Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng Marketing và một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing của công ty CPTM và PTDN-
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Xây dựng chiến lược marketing là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi
doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an
toàn.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải
biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Thông qua
chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những
cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa
nền kinh tế. Vai trò của marketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực
hiện các hoạt động đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm
của các nhà quan trị kinh doanh.
2. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu chung.
Những vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp cụ thể để xây dựng
kế hoạch marketing trong doanh nghiệp thương mại, nghiên cứu cơ sở hình thành
các chính sách, biện pháp về chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch marketing; bên
cạnh đó, để phân tích thực trạng tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch
marketing của công ty, nhận thức được mặt mạnh cũng như mặt yếu cần khắc phục
trong vấn đề này.
- Mục tiêu cụ thể
Tình hình thị trường và hoạch định kế hoạnh Marketing cho công ty.
Tìm hiểu chiến lược marketing của công ty.
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
“Thực trạng Marketing và một số giải pháp hoàn thiện chính sách
Marketing của công ty CPTM và PTDN- FBS Hà Nội .”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: trong nội bộ doanh nghiệp chủ yếu vào phòng Marketing
của công ty…
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 07-02 đến ngày 10-04-2010.
4. Nội dung nghiên cứu
- Lý luận chung về marketing và chiến lược marketing.
- Phân tích thực trạng marketing ở công ty
- Chiến lược marketing của công ty trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Tài liệu thứ cấp: các văn bản, giáo trình có liên quan đến Marketing và chiến
lược Marketing của công ty.
+ Giáo trình môn Marketing.
+ Giáo trình môn kế toán tài chính.
+ Giáo trình môn kế toán tổng hợp.
+ Giáo trình môn phân tích hoạt động kinh doanh….
Và một số tài liệu tham khảo khác.
- Tài liệu sơ cấp: các tài liệu, số liệu của phòng Marketing, phòng nhân sự, phòng
kế toán tài chính…
5.2. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp thống kê.
2
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
+ Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Phương pháp tính lợi nhuận, doanh thu của công ty.
+ Phương pháp tính giá khấu hao, tài sản cố định.
+ Phương pháp tổng hợp và đánh giá các tài liệu có liên quan.
3
Nội dung
Chương I : Lý luận chung về marketing và chiến lược marketing
I. Những vấn đề cơ bản về marketing
1. Khái niệm marketing.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về marketing, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế và
nhận thức khác nhau mà người ta có những cách định nghĩa marketing khác nhau.
Sự khác nhau không chỉ ở mức độ chi tiết mà còn phản ánh ở nội dung mà nó chứa
đựng. nhưng ai cũng công nhận rằng marketing ra đời là nhằm hỗ trợ có hiệu quả
cho hoạt động thương mại, bán hàng và tiêu thụ sản phẩm.
Trải qua nhiều giai đoạn, thuật ngữ marketing được đề cập đến như
marketing bán hàng, marketing bộ phận. Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học kỹ
thuật, trình độ tổ chức quản lý và với trình độ tiên tiến của nền công nghiệp hiện
đại, marketing công ty hay marketing hiện đại ra đời. Theo quan điểm mới này,
hoạt động marketing đã có bước phát triển mạnh cả về lượng và chất, giải thích một
cách đúng đắn hơn ý nghĩa mà nó chứa đựng. ta có thể định nghĩa marketing như
sau:
“Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu
của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu
thụ để điều khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất
tới các khách hàng hoặc người tiêu thụ”(theo e.j mccarthy).
Và để ứng dụng marketing hiện đại vào lĩnh vực thương mại của các tổ chức
kinh tế, có thể chấp nhận khái niệm marketing thương mại:
“Marketing thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động
nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của
một tổ chức trên cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà
thương mại và người tiêu thụ”.
4