Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai tại các phường nội thành trên địa
MIỄN PHÍ
Số trang
71
Kích thước
545.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
711

Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai tại các phường nội thành trên địa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đất đai có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của loài

người. Nó không chỉ là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông - lâm nghiệp,

là địa bàn để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ mà còn là nhu cầu cần thiết

cho sinh hoạt của con người. Hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ, phù hợp, hiệu quả

sẽ là động lực tích cực trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai hiện nay. Chính vì

lẽ đó, Nhà nước luôn chú trọng trong việc ban hành nhiều văn bản, các quy phạm

pháp luật có tính pháp lí cao để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng đất đai một cách

có hiệu quả, tiết kiệm và hợp lí, phục vụ cho mục đích phát triển KT-XH, đảm bảo

hài hòa lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đất.

Thực tế cho thấy, trong quá trình quản lý và SDĐ, việc thực hiện các nội dung,

quy định về pháp luật đất đai còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nảy sinh nhiều vấn

đề như tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, còn có nhiều hành vi vi phạm pháp luật về đất

đai cụ thể như chưa nắm rõ các quy trình đăng kí đất đai, quyền và nghĩa vụ của cá

nhân, tổ chức. Nguyên nhân chính là do người dân chưa nắm rõ pháp luật đất đai.

Nhận thức sâu sắc được những khó khăn, thách thức của việc thực hiện các nội

dung, quy định về pháp luật đất đai, Luật Đất đai 2013 đã luật hóa nội dung phổ

biến, giáo dục pháp luật vào 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai nhằm nâng

cao nhận thức PLĐĐ của cán bộ và người SDĐ; Giúp tăng cường hiệu quả thực thi

PLĐĐ trong thực tế; giúp cán bộ quản lý đất đai và người SDĐ hiểu về pháp luật

một cách đúng đắn; Góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và nâng cao hiểu biết

pháp luật, tôn trọng và chấp hành pháp luật về đất đai, góp phần ngăn chặn và hạn

chế vi phạm pháp luật về đất đai, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, là đô thị loại I

trực thuộc Tỉnh. Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa tại TP.Quy Nhơn diễn ra

nhanhh chóng, mạnh mẽ đã tác động đến đời sống và nhu cầu SDĐ, gây áp lực cho

công tác QLĐĐ. Tình hình văn bản pháp luật đất đai ngày càng tăng nhưng công tác

thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặc biệt ở

các phường nội thành TP.Quy Nhơn. Để góp phần nâng cao nhận thức và mức độ

áp dụng PLĐĐ của TP.Quy Nhơn, việc thực hiện đề tài: “Thực trạng công tác

tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai tại các phường nội thành trên địa bàn

thành phố Quy Nhơn” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

2. Mục tiêu của đề tài

- Nắm được các ĐKTN, KT - XH của TP.Quy Nhơn, đánh giá sự ảnh hưởng

của ĐKTN và KT - XH đến tình hình vi phạm pháp luật về đất đai.

1

- Nắm được các quy định của pháp luật cần phải tuyên truyền, phổ biến trong

các nội dung quản lí nhà nước về đất đai.

- Nêu được thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai tại

UBND thành phố và các phường nội thành trên địa bàn TP.Quy Nhơn.

- Phát hiện được những nguyên nhân dẫn đến việc chưa thực hiện tốt công tác

tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần

nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Các quy định của pháp luật về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai.

+ Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai tại các

phường nội thành trên địa bàn TP.Quy Nhơn.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: từ năm 2008 đến nay.

+ Về không gian: Các phường nội thành tại TP.Quy Nhơn.

4. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm tuyên truyên,

phổ biến, giáo dục pháp luật và các vấn đề về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất

đai.

- Tìm hiểu các quy định của pháp luật cần phải tuyên truyền, phổ biến trong

các nội dung quản lí nhà nước về đất đai.

- Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai tại

các phường nội thành trên địa bàn TP.Quy Nhơn.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ

biến pháp luật về đất đai.

5. Lịch sử nghiên cứu

Hiện nay, nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

dân, do dân và vì dân với mục đích thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đúng

theo đường lối và chính sách của Đảng. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết phải xây

dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với thực tế và có hiệu lực

thi hành trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật

về đất đai nói riêng cho cán bộ và người dân phải được thực hiện nghiêm túc, giúp

họ hiểu, ý thức về pháp luật một cách đúng đắn và tuân thủ pháp luật trong thực tế.

Mặc dù nội dung về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai đã được quy

định lồng ghép vào các nội dung QLNN trong văn bản áp dụng PLĐĐ qua cá thời

kỳ khác nhau; Tuy nhiên đến Luật Đất đai 2013, nội dung này mới đưa vào nội

2

dung QLNN về đất đai. Vì vậy, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về

nội dung này. Tuy nhiên, một số sinh viên và nghiên cứu sinh ở các trường đại học,

cao đẳng đã nghiên cứu về các đề tài tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

nói chung như: Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thị Thanh Dung – Học

viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh với nội dung “Công tác phổ biến,

giáo dục pháp luật của Vụ pháp chế-Ủy ban dân tộc”, hay luận văn “Tăng cường

công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh trường trung học cơ sở Nghĩa

Lợi, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An-Thực trạng và giải pháp” của sinh viên Mạnh

Trọng Lâm, ngoài ra còn có các hình thức như hội nghị... như “Hội nghị giao ban

công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục 9 tháng năm 2013 và phương hướng

nhiệm vụ 3 tháng cuối năm” ở Hà Nội, “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo

dục pháp luật ở ĐăkLăk”... Những đề tài nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu

những vấn đề chung hoặc cụ thể ở từng ngành, từng lĩnh vực. Trong lĩnh vực phổ

biến, giáo dục pháp luật đất đai, tác giả đã được đọc những tham luận của các đại

biểu khi góp ý dự thảo Luật Đất đai 2013, tham luận tại các buổi hội nghị. Tuy

nhiên, tác giả chưa được tiếp cận với bất cứ một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu

về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai tại một địa bàn cụ thể.

Chính vì vậy đề tài “Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

đất đai tại các phường nội thành trên địa bàn thành phố Quy Nhơn” là một hướng

đi mới và việc thực hiện đề tài là cần thiết vì có ý nghĩa thực tiễn.

6. Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:

- Phương pháp thu thập số liệu,tài liệu: Thu thập số liệu về ĐKTN và

KT - XH, tình hình sử dụng và quản lý đất đai, số lượng buổi tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về đất đai đất tại các phường nội thành trên địa bàn TP.Quy Nhơn.

- Phương pháp tổng hợp thống kê: tập hợp và phân tích những số liệu cụ thể

từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá cần thiết về nội dung nghiên cứu. Qua số liệu

tổng hợp, tác giả có thể so sánh, đối chiếu các số liệu, thông tin thu thập giữa các

đơn vị cùng cấp về hiệu quả triển khai công tác cùng một kế hoạch, so sánh giữa các

thời điểm để rút ra những mặt được và chưa được, phát hiện những vướng mắc từ

đó đề xuất biện pháp kịp thời bổ sung, giải quyết.

- Phương pháp phân tích, đánh giá: giúp phân tích các số liệu, báo cáo tổng

kết hằng năm, hàng quý, đợt tuyên truyền để rút ra kế hoạch cụ thể, nhiệm vụ trọng

tâm trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai trong giai đoạn tiếp

theo.

3

- Phương pháp điều tra xã hội học: nhằm thu thập thông tin từ cán bộ địa

chính, người dân trong địa bàn nghiên cứu về quá trình và hiệu quả thực hiện công

tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai.

7. Đóng góp của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp

luật về đất đai tại các phường nội thành trên địa bàn thành phố Quy Nhơn” đã có

những đóng góp quan trọng:

- Về mặt lí luận: Nghiên cứu đề tài cho thấy pháp luật đất đai hiện hành về

công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai chưa có quy định cụ thể và các

biện pháp tổ chức thực hiện.

Việc phát hiện những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

về đất đai là khâu quan trọng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có ý nghĩa tích

cực nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

cho cán bộ và người dân trong TP.Quy Nhơn và các địa phương khác. Đồng thời, đề

tài góp phần cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu khái niệm, đặc điểm về công tác

TTPBPL đất đai; Là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Về mặt thực tiễn: Đề tài đã chỉ ra được những mặt đạt được và những mặt

bất cập cũng như thuận lợi, khó khăn của công tác TTPBPL đất đai tại các phường

nội thành trên địa bàn TP.Quy Nhơn. Việc khảo sát sự thực hiện công tác TTPBPL

đất đai, sự tham gia của các cán bộ và người dân địa phương thông qua phiếu điều

tra sẽ thấy được tình hình thực tế, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ người dân, góp

phần định hướng các giải pháp giải quyết những vướng mắc nhằm nâng cao hiệu

quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai tại các phường nội thành trên địa

bàn TP.Quy Nhơn; Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc triển khai công

tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai của các địa phương có đặc điểm

tương đồng.

Riêng về mặt cá nhân, việc nghiên cứu đề tài cung cấp cho bản thân cái nhìn

mới, khác so với lí thuyết đã được học. Để thực hiện tốt công việc chuyên môn sau

này thì nắm rõ luật là cần thiết song cần phải hiểu rõ tình hình của địa phương để áp

dụng cho phù hợp, đem lại hiệu quả ngày càng cao.

4

NỘI DUNG

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN,

PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

1.1 Những vấn đề chung về tuyên truyền, phổ biến pháp luật

1.1.1. Khái niệm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Khái niệm về pháp luật xã hội chủ nghĩa: pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ

thống các quy tắc mang tính bắt buộc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công

nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức xã hội chủ nghĩa do Nhà

nước ban hành và đảm bảo thực hiện trên cơ sở thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế

của bộ máy nhà nước. [5]

Khái niệm về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật: là việc làm sáng tỏ

về mặt tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho sự nhận thức

đúng đắn, đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của người tuyên truyền, phổ

biến và giáo dục pháp luật trong quá trình tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp

luật. [5]

Trong khoa học pháp lý, giáo dục pháp luật được xem là hoạt động có tính

định hướng các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó người giáo

dục và người được giáo dục tác động qua lại lẫn nhau, thiết lập những hành vi xử sự

phù hợp các quy phạm pháp luật. Hoạt động của giáo dục pháp luật nhằm hình

thành ở con người các thói quen xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật. [5]

Giáo dục pháp luật là quá trình tác động có tính liên tục, lâu dài, thường

xuyên. Vì thế, giáo dục pháp luật phải thông qua nhiều cơ quan, tổ chức chính trị -

xã hội, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan nhằm hướng dẫn

hành vi con người xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ

Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành, các phương tiện

thông tin đại chúng, các trường học, mỗi cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền, phổ

biến và giáo dục pháp luật. Người giáo dục pháp luật phải là tấm gương sáng trong

việc chấp hành pháp luật, có như vậy mới tạo được niềm tin và tính thuyết phục trực

tiếp đối với người được giáo dục.

Tóm lại, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có tính

định hướng của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội với mục đích tăng

cường ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ,

hành vi tích cực trong chấp hành pháp luật của cá nhân, nó chính là quá trình tác

động của nhân tố chủ quan vào ý thức của con thức.

Trong lĩnh vực đất đai, vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là

một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả QLNN về đất đai. Trước

5

Luật Đất đai 2013, thuật ngữ chung được trong các văn bản pháp luật là “tuyên

truyền, phổ biến pháp luật”. Tuy nhiên, từ khi nội dung này được luật hóa thành một

trong 15 nội dung QLNN theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và được đổi tên thành

“tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật”.

Giữa hai thuật ngữ này, về mặt bản chất thì giống nhau, nhằm mục đích đưa

pháp luật đến cán bộ và người dân, giúp họ hiểu pháp luật để thực hiện tốt. Tuy

nhiên, về mức độ, giữa hai thuật ngữ có sự khác nhau. Đối với thuật ngữ “tuyên

truyền, phổ biến” tức là làm thế nào để người dân biết đến pháp luật, hiểu được nội

dung đó nói gì trong khi đó thuật ngữ “tuyên truyền, phổ biến, giáo dục” đòi hỏi

phải đạt được mục tiêu cao hơn, ngoài việc giúp cho cán bộ và người dân biết đến

pháp luật, cần có biện pháp tác động làm thay đổi nhận thức của họ về pháp luật,

chủ động tìm hiểu pháp luật.

Điểm mới trong việc thay đổi thuật ngữ là nhấn mạnh khâu giáo dục PLĐĐ,

tức là nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai phải được tiến

hành thường xuyên, liên tục với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp với từng

đối tượng; tạo sự chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý

thức tôn trọng và chấp hành PLĐĐ của cán bộ và người SDĐ kèm theo biện pháp

xử lý phù hợp, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh

và trật tự an toàn xã hội. Việc bổ sung cụm từ “giáo dục” trong thuật ngữ TTPBGD

PLĐĐ đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong chức trách, nhiệm vụ

được giao cần chủ động, tích cực, kịp thời triển khai TTPBGD PLĐĐ và tổ chức

thực hiện các quy định của PLĐĐ.

Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có văn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn áp dụng

công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai và PLĐĐ chưa giải thích

cụ thể như thế nào gọi là “tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai”. Do

đó, thuật ngữ này được tìm hiểu thông qua những nội dung lồng ghép công tác

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai trong các nội dung QLNN về đất

đai. Dựa vào những đặc điểm của khái niệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật, có thể đưa ra những đặc điểm của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

đất đai như sau: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai là hoạt động có

tính định hướng của cơ quan Nhà nước với mục đích tăng cường nhận thức pháp

luật về đất đai của cán bộ QLĐĐ và người SDĐ; Tăng cường ý thức pháp luật xã

hội chủ nghĩa dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ, hành vi tích cực trong chấp

hành pháp luật của cá nhân, nó chính là quá trình tác động của nhân tố chủ quan vào

ý thức của con thức.

6

1.1.2. Các nguyên tắc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Các nguyên tắc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại

Điều 5, Luật Phổ biến Giáo dục pháp luật 2012. Cụ thể:

- Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.

- Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.

- Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu,

lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống,

phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã

hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng

ngày của người dân.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.

1.1.3. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại

Điều 10, Luật Phổ biến Giáo dục pháp luật 2012. Cụ thể:

- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các

quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình

đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc

phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và

trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp

luật mới được ban hành.

- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành

viên, các thỏa thuận quốc tế.

- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của

việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

1.1.4. Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại

Điều 11, Luật Phổ biến Giáo dục pháp luật 2012. Cụ thể:

- Họp báo, thông cáo báo chí.

- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp

thông tin, tài liệu pháp luật.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet,

pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật

trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu

dân cư.

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!