Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam và pháp luật của một số quốc gia ở đông nam á
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp
luật Việt Nam và pháp luật của một số
quốc gia ở Đông Nam Á
Dương Đình Công
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Phước Hiệp
Năm Bảo vệ: 2011
Abtract: Làm rõ những nội dung cơ bản về SHTT (Sở hữu trí tuệ), quyền
SHTT, thực thi quyền SHTT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật In-đô-nêxi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. Tìm hiểu thực tiễn của việc thực thi
quyền SHTT ở Việt Nam; thực tiễn thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a,
Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về SHTT và việc thực thi quyền SHTT ở Việt Nam: đòi hỏi khách
quan của việc hoàn thiện pháp luật về SHTT và thực thi quyền SHTT, những
yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về SHTT và nâng cao hiệu quả thực
thi quyền SHTT, xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển và bảo vệ
SHTT, hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT, kiện toàn hệ thống các cơ
quan nhà nước về SHTT, ...
Keywords: Pháp luật; Quyền sở hữu trí tuệ; Việt Nam; Đông Nam Á
Content
Sở hữu trí tuệ (SHTT) và thực thi quyền SHTT là một nội dung quan trọng
trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế và khu
vực. Việc nhận thức tác động to lớn của tài sản trí tuệ và những lợi ích do việc có một
cơ chế hiệu quả nhằm bảo hộ quyền SHTT trở thành một hoạt động nổi bật của các
quốc gia và các thiết chế quốc tế về bảo hộ quyền SHTT.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng khẳng định phát
triển khoa học, công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh
và bền vững… “ Hình thành hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học
và công nghệ. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, tập trung
phát triển và khai thác tài sản trí tuệ”[9, 135]. Tiếp tục thực hiện các cơ chế hợp tác
song phương và đa phương về chính trị, an ninh, kinh tế; chủ động, tích cực và có
trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Trong xu thế chung của thời đại Việt Nam đã ban hành một số các văn bản
quy phạm pháp luật về SHTT nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của lĩnh
vực SHTT cũng như bảo hộ quyền SHTT theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã
cam kết. Các quy định pháp luật Việt Nam về SHTT, thực thi quyền SHTT khá đầy
đủ và tương thích với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi quyền SHTT ở
Việt Nam trong thời gian qua chưa đạt được kết quả mong muốn.
Vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt
Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á” làm nội dung nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Luật quốc tế của mình.
Luận văn được cấu trúc theo ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia ở Đông Nam Á
Chương 2: Pháp luật và thực tiễn thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và
ở một số quốc gia Đông Nam Á
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở
hữu trí tuệ ở Việt Nam
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỰC THI QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ
QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của khái niệm thực thi quyền SHTT
1.1.1. Khái niệm “tài sản trí tuệ”, quyền SHTT
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm “tài sản trí tuệ” và
quyền SHTT
Từ rất lâu, tài sản trí tuệ đã hiện hữu trong đời sống và có ý nghĩa cũng như
tác động to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Tuỳ theo cách tiếp cận và ý
chí nhà nước mà sự ghi nhận về tài sản trí tuệ có nhiều quan điểm không giống nhau.
Sản phẩm trí tuệ đã được nhà nước ghi nhận lần đầu tiên một cách có hệ thống trong
đạo luật Venice năm 1474[12, 13]. Năm 1883 và năm 1886 thế giới chứng kiến sự ra
đời của hai công ước quốc tế về SHTT lần lượt là Công ước Paris về bảo hộ quyền
SHCN và Công ước Berne về bảo hộ các sản phẩm văn học nghệ thuật. Đây chính là
viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của hệ thống các quyền liên quan
đến tài sản trí tuệ.
Mặc dù không có khái niệm trực tiếp và chính thống về tài sản trí tuệ nhưng
chúng ta có thể định nghĩa quyền SHTT được hiểu là tập hợp các quyền đối với sản
phẩm trí tuệ là thành quả lao động sáng tạo của con người hay uy tín kinh doanh của
các chủ thể được pháp luật quy định bảo hộ. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật
của các nước khác trên thế giới không đưa ra định nghĩa trực tiếp thế nào là SHTT mà
chỉ định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại SHTT[15, 22].
Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới( WIPO) đưa ra khái niệm
quyền SHTT theo hướng liệt kê các quyền và không giới hạn:
Quyền SHTT bao gồm các quyền liên quan tới: Các tác phẩm văn học, nghệ
thuật và khoa học; Việc thực hiện biểu diễn nghệ thuật, phát minh, phát thanh, ghi âm,
truyền hình; Các sáng chế trong lĩnh vực đời sống của con người; Các phát minh khoa
học; Kiểu dáng công nghiệp; Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại
và chỉ dẫn thương mại; Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền
khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học
hay nghệ thuật.
Hiệp định Thỏa thuận về những khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền SHTT (TRIPs/WTO) đưa ra 07 nhóm quyền sở hữu được bảo hộ, bao gồm:
Quyền tác giả và quyền liên quan; Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã
hóa; Nhãn hiệu hàng hóa; Sáng chế; Thiết kế bố trí( topography) mạch tích hợp;
Thông tin bí mật; và Kiểu dáng công nghiệp.
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, tại chương 2 điều 2, điểm 3 định
nghĩa về quyền SHTT bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá,
sáng chế, thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương