Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
953.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1513

Thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thông qua thi hành án

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KỲ NGUYÊN TRÃI

PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM SOÁT KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 - NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM SOÁT KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU QUỐC THÁI

Học viên: NGUYỄN KỲ NGUYÊN TRÃI

Lớp : Cao học Luật Kinh tế khóa 23

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lưu Quốc Thái. Luận văn có tiếp thu và kế thừa

các ý tưởng, kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đó. Mọi thông tin, số liệu

được sử dụng trong Luận văn là trung thực và có trích dẫn nguồn đầy đủ theo quy

định của nhà trường. Tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước nhà trường về lời

cam đoan này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Kỳ Nguyên Trãi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

EU Liên minh châu Âu

KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

KKT Khu kinh tế

KTCN Khí thải công nghiệp

VOC Nhóm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT KHÍ THẢI CÔNG

NGHIỆP.............................................................................................................................10

1.1. Tổng quan về khí thải công nghiệp.....................................................................10

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của khí thải công nghiệp..............................................10

1.1.2. Tác hại của khí thải công nghiệp.........................................................................15

1.2. Tổng quan về kiểm soát khí thải công nghiệp..................................................17

1.2.1. Khái niệm kiểm soát khí thải công nghiệp..........................................................17

1.2.2. Đặc điểm của kiểm soát khí thải công nghiệp ...................................................18

1.2.3. Vai trò của kiểm soát khí thải công nghiệp........................................................19

1.3. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về kiểm soát khí thải công

nghiệp.................................................................................................................................21

1.3.1. Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp tại một số quốc gia điển hình..21

1.3.2. Pháp luật quốc tế về kiểm soát khí thải công nghiệp........................................23

1.3.3. Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp tại Việt Nam...............................24

1.4. Kinh nghiệm pháp luật của Liên minh châu Âu và Nhật Bản trong việc kiểm

soát khí thải công nghiệp ...............................................................................................27

1.4.1. Liên minh châu Âu.................................................................................................27

1.4.2. Nhật Bản .................................................................................................................33

Kết luận Chương 1 ..........................................................................................................36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KHÍ THẢI

CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ..................37

2.1. Về quy chuẩn kỹ thuật khí thải công nghiệp....................................................37

2.2. Về vấn đề phòng ngừa, dự báo nguy cơ ô nhiễm từ khí thải công nghiệp.45

2.2.1. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường liên quan đến

khí thải công nghiệp..........................................................................................................45

2.2.2. Đăng ký, kiểm kê nguồn khí thải công nghiệp ...................................................49

2.2.3. Cấp phép xả thải khí thải công nghiệp ...............................................................52

2.3. Về vấn đề giám sát, phát hiện vi phạm pháp luật về kiểm soát khí thải công

nghiệp.................................................................................................................................55

2.3.1. Hoạt động quan trắc khí thải công nghiệp.........................................................55

2.3.2. Thanh tra, kiểm tra cơ sở phát tán khí thải công nghiệp..................................58

2.3.3. Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc giám sát các cơ sở phát tán khí thải

công nghiệp ........................................................................................................................61

Kết luận Chương 2 ..........................................................................................................66

KẾT LUẬN .......................................................................................................................67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ trước đến nay, có thể nói công nghiệp vẫn là một trong những trụ cột vô

cùng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực

khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại. Tuy nhiên, cùng với những

đóng góp to lớn về mặt kinh tế, hoạt động công nghiệp cũng gây ra ô nhiễm môi

trường một cách nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Trong lịch sử đã xảy

ra những vụ ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp gây ra mà thiệt hại để lại rất

nặng nề. Có thể kể đến thảm họa xảy ra trong thế kỷ 20 do khí thải công nghiệp thải

ra gây nên hiện tượng “nghịch đảo nhiệt” kìm hãm không cho khí thải phát tán lên

cao, gây ra hiện tượng đầu độc ở thành phố thuộc thung lũng Manse của Bỉ vào năm

1930 và cũng tương tự như vậy ở dọc thung lũng Monongahela vào năm 1948 làm

cho hàng trăm người chết và rất nhiều người bị ảnh hưởng đến sức khỏe

1

. Thảm họa

lớn nhất do khí thải công nghiệp gây ra “là vụ rò rỉ khí MIC (khí Metyl–iso–cyanate)

của liên hiệp sản xuất phân bón ở Bhopal thuộc Ấn Độ vào năm 1984. Khoảng trên

2 triệu người đã bị nhiễm độc, trong đó có 5 ngàn người chết và 50 ngàn người bị

nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù”

2

.

Tại Việt Nam, kể từ khi tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, ngành công nghiệp đã đóng góp nhiều thành tựu cho quá trình phát triển kinh

tế. Đặc biệt trong hơn 10 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp đã “tăng cao gần 3,5

lần, từ 0,34 triệu tỷ đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỉ trọng đóng góp vào GDP duy

trì ổn định khoảng 31 - 32% và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách

nhà nước”

3

. Tuy vậy, hoạt động công nghiệp tại Việt Nam cũng không tránh khỏi

việc gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường, trong đó có môi trường không

khí. Mặc dù cho đến nay tại Việt Nam chưa xảy ra vụ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng

nào do khí thải công nghiệp gây ra, tuy nhiên theo Báo cáo hiện trạng môi trường

quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong

những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí nước ta4

, đặc biệt là khí thải

1 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – Viện Môi trường và Tài Nguyên (2007), Giáo trình ô nhiễm

không khí, Đinh Xuân Thắng, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.11.

2 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – Viện Môi trường và Tài Nguyên, tlđd (1), tr.12.

3 Hồng Hạnh, “Cơ cấu lại ngành công nghiệp VN 2017-2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền

vững”, https://baomoi.com/co-cau-lai-nganh-cong-nghiep-vn-2017-2020-huong-toi-tang-truong-nhanh-va-be

n-vung/c/22424293.epi, truy cập ngày 04/6/2018.

4 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội, tr.111.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!