Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng hành vi tự gây tổn thương của học sinh trường trung học cơ sở lương thế vinh - thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
80
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
939

Thực trạng hành vi tự gây tổn thương của học sinh trường trung học cơ sở lương thế vinh - thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ NGỌC TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG HÀNH VI TỰ GÂY TỔN

THƯƠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS

LƯƠNG THẾ VINH TP. ĐÀ NẴNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. BÙI THỊ THANH DIỆU

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Thị Thanh Diệu. Các nội dung nghiên cứu và kết

quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào.

Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết

quả bài nghiên cứu của mình.

Tác giả

Ngô Ngọc Trâm

LỜI CẢM ƠN!

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy cô trong trường Đại học Sư

phạm – Đại học Đà Nẵng, Thầy cô trong Khoa Tâm lý – Giáo dục đã hết lòng tận

tụy truyền dạy kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Bùi

Thị Thanh Diệu, cô luôn tận tụy hướng dẫn về mặt chuyên môn, luôn động viên,

khích lệ tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành

cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của BGH trường THCS Lương Thế Vinh thành phố

Đà Nẵng, nơi đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài. Mặc dù đã nỗ lực

hoàn thiện nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần học hỏi, tôi

rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý kiến của quý Thầy cô và bạn bè để đề tài

được hoàn thiện hơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Ngô Ngọc Trâm

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG

KHÓA LUẬN

ĐLC Độ lệch chuẩn

ĐTB Điểm trung bình

HV TGTT Hành vi Tự gây tổn thương

THCS Trung học cơ sở

GV Giáo viên

NXB Nhà xuất bản

tr Trang

TT Thứ tự

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA

LUẬN

DANH MỤC CÁC BẢNG

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................2

4. Phạm vi nội dung nghiên cứu ...........................................................................2

5. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................2

6. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2

7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3

8. Cấu trúc đề tài......................................................................................................3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI TỰ GÂY TỔN THƯƠNG CỦA

HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.......................................................................................... 4

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu hành vi tự gây tổn thương của học sinh Trung

học cơ sở ..................................................................................................................4

1.1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu hành vi tự gây tổn thương của học sinh trung

học cơ sở ở nước ngoài.........................................................................................4

1.1.2 Khái quát lịch sử nghiên cứu hành vi tự gây tổn thương của học sinh

Trung học cơ sở ở trong nước ..............................................................................6

1.2 Lý luận chung về hành vi tự gây tổn thương của học sinh Trung học cơ sở.....9

1.2.1. Lý luận về hành vi......................................................................................9

1.2.2 Các vấn đề về hành vi lệch chuẩn.................................................................12

1.2.3 Lý luận về hành vi tự gây tổn thương của học sinh Trung học cơ sở ..........18

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 30

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC

NGHIÊN CỨU............................................................................................................................ 31

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .................................31

2.1 .1 Địa bàn nghiên cứu...................................................................................31

2.1.2 Khách thể nghiên cứu................................................................................32

2.2.3. Quy trình nghiên cứu:...............................................................................32

Bảng 2.2 : Quy trình nghiên cứu ...........................................................................32

2.3. Các phương pháp nghiên cứu .........................................................................33

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận..............................................................33

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...........................................................34

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.....................................................................38

2.3.5 Phương pháp thống kê toán học ................................................................38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 40

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI TỰ GÂY TỔN THƯƠNG

CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH-THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................................................................................................... 41

3.1. Thực trạng hành vi tự gây tổn thương của học sinh Trung học cơ sở Lương

thế vinh ..................................................................................................................41

3.1.1 Mức độ hành vi tự gây tổn thương của học sinh Trung học cơ sở Lương

Thế Vinh.............................................................................................................41

3.1.2 Thực trạng biểu hiện của hành vi tự gây tổn thương của học sinh Trung

học cơ sở Lương Thế Vinh.................................................................................44

3.2. So sánh hành vi tự gây tổn thương của học sinh trường Trung học cơ sở Lương

Thế Vinh........................................................................................................................................ 49

3.2.1 Dưới góc độ giới tính ................................................................................49

3.2.2 Dưới góc độ học lực, hạnh kiểm ...............................................................50

3.3 Kết quả nghiên cứu trường hợp điển hình .......................................................51

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 55

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................................ 56

1. Kết luận..............................................................................................................56

2. Khuyến nghị.......................................................................................................56

2.1. Đối với cá nhân học sinh.............................................................................57

2.2. Đối với gia đình...........................................................................................57

2.3. Đối với nhà trường ......................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 59

PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................................................ 61

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Khách thể khảo sát 33

Bảng 2.2. Quy trình nghiên cứu 33

Bảng 2.3. Thông tin học sinh phát phiếu 38

Bảng 3.1. Mức độ biểu hiện hành vi TGTT của học sinh THCS 42

Bảng 3.2. Mức độ TGTT của học sinh 43

Bảng 3.3. Nơi thực hiện hành vi TGTT của học sinh 44

Bảng 3.4. Biểu hiện về mặt hành vi TGTT của học sinh 45

Bảng 3.5. Biểu hiện TGTT của học sinh về mặc nhận thức 47

Bảng 3.6. Biểu hiện TGTT của học sinh về mặc thái độ/cảm xúc 49

Bảng 3.7. Tỷ lệ TGTT theo giới tính 50

Bảng 3.8. So sánh một số hành vi TGTT theo giới tính 51

Bảng 3.9. So sánh học lực và hạnh kiểm của học sinh có hành vi

TGTT 51

1

1. Lý do chọn đề tài

Hành vi tự gây tổn thương không còn là một khái niệm xa lạ khi mà giới trẻ hiện

nay đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở ngày càng xuất hiện nhiều hành vi

tự gây tổn thương lên chính bản thân mình. Ngày càng nhiều các nghiên cứu cho

thấy tỉ lệ đáng ngại các hành vi tự tổn thương ở lứa tuổi này: xấp xỉ trong khoảng

15-25% trẻ vị thành niên báo cáo từng có hành vi tự làm tổn thương ít nhất một lần,

tổng hợp các nghiên cứu ở Hoa Kì (Giletta & cs., 2012; Pleiner & cs., 2009; Laye￾Gindju & SchonertReichl, 2005), Anh (Hawton & cs., 2002), Úc (De Leo & Heller,

2004) hay Châu Á (Matsumoto & cs., 2008) [14]. Ở nước ta, có tới gần 27% học

sinh THCS có những hành vi tự hủy hoại bản thân. Số liệu đáng báo động này được

công bố từ nghiên cứu thực tế trên 1.043 học sinh tại 7 trường THCS ở TP.HCM và

Bình Dương trong 2 năm 2017-2018 [25]. Đặc biệt trong môi trường học đường và

các cơ sở khác dành cho trẻ vị thành niên, các dấu hiệu về hành vi tự tổn thương

xuất hiện rất cao.

Mặc khác, ở lứa tuổi THCS, các em đang phải trải qua một thời kỳ phát triển

đầy biến động [5]. Không chỉ có sự phát triển nhảy vọt về thể chất, chiều cao, cân

nặng… mà còn phải đối mặt với một giai đoạn rất khó khăn đó là dậy thì nên nhiều

em sẽ cảm thấy lo sợ và khó khăn. Bên cạnh đó, học sinh chưa xác định được giá trị

của bản thân trước sự kỳ vọng của cha mẹ thầy cô giáo, áp lực với các mối quan hệ

xã hội, thiếu kỹ năng đương đầu giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nếu không

được trang bị những kiến thức giới tính cũng như sự quan tâm khéo léo từ phía gia

đình và nhà trường, các em sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái khủng hoảng, tạo điều kiện

thúc đầy hành vi tự gây tổn thương ở học sinh THCS.

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về hành vi tự gây tổn thương trước mối

nguy hại đến sức khỏe tâm lý học đường. Các nghiên cứu chủ yếu mang tính thống

kê thực trạng, các biểu hiện tần số hành vi tự gây tổn thương, nguyên nhân và giải

pháp cho hành vi tự gây tổn thương.

Đối với học sinh trên địa bàn Đà Nẵng cũng đã có nhiều nghiên cứu về sức khỏe

tâm lý học đường do bệnh viện tâm thần Đà Nẵng thực hiện như “Đánh giá các

stress và sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông tại Đà Nẵng”[18].

Cùng những nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn như: “Thực trạng rối nhiễu hành vi

của học sinh THCS Kim Đồng quận Hải Châu”[19]. Đã phần nào đề cập đến các

vấn đề về khó khăn tâm lý của học sinh. Tuy nhiên, hành vi tự gây tổn thương hiện

vẫn chưa có nghiên cứu nào chuyên biệt, hệ thống hóa trên đối tượng là học sinh

THCS tại thành phố Đà Nẵng. Đề tài “Thực trạng hành vi tự gây tổn thương của

học sinh THCS Lương Thế Vinh” góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho những nghiên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!