Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tự vệ thương mại tại WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THÚY HỒNG
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
TỰ VỆ THƢƠNG MẠI TẠI WTO VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế. Mã số: 60.38.01.07
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Việt Dũng
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần
Việt Dũng. Mọi ý kiến, quan điểm, số liệu, nội dung
tham khảo được trích dẫn đầy đủ, trung thực và chính
xác trong luận văn. Những kết luận của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
khoa học nào.
Tác giả luận văn
Trần Thúy Hồng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHT Ban hội thẩm
CQPT Cơ quan phúc thẩm
DS Giải quyết tranh chấp (Số hiệu vụ tranh chấp)
DSB Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO
EC Cộng đồng Châu Âu
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
HĐTV Hiệp định về các biện pháp tự vệ
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
MỤC LỤC
PHẦN M ĐẦU .................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. PHÁP LUẬT WTO VỀ TỰ VỆ THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TỰ VỆ THƢƠNG MẠI TẠI WTO.......................5
1.1. Khái quát về các nguyên tắc, điều kiện và thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự
vệ theo quy định tại Hiệp định về biện pháp tự vệ ..........................................................5
1 1 1 uy t t v t uy ...........5
1 1 2 Đ ều t v :............................................................................7
1 1 3 t ều tr t v .................................................................11
1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thƣơng mại theo thực tiễn giải quyết của Cơ
quan giải quyết tranh chấp WTO ...................................................................................14
1 2 1 P uyết về x s tă ậ ẩu, tư ố ặ tuy t ố s vớ s
xuất ộ tr v .............................................................................15
1.2.2. P uyết về x t t tr ặ y r t t
tr ....................................................................................................................................22
1.2.3. P uyết về x ố u ..........................................................32
1.3. Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ theo thực tiễn giải quyết của Cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO .............................................................................................39
1.3.1. t u ế ĩ v t ô ...............................................................39
1.3.2. t u ế t v ố vớ uố xuất ẩu .....42
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỰ VỆ CỦA VIỆT NAM –
ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC PHÁN QUYẾT CỦA WTO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................49
2.1. Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về biện pháp tự vệ ..................................49
2.1.1. ố r v t ất uy uật về t v t ....49
2.1.2. K u ý ế t v t : ......................................................51
2.2. Những vấn đề pháp lý của cơ chế tự vệ - phân tích từ thực tiễn các vụ điều tra 53
2.2.1. ề ều t v .......................................................................54
2.2.2. Về t t ều tr v t v ........................................................65
2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng pháp luật về tự vệ và đề xuất hoàn
thiện cơ chế tự vệ của Việt Nam.....................................................................................70
2.3.1. Đ ều ỉ ữ uy uật t ướ ù ợ vớ t t ễ
uyết tr ấ .................................................................................................................71
2.3.2. ă ư v trò ố tượ u ế t t ều tr ,
t v ...........................................................................................................................76
2.3.3. Đ ều ỉ s t ư t ....................................................77
KẾT LUẬN .......................................................................................................................80
1
PHẦN M ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép quốc gia thành viên
được quyền áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng không được phương hại
đến mục đích chung là thúc đẩy và tăng cường hệ thống thương mại quốc tế. Các biện
pháp phòng vệ thương mại được cho phép bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và
tự vệ thương mại. Trong đó, chống bán phá giá và chống trợ cấp là các biện pháp chống
lại hành vi thương mại không lành mạnh từ doanh nghiệp và chính phủ nước ngoài, còn tự
vệ thương mại là biện pháp được một quốc gia áp dụng hạn chế hoặc khắc phục những
hậu quả tiêu cực của sự gia tăng hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa do quá trình tự do
hoá thương mại (không liên quan tới những hành vi thương mại quốc tế không lành
mạnh). Cụ thể, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp thương mại hạn chế hàng
nhập khẩu khi có sự gia tăng hàng nhập khẩu (tương đối hoặc tuyệt đối so với sản xuất nội
địa) do đó gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa
sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các biện pháp cạnh tranh trực tiếp. Trong khuôn
khổ WTO, biện pháp tự vệ được xem là một dạng điều khoản giải thoát (escape clause)
cho quốc gia trong bối cảnh phức tạp và đa chiều của thương mại quốc tế - thông qua việc
tạm ngưng thực hiện các nghĩa vụ mở cửa thị trường quốc gia sẽ tạo điều kiện cho ngành
sản xuất trong nước có thời gian củng cố và tái cấu trúc cơ cấu sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên, quốc gia cũng không được lạm dụng biện pháp này để bảo hộ mậu dịch.
Biện pháp tự vệ được ghi nhận trong hệ thống văn bản pháp luật của WTO tại Điều
XIX GATT 1994 và Hiệp định về các biện pháp tự vệ (HĐTV). Tuy nhiên các quy phạm
này chỉ mang tính khung và khái quát. Việc diễn giải và áp dụng chúng phần lớn dựa vào
thực tiễn giải quyết tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO. Các khuyến nghị
của các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO trong các vụ tranh chấp được xem như
nguồn án lệ quan trọng cho quốc gia thành viên tham khảo và viện dẫn khi khởi xướng
điều tra hoặc bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ. Vì vậy, nghiên cứu và tiếp thu những
phán quyết này là việc cần thiết để áp dụng được biện pháp tự vệ trên thực tế.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới vào năm
2007, nhưng trước đó đã ban hành pháp luật về các biện pháp tự vệ nh m bảo vệ nền sản
xuất nội địa trong trường hợp có sự gia tăng nhập khẩu từ nước ngoài vào. Hệ thống pháp
luật về tự vệ thương mại của Việt Nam tính đến thời điểm này chỉ có Pháp lệnh về tự vệ
trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam ra đời năm 2002 và 03 Nghị định
hướng dẫn. Quy định của các văn bản nêu trên được áp dụng lần đầu tiên vào năm 2009
sau 6 năm ban hành. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, phía Việt Nam không đưa
ra bảo lưu nào đối với các Hiệp định của WTO nên quy định về tự vệ của Việt Nam gần
2
như tiếp thu toàn bộ điều khoản của Hiệp định tự vệ. Tuy nhiên, như đã đề cập, điều
khoản này mang tính chung nhất và không cụ thể, do đó có thể nhận thấy những quy định
của Việt Nam cũng mang tính khái quát như vậy. Hơn nữa, về mặt thực tiễn, tính đến
tháng 12/2013 trong 14 vụ điều tra tự vệ có liên quan đến Việt Nam thì có 2 vụ do Việt
Nam chủ động khởi xướng điều tra. Tuy Việt Nam chưa tham gia với tư cách là nguyên
đơn hoặc bị đơn trong bất cứ tranh chấp nào được giải quyết theo cơ chế của WTO liên
quan đến tự vệ thương mại nhưng khả năng phát sinh trường hợp này trong tương lai là rất
lớn. Do đó, cần tìm hiểu các báo cáo giải quyết tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO trong một số vụ kiện tiêu biểu và đưa ra cách giải thích hợp lý, so sánh với
quy định hiện hành và nghiên cứu xem Việt Nam có thể xem xét và học tập gì từ thực tiễn
đó để một mặt hoàn thiện pháp luật về biện pháp tự vệ, một mặt chuẩn bị tinh thần và kiến
thức tham gia các vụ kiện về tự vệ sau này (nếu có).
Nh m đóng góp ý kiến về vấn đề này trên cơ sở phân tích các tài liệu khoa học và
giải quyết tranh chấp thực tế, tác giả chọn thực hiện đề tài Thực tiễn giải quyết tranh
chấp về tự vệ thương mại tại WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các đề tài, khóa luận có liên quan:
1. Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - Thực tiễn sử dụng ở một số
nước trên thế giới và Việt Nam , Luận văn cử nhân, 2003, tác giả: Vũ Thị Thu Thảo,
trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Luận văn đã nghiên cứu được các vấn đề lý luận về biện pháp tự vệ của WTO (lịch
sử phát triển, các dạng biện pháp, nguyên tắc, thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ theo như
quy định tại Hiệp định về biện pháp tự vệ) đồng thời phân tích pháp luật về áp dụng biện
pháp tự vệ tại một số nước (Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản) tại thời điểm năm
2003. Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng tự vệ thương mại của Việt Nam tại thời điểm
đó và đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và đối với doanh
nghiệp. Tại thời điểm luận văn hoàn thành, Việt Nam chưa gia nhập WTO và tình hình
kinh tế - xã hội năm 2003 chưa có nhiều biến động như hiện tại. Mặt khác, luận văn
nghiên cứu trên cơ sở lý luận là Hiệp định của WTO và các văn bản quy định về tự vệ của
các quốc gia chứ không nghiên cứu phân tích dựa trên tình huống giải quyết tranh chấp
thực tế. Và vì chuyên ngành của tác giả là kinh tế ngoại thương nên tác giả không đi sâu
phân tích các văn bản pháp luật (Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài
vào Việt Nam năm 2002 và Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam).
2. Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ, 2006, tác giả: Trịnh Văn Minh, trường Đại học Luật Tp. HCM.
3
Luận văn phân tích được những vấn đề cơ bản về tự vệ trong thương mại quốc tế,
nghiên cứu các quy định của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào
Việt Nam năm 2002, từ đó đưa ra một số đề xuất trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
và cơ chế thực hiện pháp luật về tự vệ của Việt Nam. Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên
cơ sở lý luận và không có sự phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp nào tại WTO và
Việt Nam. Ngoài ra, kiến nghị của luận văn nghiêng về vấn đề hoàn thiện cơ chế cũng như
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan trong quá trình điều tra áp dụng biện pháp
tự vệ.
3. Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ, 2013, tác giả: Nguyễn Ánh Ngọc, Trường
ĐH Luật Hà Nội.
Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp tự vệ, lược sử pháp luật
về tự vệ, pháp luật về tự vệ tại WTO và một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời phân tích
thực trạng pháp luật tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài ở Việt Nam , từ đó đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tự vệ của Việt Nam. Luận văn này nghiêng
về phần lý luận pháp luật tự vệ của WTO và không đề cập đến thực tiễn áp dụng thông
qua các vụ kiện.
4. Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam – những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, 2013, tác giả: Nguyễn Quý Trọng, Học viện
Khoa học xã hội.
Luận án nghiên cứu lịch sử của điều khoản tự vệ và tổng thể các quy định về tự vệ của
WTO. Nội dung nghiên cứu tập trung về phần lý luận biện pháp tự vệ tại WTO, pháp luật
tự vệ của Việt Nam, có đề cập một phần đến vụ điều tra kính nổi nhập khẩu. Tuy nhiên,
như các luận văn khác, luận án không đi sâu phân tích những vụ kiện cụ thể trong thực
tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO, và không chưa đựngt hông tin về vụ điều tra tự vệ mới
nhất của Việt Nam: vụ việc dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài (Các kết quả cần đạt đƣợc)
- Làm r những vấn đề lý luận cơ bản của Hiệp định tự vệ về điều kiện và thủ tục áp
dụng biện pháp tự vệ trong khuôn khổ WTO;
- Làm r nội dung các vụ tranh chấp, lập luận của các bên và phán quyết của Ban hội
thẩm, Cơ quan phúc thẩm của WTO về điều kiện và thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ trong
hai vụ kiện cụ thể;
- Làm r các vấn đề pháp lý của Việt Nam về tự vệ thông qua hai vụ điều tra tự vệ
đầu tiên do Việt Nam khởi xướng;
- Đề xuất các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để hoàn thiện quy định pháp luật
và áp dụng có hiệu quả biện pháp tự vệ.
4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu các báo cáo giải quyết tranh chấp của BHT và CQPT
của WTO về biện pháp tự vệ thương mại tại 02 vụ kiện cụ thể trong khuôn khổ Điều XIX
G TT 1994 và Hiệp định tự vệ. Những vấn đề pháp lý được chú trọng phân tích bao gồm
điều kiện và thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ theo nhìn nhận của Ban hội thẩm và Cơ quan
phúc thẩm (được diễn giải từ Điều XIX G TT 1994 và Hiệp định tự vệ). Đồng thời, tác
giả cũng dựa vào các báo cáo điều tra của Cục quản lý cạnh tranh đối với mặt hàng kính
nổi nhập khẩu và dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu để phân tích, đối chiếu và từ đó đưa
ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các vấn đề khác của Việt Nam để
hạn chế thiệt hại khi sử dụng biện pháp tự vệ thương mại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp,
so sánh... c ng với các phương pháp suy luận, thống kê nh m làm r các điều kiện và thủ
tục áp dụng biện pháp tự vệ theo cách hiểu của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO và từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết
Đề tài nghiên cứu có 02 chương lần lượt làm r các vấn đề pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam về biện pháp tự vệ như sau:
ư 1: P uật về t v t ư v t t ễ uyết tr ấ
về t v t ư t
Phần này tác giả nghiên cứu, bình luận các báo cáo giải quyết tranh chấp của cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO tại các vụ kiện cụ thể của WTO về th tục và điều
kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Thông qua các báo cáo giải quyết tranh chấp, chương 1 đưa
ra cách giải thích của Cơ quan giải quyết tranh chấp về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
cũng như quy trình hợp pháp được chấp thuận tại cơ quan này.
ư 2: t ễ uật về t v t – ố ếu vớ
uyết v
Chương 2 nghiên cứu các điều kiện và quy trình áp dụng biện pháp tự vệ thương
mại của Việt Nam thông qua 2 vụ điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh. Từ kết quả nghiên
cứu của chương 1 và phân tích vụ điều tra, so sánh cách giải thích của Cơ quan giải quyết
tranh chấp WTO với nội hàm các quy định tương ứng của Việt Nam, chương 2 đề xuất
các hướng hoàn thiện pháp luật để tương thích hơn với pháp luật quốc tế cũng như hoàn
thiện các vấn đề khác giúp Việt Nam có cách thức áp dụng hữu hiệu nhất biện pháp tự vệ
thương mại trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước.