Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
928.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1576

Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hoàng Thị Chiến

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hoàng Thị Chiến

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. BÙI NGỌC OÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Người hướng dẫn khoa học PGS. TS Bùi Ngọc Oánh đã tận tình hướng

dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Quí thầy, cô trường Đại học Sư phạm đã giảng dạy và góp ý cho chúng

tôi trong quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ.

Quí thầy, cô trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau cùng với các em sinh

viên đã nhiệt tình hợp tác, giúp đở chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Cảm ơn quí đồng nghiệp, bàn bè…đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận

văn này.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA.... 7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................... 7

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến HVGTCVH .................... 12

1.2.1.Giao tiếp .......................................................................................... 12

1.2.2. Hành vi giao tiếp ............................................................................ 20

1.2.3. Một số quan niệm về HVGTCVH ................................................. 25

1.2.4. HVGTCVH của SV CĐSP............................................................. 28

1.2.5. Những biểu hiện chủ yếu trong HVGTCVH của SV CĐSP ......... 31

1.2.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến HVGTCVH của SV CĐSP .................. 31

Chương 2 THỰC TRẠNG HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CÀ MAU ..................... 39

2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu .......................................................... 39

2.2. Thực trạng HVGTCVH của SV trường CĐSP Cà Mau....................... 40

2.2.1. Nhận thức của SV về HVGTCVH................................................. 40

2.2.2. Biểu hiện của SV về HVGTCVH .................................................. 41

2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến HVGTCVH của SV........................ 64

2.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục HVGTCVH cho SV trường CĐSP

Cà Mau......................................................................................................... 69

2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục HVGTCVH cho SV trường

CĐSP Cà Mau............................................................................... 69

2.3.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục HVGTCVH cho SV trường

CĐSP Cà Mau............................................................................... 71

2.3.3. Khảo sát về tính khả thi của các biện pháp giáo dục HVGTCVH

cho SV trường CĐSP Cà Mau...................................................... 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 81

1. Kết luận ................................................................................................... 81

2. Kiến nghị................................................................................................. 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84

PHỤ LỤC....................................................................................................... 87

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

• CĐSP : Cao đẳng Sư phạm

• ĐLC : Độ lệch chuẩn

• ĐTB : Điểm trung bình

• SV : Sinh viên

• SVSP : Sinh viên Sư phạm

• HVGTCVH : Hành vi giao tiếp có văn hóa

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

1. Danh mục các bảng

Bảng 2.1. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của HVGTCVH.............. 40

Bảng 2.2. Biểu hiện của SV về việc thực hiện các nội qui, qui định của nhà

trường.......................................................................................... 42

Bảng 2.3. Đánh giá của SVSP về biểu hiện hành vi khi đến trường .......... 44

Bảng 2.4. Những giá trị văn hóa trong giao tiếp với thầy cô được SV coi

trọng ............................................................................................ 47

Bảng 2.5. Hành vi giao tiếp của SV đối với thầy cô giáo........................... 48

Bảng 2.6. Hành vi học tập của SV khi thầy cô giảng bài............................ 50

Bảng 2.7. Nhận xét của SV về mức độ biểu hiện các hành vi của các bạn

trong lớp học ............................................................................... 51

Bảng 2.8. Hành vi ứng xử của SV khi gặp giáo viên ở ngoài trường......... 53

Bảng 2.9. Hành vi giao tiếp của SV đối với cán bộ quản lý nhà trường .... 55

Bảng 2.10. Hành vi giao tiếp của SV đối với bạn bè .................................... 58

Bảng 2.11. Đánh giá của SV về mức độ biểu hiện hành vi của bạn bè trong

giao tiếp....................................................................................... 60

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các hành vi giao tiếp của SV trong lối sống.. 61

Bảng 2.13. Những thiếu sót SV mắc phải khi giao tiếp trong lối sống ........ 63

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến HVGTCVH của SV......................... 65

Bảng 2.15. Tính khả thi của các biện pháp giáo dục HVGTCVH cho SV... 78

2. Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của SV về sự nghiêm túc của các bạn trong lớp khi

làm bài kiểm tra .......................................................................... 45

Biểu đồ 2.2. Tự đánh giá của SV về việc thực hiện các nội qui, qui định của

nhà trường................................................................................... 46

Biểu đồ 2.3. Những giá trị văn hóa trong giao tiếp với bạn bè được SV coi

trọng ............................................................................................ 57

Biểu đồ 2.4. So sánh điểm trung bình chung của các yếu tố ảnh hưởng đến

HVGTCVH của SV .................................................................... 68

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong đời sống xã hội, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ

bản và không thể thiếu được được đối với đời sống con người. Các Mác

khẳng định: “bản chất con người là tổng hòa tất cả các mối quan hệ xã hội”.

Chính thông qua giao tiếp, giúp con người thiết lập các mối quan hệ xã hội,

đồng thời giúp con người có thể chia sẽ, bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng

với nhau và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Như vậy, những ý nghĩ, tâm tư

tình cảm của con người thường được bộc lộ thông qua hành vi giao tiếp.

Trong giao tiếp với nhau, con người thường mong muốn mình được

người khác tôn trọng, những cách ứng xử tế nhị, lễ phép, lịch thiệp sẽ làm cho

con người dễ chịu. Những hành vi ứng xử có văn hóa sẽ góp phần nâng cao

phẩm giá con người, tăng thêm giá trị và ý nghĩa cuộc sống trong các mối

quan hệ. Ngược lại, những hành vi ứng xử thiếu tế nhị, thô lỗ, cục cằn dễ gây

ra ấn tượng xấu, cảm giác khó chịu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã

hội. Vì vậy, để mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người trở nên

gần gủi, thân mật, con người cảm nhận được tình người ấm áp hơn thì con

người cần có HVGTCVH.

Trong thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề

cập rất nhiều đến hành vi ứng xử của SV. Vấn đề giao tiếp của SV có những

biểu hiện xuống cấp, một bộ phận bạn trẻ có cách ứng xử đi ngược lại với các

giá trị văn hóa của dân tộc, không đúng với cách ứng xử, không phù hợp với

bổn phận của người SV.

Đối với SVSP, việc học tập và rèn luyện trên giảng đường là rất quan

trọng. Đây là thời gian rất tốt giúp họ trau dồi nhân cách của mình để khi ra

trường bước vào nghề giáo ngoài việc vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ

sư phạm, SV còn phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, trong đó có năng lực

2

giao tiếp, đặc biệt là HVGTCVH. Tuy nhiên trong thực tế, một bộ phận SV đã

không nhận thức được điều đó, thậm chí trong hành vi giao tiếp của họ ứng

xử một cách thiếu văn hóa, điều đó đã gây dị ứng và phản cảm đối với người

đối diện khi giao tiếp với họ.

Trong quá trình đào tạo, mặc dù điều kiện nhà trường còn gặp nhiều khó

khăn về cơ sở vật chất, nhưng trường CĐSP Cà Mau cũng đã cố gắng tổ chức

các hoạt động để giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV. Kết quả là nhiều SV đã

có hành vi ứng xử phù hợp khi giao tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một

bộ phận SV trong khi giao tiếp đã có những biểu hiện không đúng với hành vi

có văn hóa, như: một số SV khi nói chuyện với giáo viên có cử chỉ, hành vi

không kính trọng, vào trường ăn mặc không lịch sự, v.v…Những biểu hiện đó

chứng tỏ một bộ phận SV khi vào học trường Sư phạm, nhưng đã không chú

trọng việc trau dồi HVGTCVH cho mình.

Trong quá trình giáo dục học sinh, nhân cách của người giáo viên có ảnh

hưởng trực tiếp đến nhân cách của người học, nếu như SV không ý thức được

vai trò, tầm quan trọng về hành vi giao tiếp của mình thì khi ra trường họ có

xứng đáng là người thầy để giáo dục thế hệ trẻ hay không, và nếu như họ trực

tiếp giáo dục học sinh thì liệu kết quả sẽ như thế nào?

Xuất phát từ những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài “ Thực trạng

HVGTCVH của SV trường CĐSP Cà Mau” là cần thiết và có ý nghĩa.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng về biểu hiện HVGTCVH của SV trường CĐSP Cà

Mau. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục HVGTCVH cho SV.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Tổng hợp, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giao tiếp, hành vi

giao tiếp, văn hóa giao tiếp, giao tiếp có văn hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến

HVGTCVH của SV.

3

3.2. Khảo sát thực trạng về HVGTCVH của SV trường CĐSP Cà Mau.

3.3. Đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục HVGTCVH cho SV.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng HVGTCVH của SV trường CĐSP Cà Mau.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu chính là những SV thuộc hệ đào tạo Cao đẳng tại

trường CĐSP Cà Mau.

Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các giáo viên chủ nhiệm lớp, các cán bộ

quản lý đang trực tiếp giảng dạy và quản lý sinh viên ở trường CĐSP Cà

Mau.

5. Giả thuyết khoa học

Trong giao tiếp, đa số SV trường CĐSP Cà Mau có hành vi giao tiếp có

văn hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận SV có biểu hiện hành vi giao tiếp

chưa đúng mực. Nếu nghiên cứu được thực trạng và tìm ra nguyên nhân về

HVGTCVH của SV thì có thể đưa những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao

hiệu quả giáo dục HVGTCVH cho SV trường CĐSP Cà Mau.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Về mặt nội dung

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biểu hiện HVGTCVH của SV

trường CĐSP Cà Mau trong việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà

trường, trong các mối quan hệ với thầy cô giáo, với cán bộ quản lý, với bạn bè

và trong lối sống của SV.

- Trong phạm vi đề tài này, khách thể nghiên cứu chính là những SV học

hệ cao đẳng ở trường CĐSP Cà Mau.

6.2. Về mặt khách thể

- 300 SV hệ Cao đẳng Sư phạm trường CĐSP Cà Mau

4

- 20 giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ quản lý sinh viên trường CĐSP

Cà Mau.

6.3. Địa bàn nghiên cứu

Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1. Mục đích

Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ cơ

sở lý luận về HVGTCVH.

7.1.2. Cách thức tiến hành

Sử dụng các phương pháp đọc, phân tích khái quát các tài liêu, văn bản

có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai,

nghiên cứu thực tiễn.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.

7.2.1.1. Mục đích

- Thu thập thông tin từ phía SV:

+ Các biểu hiện HVGTCVH của SV

+ Nguyên nhân về thực trạng HVGTCVH của SV

Thu thập thông tin từ phía giáo viên chủ nhiệm lớp và các cán bộ quản lý

sinh viên:

+ Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ quản lý sinh viên về

HVGTCVH của SV.

+ Đề xuất biện pháp giáo dục HVGTCVH cho SV.

7.2.1.2. Cách tiến hành

Đối tượng khảo sát trả lời các câu hỏi trên phiếu điều tra.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!