Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN VĂN QUANG
THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC
HỌC PHẦN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN
CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Y TẾ THÁI NGUYÊN
LUÂN VĂN TH ̣ ẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN VĂN QUANG
THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC
HỌC PHẦN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN
CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Y TẾ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 01 63
LUÂN VĂN ̣ THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THẾ HOÀNG
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng dạy và học học phần thực tập
cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế
Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thế Hoàng.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Quang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo,
Khoa Y tế công cộng – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban
Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo đã tận
tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và đóng góp những ý kiến vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận văn
và khóa học này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
tới TS. Trần Thế Hoàng - người thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho
tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi
suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân
yêu trong gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi
trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã
dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp cũng như sự giúp đỡ tận tình để tôi
vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Học viên
Nguyễn Văn Quang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
BYT : Bộ y tế
CBYT : Cán bộ y tế
CĐĐDĐK : Cao đẳng điều dưỡng đa khoa
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSSKCĐ : Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
GDSK : Giáo dục sức khỏe
LKH : Lập kế hoạch
TTCĐ : Thực tập cộng đồng
TT-GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe
TTYT : Trung tâm y tế
TYT : Trạm y tế
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN...............................................................................................................................................3
1.1. Khung chương trình đào tạo sinh viên cao đẳng điều dưỡng và học
phần thực tập cộng đồng................................................................................................................................3
1.1.1. Giới thiệu ngành nghề đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa ..................................3
1.1.2. Khung chương trình đào tạo tín chỉ cao đẳng điều dưỡng đa khoa .....................4
1.1.3. Học phần Thực tập cộng đồng..................................................................................................................4
1.2. Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới và Việt Nam..........................................................9
1.2.1. Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới.........................................................................................9
1.2.2. Tình hình học thực địa ở Việt Nam..................................................................................................14
1.2.3. Một số nghiên cứu về dạy/học thực địa tại cộng đồng tại Việt Nam..............18
1.3. Một số yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng..................................22
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................................................26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................................................................26
2.2.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................................................................................26
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................................................................26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................................................................................27
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................................................................................28
2.4. Chỉ số nghiên cứu....................................................................................................................................................29
2.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu...............................................................30
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................................................................33
2.7. Hạn chế của nghiên cứu và cách khống chế .................................................................................33
2.8. Xử lý và phân tích số liệu................................................................................................................................34
2.9. Đạo đức của nghiên cứu....................................................................................................................................34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................................................35
3.1. Thực trạng dạy và học học phần TTCĐ tại thực địa của sinh viên cao
đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên ................ 35
3.1.1. Đặc điểm chung của sinh viên tham gia nghiên cứu.......................................................35
3.1.2. Thực trạng dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa cho sinh viên
cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.....................36
3.1.3. Thực trạng học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên
cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên...............42
3.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học học phần thực tập cộng
đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa.............................................................52
3.2.1. Các yếu tố liên quan đến kết quả học học phần thực tập cộng đồng
tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa......................................52
3.2.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học phần thực tập cộng
đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa.......................60
Chương 4. BÀN LUẬN.............................................................................................................................................61
4.1. Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của
sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái
Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017 ................................................................................61
4.2. Yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần
thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa................72
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................................77
KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................................
PHỤ LỤC.........................................................................................................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP, BẢNG
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của sinh viên tham nghiên cứu.................... 35
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của sinh viên tham nghiên cứu.................... 35
Hộp
Hộp 3.1. Nhận xét của giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm, sinh viên về
thực trạng dạy học học phần thực tập cộng đồng....................... 41
Hộp 3.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động học tại cộng đồng ................... 59
Hộp 3.3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy tại cộng đồng ................... 60
Bảng
Bảng 3.1. Đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy học phần thực tập cộng
đồng của giảng viên từ phía sinh viên........................................ 36
Bảng 3.2. Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe
của giảng viên tại cộng đồng ......................................................... 37
Bảng 3.3. Hoạt động hướng dẫn thu thập thông tin và giao tiếp với cá
nhân, gia đình và cộng đồng....................................................... 38
Bảng 3.4. Đặc điểm hướng dẫn hoạt động truyền thông giáo dục sức
khỏe cho sinh viên tại cộng đồng của giảng viên....................... 39
Bảng 3.5. Kết quả hoạt động giám sát học phần thực tập cộng đồng của
giảng viên từ phía sinh viên........................................................ 40
Bảng 3.6. Hoạt động học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao
đẳng điều dưỡng đa khoa ............................................................. 42
Bảng 3.7. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ........................ 43
Bảng 3.8. Đặc điểm hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng
đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa........................ 44
Bảng 3.9. Đánh giá hoạt động tư vấn cho người dân, gia đinh, cộng đồng
của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa............................... 45
Bảng 3.10. Hoạt đông tham gia các chương trình y tế và phong trào văn
hóa – xã hội tại địa phương của sinh viên cao đẳng điều
dưỡng đa khoa ............................................................................ 46
Bảng 3.11. Đánh giá hoạt động của ban cán sự lớp và làm việc nhóm tại
cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa............. 47
Bảng 3.12. Đặc điểm cán bộ cơ sở và bệnh nhân tham gia hỗ trợ thực
hành học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng
điều dưỡng đa khoa ...................................................................... 48
Bảng 3.13. Phản hồi của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa về thuận
lợi và khó khăn khi học tại cộng đồng ....................................... 49
Bảng 3.14. Đặc điểm hoạt động lượng giá học phần thực tập cộng đồng
của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ................................. 50
Bảng 3.15. Nhận xét của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa về kết
quả học tập học phần thực tập cộng đồng .................................. 51
Bảng 3.16. Điểm tổng kết học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao
đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái
Nguyên........................................................................................ 52
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với kết quả học
học phần thực tập cộng đồng...................................................... 52
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tập huấn với kết quả học học phần thực
tập cộng đồng.............................................................................. 53
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa hoạt động giảng dạy của giảng viên với
kết quả học tập học phần thực tập cộng đồng ............................ 53
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hoạt động giám sát của giảng viên với kết
quả học tập học phần thực tập cộng đồng 54
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa cơ sở học thực hành với kết quả học học
phần thực tập cộng đồng............................................................. 55
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa hoạt động học tập học phần thực tập cộng
đồng với kết quả học học phần thực tập cộng đồng .................... 56
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hoạt động ban cán sự lớp, làm việc nhóm,
hiểu biết văn hóa địa phương với kết quả học phần thực tập
cộng đồng ................................................................................... 57
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hoạt động lượng giá học phần với kết quả
học học phần thực tập cộng đồng................................................ 58
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là làm cho cộng đồng khỏe mạnh. Chăm
sóc sức khỏe cộng đồng là nâng cao sức khỏe của con người qua cách sống
lành mạnh và xây dựng những quan niệm về sức khỏe đúng đắn, khoa học có
thể thực hiện được tại cộng đồng [3]. Nhằm đáp ứng hoạt động chăm sóc sức
khỏe cộng đồng cho người dân, người cán bộ y tế đã được đào tạo về vấn đề
này, thông qua công tác học tập tại trường. Chương trình đào tạo cán bộ y tế
tại các trường y (hệ đại học, cao đẳng và trung cấp) đều có học phần thực tập
cộng đồng. Thực tế cho thấy việc đào tạo tốt kiến thức, thái độ và kỹ năng của
người cán bộ y tế tương lai về chăm sóc sức khỏe cộng đồng là một yêu cầu
rõ rệt, phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu thực tế trong chăm sóc sức khỏe
người dân tại cộng đồng [3].
Thực tập cộng đồng nhằm tạo ra những cơ hội cho sinh viên hiểu được
các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ, hành vi tìm kiếm dịch vụ
chăm sóc sức khỏe của người dân và các vấn đề sức khoẻ đang xảy ra trong
cộng đồng. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội thực hành chăm sóc sức khỏe cho
người dân trong điều kiện thực tế tại cộng đồng thông qua thực hành tại các
trạm y tế xã và các hoạt động khác tại cơ sở thực địa. Điều quan trọng là sau
khi tốt nghiệp sinh viên có được những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết
giúp họ tự tin khi làm việc tại cộng đồng; đáp ứng được chuẩn đầu ra của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng được nhu cầu xã hội [1].
Nghiên cứu cho thấy hoạt động dạy và học trong quá trình thực tập tại
cộng đồng của sinh viên y khoa tương đối tốt [11], [20], [29]. Tỉ lệ sinh viên
cho rằng nội dung thực tập cộng đồng là phù hợp chiếm 95,5%; học tại cộng
đồng là rất bổ ích cho sinh viên chiếm 90,9%; có sự hỗ trợ cộng đồng là
81,8%; có đủ tài liệu học tập là 90,9% [29]; tỉ lệ sinh viên cho rằng hình thức
lượng giá phù hợp và phản ánh đúng khả năng học tập của sinh viên chiếm
98,3% [20]. Tuy nhiên, việc học tại cộng đồng của sinh viên cũng gặp một số