Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 121-127
121 Email: [email protected]
THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TRONG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Nguyễn Thị Hằng Phương - Đinh Xuân Lâm
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Ngày nhận bài: 11/5/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 20/5/2019.
Abstract: The article presents the study results of stress level of 786 12th grade students in Da
Nang City. Survey results show that 71.9% of students were stressed at different levels. The rate
of female students was stressed more than male students; the students with average education are
more stressed than students with good education. Symptoms of stress are usually headache,
abdominal pain, opposition, teasing, sadness, boredom, tiredness, forgetfulness ... The main reason
is that they are worried about the national high school exam. The measure to reduce stress is the
most chosen by students is to motivate themselves and exchange with exam advisory
organizations, learning clubs and group counseling activities.
Keywords: Stress, learn, stress in learning, 12th grade students.
1. Mở đầu
Lứa tuổi học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT)
là lứa tuổi có nhiều ảnh hưởng tới tương lai của mỗi cá
nhân. Ở lứa tuổi này, các em phải đáp ứng nhiều yêu cầu
của cuộc sống như mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hay
những trăn trở của bản thân, trong đó kết quả học tập là
mối quan tâm hàng đầu của các em và nó có ý nghĩa
quyết định đến các yếu tố khác.
Ở trường phổ thông, HS cần độc lập, tự giác đáp ứng
với các nhiệm vụ học tập. Đặc biệt, đối với HS lớp 12 thì
không chỉ đáp ứng nhu cầu hiểu biết, yêu cầu của nhiệm
vụ học tập mà còn đáp ứng nhiệm vụ chọn nghề. Do vậy,
nhiều HS phải đối diện với những khó khăn tâm lí dẫn
đến các rối loạn về mặt tâm thể như: rối loạn lo âu, trầm
cảm, căng thẳng… Những rối loạn tâm thể sẽ ảnh hưởng
đến kết quả học tập, đến đời sống hiện tại và tương lai
sau này của các em.
Trong nhiều năm qua, việc tìm hiểu căng thẳng nói
chung và căng thẳng của HS nói riêng đã thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và cũng đạt được
nhiều thành tựu cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên,
để có thể phân tích rõ hơn về mức độ căng thẳng trong
học tập của HS lớp 12 trên địa bàn TP. Đà Nẵng, chúng
tôi tiến hành khảo sát thực trạng, biểu hiện, nguyên nhân
và mức độ ảnh hưởng của căng thẳng đến đời sống của
các em, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giúp HS tránh
được những ảnh hưởng xấu của căng thẳng, giúp các em
có trạng thái tâm lí bình thường, ổn định để học tập tốt
hơn, thực hiện ước mơ của bản thân. Bài viết nghiên cứu
mức độ căng thẳng trong học tập của HS lớp 12 trên địa
bàn TP. Đà Nẵng. Các số liệu sử dụng trong bài viết này
được rút ra từ kết quả nghiên cứu đề tài Thử nghiệm hoạt
động tư vấn tâm lí cho HS trước kì thi THPT Quốc gia,
Mã số B2017-ĐN03-15, thuộc Quỹ Phát triển Khoa học
và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm về “căng thẳng”
Theo Hinkle L.E. (1977) [1]: Hiện tượng căng thẳng
đã có từ thuở ban sơ trong lịch sử phát triển nhân loại.
Hiện nay, trên thế giới có ba hướng nghiên cứu cơ bản
về căng thẳng: hướng thứ nhất tiếp cận căng thẳng dưới
góc độ sinh học có nhóm tác giả Walter Cannon (1920),
họ đã mô tả một cách khoa học về cách con vật và con
người phản ứng với mối nguy hiểm từ bên ngoài; tác
giả Hans Selye (1945) quan niệm, căng thẳng như một
trạng thái bên trong cơ thể; Irwin và Linvnat (1987) cho
thấy có vô số tác nhân căng thẳng đã làm giảm sự tuần
hoàn của tế bào [1]; hướng thứ hai xem căng thẳng như
sự tác động từ môi trường. Tại Anh, vào những năm
1990, trung bình có khoảng 15% đến 20% công nhân bị
căng thẳng đến mức ngã bệnh và phải nghỉ việc trong
các nhà máy [1]; hướng thứ ba xem căng thẳng như quá
trình tâm lí - quá trình tương tác giữa con người và thế
giới khách quan, trong đó chủ thể nhận thức sự kiện,
hiện tượng từ môi trường, huy động tiềm năng của mình
để ứng phó [1].
Bàn về vấn đề căng thẳng của HS, sinh viên, tác giả
Brian Gillispie (2001) cho rằng, ở các trường học, cơ sở
giáo dục, cần có người hỗ trợ tâm lí cho người học, vì
những vấn đề người học băn khoăn [2]. Nghiên cứu của
Tổ chức The Washington Post, Quỹ Kaiser Family và
Đại học Harvard, Hoa Kì thực hiện khảo sát hơn một nửa
số thanh thiếu niên khu vực Washington the District
(2005), cho thấy: 58% nói rằng trường học là nguyên
nhân lớn nhất gây căng thẳng cho các em [3].