Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Lâm Sản Ngoài Gỗ Tại Xã Kiên Mộc Huyện Đình Lập Tỉnh Lạng Sơn
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
776

Thực Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Lâm Sản Ngoài Gỗ Tại Xã Kiên Mộc Huyện Đình Lập Tỉnh Lạng Sơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã

được chỉ rõ nguồn gốc.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.

Lạng Sơn, ngày 20 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh

ii

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Thực trạng khai thác và sử dụng Lâm sản ngoài gỗ tại xã Kiên

Mộc, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn” được hoàn thành tại Trường Đại học

Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm nghiệp,

khóa 20 (2012-2014).

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự

qua tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học và các thầy cô

giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, các bạn bè đồng nghiệp và các cán bộ địa

phương tại xã Kiên Mộc huyện Đình Lập nơi tác giả thực hiện luận văn.

Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và

giúp đỡ quý báu đó.

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Lê

Xuân Trường, người thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm

quý báu, những ý tưởng trong nghiên cứu khoa học giúp tác giả hoàn thành

luận văn.

Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứu

còn hạn chế, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu

nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả

rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để

cho luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan............................................................................................................... i

Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii

Mục lục...................................................................................................................... iii

Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ vi

Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ vi

Danh mục các bảng .................................................................................................. vii

Danh mục các hình.................................................................................................. viii

Danh mục các biểu đồ ............................................................................................. viii

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................3

1.1. Trên thế giới .........................................................................................................3

1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ ............................................................................3

1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ ..............................................................................3

1.1.3. Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ........................4

1.1.4. Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ................................................6

1.1.5. Các nghiên cứu về sử dụng bền vững, giải pháp nâng cao vai trò của LSNG..9

1.2. Ở trong nước ......................................................................................................10

1.2.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ.......................................................................10

1.2.2. Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam...................................................11

1.2.3. Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ .........................13

1.2.4. Tình hình quản lý Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam...........................................15

1.3. Một số nghiên cứu về LSNG tại tỉnh Lạng Sơn.................................................17

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ..........................................................................................................................19

2.1. Mục tiêu .............................................................................................................19

2.1.1. Mục tiêu chung:...............................................................................................19

iv

2.1.2. Mục tiêu cụ thể:...............................................................................................19

2.2 Nội dung..............................................................................................................19

2.2.1. Đánh giá thực trạng LSNG tại xã Kiên Mộc. .................................................19

2.2.2. Các chính sách, hoạt động quản lý, phát triển LSNG tại xã Kiên Mộc. .........20

2.2.3. Kiến thức bản địa về sơ chế, sử dụng LSNG tại địa phương..........................20

2.2.4. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG

tại khu vực.................................................................................................................20

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................20

2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20

2.4.1. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu................................................20

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................21

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................24

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN

CỨU ..........................................................................................................................26

3.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................26

3.1.1. Vị trí địa lý. .....................................................................................................26

3.1.2. Địa hình...........................................................................................................26

3.1.3. Khí hậu ............................................................................................................27

3.1.4. Thuỷ văn..........................................................................................................27

3.1.5. Thổ nhưỡng ....................................................................................................27

3.1.6. Tài nguyên rừng ..............................................................................................27

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................28

3.2.1. Điều kiện dân sinh...........................................................................................28

3.2.2. Điều kiện kinh tế .............................................................................................28

3.2.3. Cơ sở hạ tầng...................................................................................................29

3.3. Đánh giá nhận xét chung....................................................................................31

3.3.1. Thuận lợi .........................................................................................................31

3.3.2. Khó khăn .........................................................................................................31

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................33

v

4.1. Thực trạng tài nguyên LSNG ở xã Kiên Mộc....................................................33

4.1.1. Hiện trạng tài nguyên LSNG phân bố tự nhiên tại xã Kiên Mộc...................33

4.1.2. Thực trạng sử dụng các loài cây LSNG phân theo nhóm mục đích sử dụng35

4.1.3. Thực trạng khai thác các loài cây LSNG .......................................................50

4.1.4. Phân tích thị trường LSNG tại địa phương .....................................................53

4.1.5. Thực trạng gây trồng và phát triển LSNG ......................................................54

4.2. Hiệu quả các hoạt động quản lý, phát triển LSNG tại địa phương ....................56

4.2.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ LSNG.....................................................56

4.2.2. Đánh giá hiệu quả các chính sách, hoạt động phát triển LSNG tại Kiên Mộc60

4.3. Kiến thức bản địa về sơ chế, bảo quản và sử dụng LSNG tại địa phương. .......62

4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cho các loài cây LSNG .......................67

4.4.1. Phân tích những thuận lợ, khó khăn trong phát triển LSNG tại địa phương ..68

4.4.2. Lựa chọn loài LSNG ưu tiên trong bảo tồn và phát triển ...............................69

4.4.3. Đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển các sản phẩm này ........................71

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

D1,3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m

Dt Đường kính tán

Dt ĐT + Dt NB

Đường kính tán theo 2 hướng Đông Tây và Nam

Bắc

E Kinh độ Đông

F Tiêu chuẩn kiểm tra của Fisher

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp

Quốc

Hdc Chiều cao dưới cành

Hvn Chiều cao vút ngọn

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài

nguyên Thiên nhiên

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

N Vĩ độ Bắc

N/ha Mật độ

ODB Ô dạng bản;

OTC Ô tiêu chuẩn;

PT&PTTT Phân tích và phát triển thị trường

Sh%, Sd%... Hệ số biến động chiều cao, đường kính...

Sh, Sd... Sai tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính...

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TB Trung bình

UBND Ủy ban nhân dân

WWF Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên

Xi Trị số giữa cỡ thứ i

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Nội dung bảng Trang

4.1

Thống kê số lượng các loài cây LSNG theo hệ thống sinh

học, tại xã Kiên Mộc

33

4.2

Thống kê các loài cây LSNG theo mục đích sử dụng tại xã

Kiên Mộc

35

4.3 Các loài cây cho sản phẩm giấy sợi 37

4.4 Các loài cây cho sản phẩm tinh dầu 39

4.5 Các loài cây cho lương thực, thực phẩm 41

4.6 Các loài cây làm dược liệu 45

4.7 Các loài cây làm cảnh, bóng mát 47

4.8 Các loài cây làm đồ gia dụng, thủ công 49

4.9 Bảng thực trạng khai thác một số sản phẩm LSNG 52

4.10 Ma trận phân tích thị trường LSNG 53

4.11 Thống kê danh sách các loài LSNG hiện đang được 55

4.12

Kiến thức bản địa về sơ chế, bảo quản và sử dụng một số

loài cây LSNG tại xã Kiên Mộc

63

4.13 Phân tích SWOT khả năng phát triển cây LSNG tại khu vực 68

4.14

Bảng lựa chọn một số loài cây LSNG tiềm năng cần phát

triển tài xã Kiên Mộc 70

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Một số loài cho sản phẩm giấy sợi tại xã Kiên Mộc 38

4.2 Một số loài cho sản phẩm Tinh dầu tại Kiên Mộc 40

4.3

Một số loài cho sản phẩm làm Lương thực, thực phẩm

tại Kiên Mộc

44

4.4 Một số loài cho sản phẩm làm Thuốc tại Kiên Mộc 46

4.5

Một số loài cho sản phẩm làm Cây cảnh, bóng mát tại

Kiên Mộc

48

4.6

Một số loài cho sản phẩm làm Thủ công, gia dụng tại

Kiên Mộc

50

4.7 Điều tra thị trường tiêu thụ LSNG xã Kiên Mộc 54

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

4.1 Tỷ lệ phân loại các loài LSNG theo hệ thống sinh 34

4.2 Tỷ lệ phân nhóm loài LSNG theo giá trị sử dụng 36

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một thành phần quan trọng của hệ sinh

thái rừng Việt Nam nói riêng và của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói chung, là

nguồn thu nhập đáng kể của người dân. Nhiều địa phương ở miền núi, nguồn

thu từ LSNG chiếm từ 10-20% trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ

yếu là nguồn lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu

thiết yếu hàng ngày...

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diện tích rừng tự nhiên là

252.251,1 ha, chiếm 57% diện tích đất có rừng. Riêng huyện Đình Lập diện

tích rừng tự nhiên là 22.296 ha tập trung nhiều ở các xã Lâm Ca, Thái Bình,

Kiên Mộc.... và chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo. Khu vực này có điều kiện khí

hậu và đất đai rất thuận lợi cho phát triển các loại LSNG. Nơi đây có nhiều

loại LSNG có giá trị cao như: Ba kích, Sa nhân, Mây,…. Là nơi sinh sống của

đồng bào người Tày, Nùng. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây từ

lâu đời chủ yếu sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong rừng,

một số bộ phận dân cư sống bằng canh tác nương rẫy. Rừng là nơi cung cấp

lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, cây thuốc…

Xã Kiên Mộc là xã miền núi nghèo của huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn,

đời sống văn hóa, y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các

thôn, bản là đồng bào dân tộc nên đa số có trình độ dân trí thấp, còn nhiều

người không biết chữ. Cuộc sống của họ phụ thuộc rất rõ vào tài nguyên rừng,

nhất là nguồn LSNG là chủ yếu. Vì thế, các hoạt động khai thác và buôn bán

LSNG là hoạt động thường xuyên và mang tính không bền vững. Trong thực

tế, rất nhiều loài LSNG đã cạn kiệt, không còn để khai thác mặc dù trước đây

có rất nhiều với trữ lượng lớn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do

người dân khai thác mang tính hủy diệt, chưa chú ý tới việc bảo tồn, gây

trồng, chăm sóc hoặc khai thác một cách hợp lý.

2

Để quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững,

đồng thời vừa nâng cao thu nhập cho người dân từ chính diện tích rừng của

mình thì việc gây trồng, phát triển LSNG là một trong những giải pháp hữu

hiệu đã được thực tế chứng minh. Trong những năm gần đây, Bộ NN&TNT

cũng như Chính phủ đã ban hành một số chính sách khuyến khích việc gây

trồng và phát triển LSNG, cụ thể như đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai

đoạn 2006-2020, kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn

2007-2010. Đặc biệt, ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết

định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai

đoạn 2011-2020. Theo quyết định này, việc chú trọng gây trồng và phát triển

LSNG ở tất cả các loại rừng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, đây là một

hướng đi giúp người dân sống được bằng nghề rừng, gắn bó với rừng hơn.

Để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG ở địa

phương, đồng thời nâng cao nhận thức cũng như đời sống cho cộng đồng

người dân địa phương, việc thực hiện đề tài: “Thực trạng khai thác và sử

dụng Lâm sản ngoài gỗ tại xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn”

là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn sản xuất, nhất là trong bối

cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ

Trước đây những loài cây trong rừng không phải là gỗ thường được gọi

là lâm sản phụ, một số loài có giá trị đặc biệt gọi là đặc sản. Ngày nay thống

nhất gọi các sản phẩm không phải là gỗ có ở trong rừng là lâm sản ngoài gỗ.

Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ là một khái niệm tương đối mới so với gỗ.

Các khái niệm chủ yếu do FAO đưa ra ở trên đều chưa hoàn thiện, năm

1999, hội nghị của FAO lại đưa ra một khái niệm ngắn gọn về Lâm sản ngoài

gỗ:

“Lâm sản ngoài gỗ (non timber forest product - NTFP, hoặc Non wood

forest products - NWFP) bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác

gỗ, được khai thác từ rừng, và từ cây gỗ ở ngoài rừng”. (dẫn theo Triệu Văn

Hùng, 2007)[13].

1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú và được sử dụng vào nhiều

mục đích khác nhau. Do vậy, việc phân loại có nhiều quan điểm khác nhau.

Theo quan điểm hiện nay, Lâm sản ngoài gỗ được phân làm hai dạng chủ yếu

sau:

- Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh học:

Theo phương pháp phân loại này thì các loại LSNG được phân theo hệ

thống tiến hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật và thực vật.

Giới động vật và giới thực vật tuy rất phong phú và đa dạng nhưng đều có thể

sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ:

Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Chi/Loài. Có thể thấy phân loại theo phương pháp

4

này đòi hỏi phải chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của loài và người sử dụng

phải có hiểu biết nhất định về phân loại động thực vật.

- Phương pháp phân loại Lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng:

Hội nghị Quốc tế tháng 11/1991 tại Bangkok đã chia LSNG làm 6 nhóm

(dẫn theo Triệu Văn Hùng, 2007) [13]:

+ Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi: bao gồm tre nứa, song mây, lá và thân

có sợi và các loại cỏ.

+ Nhóm 2. Sản phẩm làm thực phẩm: gồm các sản phẩm có nguồn gốc

thực vật như : thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa,… Các sản phẩm có nguồn gốc động

vật như : Mật ong, thịt động vật rừng, trứng và côn trùng,…

+ Nhóm 3. Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật

+ Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất: Nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh,

dầu béo, tinh dầu

+ Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực

phẩm: tơ, động vật sống, chim, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ.

+ Nhóm 6. Các sản phẩm khác.

1.1.3. Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ

Số lượng các sản phẩm từ Lâm sản ngoài gỗ được coi là rất lớn. Theo

báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc và FAO (1995) cho thấy ít nhất 150 sản

phẩm Lâm sản ngoài gỗ được tìm thấy trong các thị trường quốc tế. Chẳng

hạn chỉ riêng về năng lượng được biết tới 138 sản phẩm từ 80 loài trong rừng

trên bán đảo Michigan [27].

Theo Forestry Commission Scotland (2009) [29] thì cuộc khủng hoảng

tài chính toàn cầu hiện nay đã thu hút sự chú ý hơn tới Lâm sản ngoài gỗ, đặc

biệt là nguồn thực phẩm thay thế. Một nghiên cứu gần đây tiến hành tại ba

cộng đồng ở miền Nam Cameroon tiết lộ rằng nông nghiệp cung cấp 80%

lượng carbohydrate, nông thôn ở Cameroon nhận được 90% protein từ rừng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!