giúp sinh viên nâng cao chỉ số
cảm xúc trong quá trình học tập chưa thực sự được quan tâm trong các nhà trường
hiện nay.
Đối với chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục nói riêng và khoa Tâm lý – Giáo dục
nói chung, do những đặc trưng của ngành nghề đào tạo, việc trang bị cho sinh viên
kiến thức và kỹ năng về trí tuệ cảm xúc trở thành một trong những nội dung trọng
3
tâm của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, việc vận dụng sự hiểu biết về trí tuệ cảm
xúc trong học tập và trong cuộc sống thực tế không phải sinh viên nào cũng có thể
đạt ở mức độ tốt.
Chính vì vậy việc tìm hiểu mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên
khoa Tâm lý – Giáo dục vừa có ý nghĩa đánh giá lại hiệu quả đào tạo, vừa giúp sinh
viên nhận ra thực trạng nhận thức về trí tuệ cảm xúc của chính bản thân mình, từ đó
có kế hoạch rèn luyện và phát triển khả năng hiểu biết và vận dụng trong cuộc sống,
học tập và chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng mức độ nhận thức về
trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục
đối với một số vấn đề của trí tuệ cảm xúc từ đó đề xuất một số biện pháp giúp sinh
viên thay đổi nhận thức về trí tuệ cảm xúc, tăng cường vận dụng trí tuệ cảm xúc
trong học tập và cuộc sống.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng mức độ nhận thức đối với một số vấn đề
của trí tuệ cảm xúc ở sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 chuyên ngành Tâm
lý – Giáo dục và sinh viên năm 1 chuyên ngành Tâm lý học trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh năm học 2011 - 2012.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức của sinh
viên đối với một số vấn đề liên quan đến những khái niệm của trí tuệ cảm xúc ở 2
mức độ biết và hiểu.
4.2. Địa bàn nghiên cứu: trường Đại học Sư phạm Tp. HCM