Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong những năm đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (1986 - 1996)
PREMIUM
Số trang
222
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1022

Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong những năm đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (1986 - 1996)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

---------

NGUYỄN VĂN LƯỢNG

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÕNG

TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ

ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (1986 - 1996)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS, TS Vũ Như Khôi

2. PGS, TS Nguyễn Minh Đức

HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn là trung thực. Những

kết luận và đóng góp mới của luận án chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2013

tác giả luận án

Nguyễn Văn Lượng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 5

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 8

Chương 1. tư duy mới về quốc phòng việt nam từ năm 1986 đến năm

1996 17

1.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng từ năm 1975

đến năm 1985

17

1.2. Tư duy mới về quốc phòng từ năm 1986 đến năm 1996 27

Chương 2. quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở việt nam từ

năm 1986 đến năm 1996 64

2.1. Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng từ năm 1986 đến năm 1990 64

2.2. Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng từ năm 1991 đến năm

1996 88

Chương

3.

Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm thực

hiện nhiệm vụ quốc phòng ở việt nam từ năm 1986

đến năm 1996 116

3.1. Thành tựu và hạn chế 116

3.2. Bài học kinh nghiệm 144

KẾT LUẬN 167

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 174

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175

PHỤ LỤC 197

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT

TẮT

1 bảo vệ Tổ quốc BVTQ

2 chủ nghĩa đế quốc CNĐQ

3 chủ nghĩa tư bản CNTB

4 chủ nghĩa xã hội CNXH

5 "Diễn biến hoà bình" "DBHB"

6 Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN

7 Hiệp hội các nước Đông Nam á ASEAN

8 kinh tế - xã hội KT - XH

9 lực lượng vũ trang LLVT

10 Nhà xuất bản Nxb

11 quốc phòng - an ninh QP - AN

12 Quốc phòng toàn dân QPTD

13 xã hội chủ nghĩa XHCN

5

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Từ năm 1986 đến năm 1996, tình hình thế giới và khu vực có những

biến động to lớn về chính trị - xã hội, đã tác động sâu sắc đến công cuộc xây

dựng và BVTQ của Việt Nam. Sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và

Liên Xô đã làm cho phong trào cách mạng thế giới bước vào giai đoạn đầy

khó khăn, thử thách, tương quan lực lượng thay đổi theo chiều có lợi cho

CNTB. Lợi dụng tình hình đó, CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế đẩy

mạnh chống phá phong trào cách mạng thế giới, nhằm xoá bỏ các nước

XHCN còn lại, trong đó có Việt Nam. Trên thế giới, cuộc đấu tranh dân tộc

và giai cấp diễn ra gay gắt; độc lập, chủ quyền, con đường phát triển của

nhiều dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng. Tình hình đó đã tác động to lớn đến

việc điều chỉnh chiến lược và đường lối xây dựng CNXH của ĐCSVN từ năm

1986 đến năm 1996, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Mặt khác, đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan

và chủ quan, Việt Nam lâm vào khủng hoảng về KT - XH, có thời điểm khó khăn,

phức tạp tưởng chừng không vượt qua nổi. Do vậy, vấn đề đổi mới về nhận thức

được coi là một tất yếu khách quan, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó

khăn, bước vào con đường phát triển và hội nhập quốc tế. Với bản lĩnh chính trị

vững vàng, tư duy sáng tạo, ĐCSVN đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi

mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới về lĩnh vực quốc phòng, BVTQ.

Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công cuộc đổi mới

đất nước từ năm 1986 đến năm 1996 đã giành được những thành tựu quan

trọng. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đã đảm bảo giữ vững độc lập,

chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đảm bảo môi trường hoà bình, ổn

định, tạo điều kiện, tiền đề tiếp tục đưa công cuộc đổi mới phát triển; thế trận

chiến tranh nhân dân được củng cố vững chắc hơn; đã hoàn thành nhiệm vụ

quốc tế đối với cách mạng hai nước Lào và Campuchia, đồng thời tích cực

mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.

6

Thắng lợi trên lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam trong 10 năm đầu thời

kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến năm 1996 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy

nhiên, những thắng lợi đó vẫn chưa được tổng kết, đánh giá đúng với tầm vóc của

nó. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá toàn diện thành tựu và hạn chế trong 10 năm

thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996, nhằm

tìm nguyên nhân; rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp đổi mới trên

lĩnh vực quốc phòng những năm tiếp theo, là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực

tiễn to lớn trong quá trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong

bối cảnh Việt Nam đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh", những thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới từ năm

1986 đến năm 1996 đã tạo thời cơ, thuận lợi nhất định cho việc thực hiện những

mục tiêu, nhiệm vụ ở chặng đường tiếp theo.

Ngày nay, hoà bình, hợp tác, phát triển trên mọi lĩnh vực đã trở thành xu thế

chủ đạo trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nguy cơ chiến

tranh, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, tranh chấp biên giới,

lãnh thổ... không phải đã được triệt tiêu. Trên thế giới, khu vực châu á - Thái Bình

Dương, xu thế, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục được các quốc gia quan

tâm, đẩy mạnh. Song vẫn tồn tại, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, khó lường,

do những yếu tố nội tại và tham vọng tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải... Mặt khác,

CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính, áp đặt

ảnh hưởng của nó đối với các quốc gia, dân tộc khác, trong đó vẫn tiếp tục thực

hiện âm mưu xoá bỏ CNXH và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

XHCN tiếp tục đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân yêu cầu ngày càng

cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996

là cần thiết về lý luận và thực tiễn.

7

Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Thực hiện nhiệm vụ

quốc phòng trong những năm đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (1986 -

1996)" làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Mục đích

Dựng lại quỏ trỡnh thực hiện nhiệm vụ quốc phũng trong 10 năm đầu

thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá và rút ra một số bài học kinh

nghiệm, vận dụng vào công cuộc xây dựng, củng cố quốc phũng của Việt

Nam hiện nay và trong thời gian tới.

3. Đối tượng

Quỏ trỡnh thực hiện nhiệm vụ quốc phũng của cả nước, trọng tâm là

hoạt động của LLVT Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996.

4. Phạm vi nghiờn cứu

Về nội dung: Luận ỏn tập trung nghiờn cứu sự phỏt triển về tư duy, quá

trỡnh xõy dựng, củng cố nền QPTD; xõy dựng LLVT nhõn dõn; thực hiện

nhiệm vụ quốc phũng, BVTQ; làm nhiệm vụ quốc tế của toàn Đảng, toàn dân

và toàn quân, trong đó nghiên cứu việc thực hiện nhiệm vụ quốc phũng của

LLVT, của Quõn đội nhân dân Việt Nam là chủ yếu.

Về thời gian: Từ 1986 đến năm 1996; đồng thời đề cập đến thời gian

trước và sau 10 năm thời điểm trên.

Về khụng gian: Trên phạm vi cả nước, có đề cập đến một số nước trong

khu vực và trên thế giới.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án làm rõ sự phát triển tư duy về quốc phòng Việt Nam trong

những năm đầu thời kỳ đổi mới; dựng lại quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc

phòng Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996.

Đánh giá một cách khoa học về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân tình

hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996.

Rút ra một số bài học kinh nghiệm của quá trình thực hiện nhiệm vụ

quốc phòng từ năm 1986 đến năm 1996 để vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ

8

quốc phòng Việt Nam thời gian tới.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác

nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền về giáo dục quốc phòng trên phạm vi cả

nước, nhất là ở các cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã được

công bố

Đã có nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân

đội; nhiều báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa

phương; nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học... trong nước và

ngoài nước đề cập đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, BVTQ trong thời

kỳ đổi mới ở Việt Nam. Có thể chia thành các nhóm chính sau:

Nhóm những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,

quân đội:

Một số tác phẩm có nội dung, phương pháp tiếp cận tương đối sát với

đề tài, đó là: Đồng chí Trường Chinh với tác phẩm Đổi mới là đũi hỏi bức

thiết của đất nước và của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, từ việc khái

quát bức tranh thực trạng đất nước, xu thế phát triển của thời đại, đó khẳng

định đổi mới là tất yếu khách quan, đó chính là mệnh lệnh của cuộc sống, là

đũi hỏi cấp bỏch, vấn đề có ý nghĩa sống cũn đối với cách mạng Việt Nam.

Tác phẩm nêu lên những quan điểm, tư tưởng cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi

mới, những vấn đề về xây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước, để đưa cách

mạng Việt Nam vững bước đi lên.

"Đổi mới tư duy quân sự, kiên trì chấp hành và vận dụng sáng tạo đường

lối quân sự của Đảng", bài viết của đồng chí Lê Đức Anh, đăng trong Tạp chí

Quân đội nhân dân, số 4/1988. Bài báo đã xác định một số vấn đề chủ yếu trong

đổi mới về tư duy, thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, BVTQ ở nước ta và

chỉ rõ: trong lãnh đạo cách mạng nói chung, trong lĩnh vực quân sự nói riêng, việc

9

nhận định, đánh giá đúng tình hình thực tế khách quan, tình hình địch và ta, dự

đoán đúng khả năng phát triển của các tình huống là vấn đề rất quan trọng, có tính

quyết định. Trong xây dựng nền QPTD, chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân

giữ nước và cả nước đánh giặc, lấy LLVT nhân dân làm nòng cốt, trên cơ sở xây

dựng quân đội nhân dân chính quy và ngày càng hiện đại, xây dựng LLVT nhân

dân ba thứ quân, bao gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ...

Đồng chí Đỗ Mười với tác phẩm Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vỡ chủ

nghĩa xã hội, gồm 5 tập do Nxb Sự thật, Hà Nội, ấn hành năm 1992 và 1993.

Nội dung trình bày khái quát đường lối, quan điểm, mục tiêu, biện pháp tiến

hành công cuộc đổi mới trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xó hội.

Do đòi hỏi của thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước, đồng chí đó khẳng định

tớnh tất yếu của cụng cuộc đổi mới; vai trũ lónh đạo của Đảng; sự sáng tạo,

tích cực của quần chúng nhân dân trong quá trỡnh đổi mới; tư duy mới về

CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam...

Những bài viết và nói chọn lọc trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2001, cuốn sách là tuyển chọn những bài viết, bài nói tiêu biểu của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1989 - 2001. Trên cơ sở quán triệt và vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực hoạt động cách mạng, những bài nói, bài viết

của Đại tướng đề cập về công cuộc xây dựng đất nước, BVTQ, về đường lối, nhiệm

vụ quân sự, quốc phòng trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cuốn sách Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam của Đại tướng Lê Văn

Dũng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, cuốn sách gồm một số bài viết, có

đề cập đến nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân mạnh về chính trị, làm cơ sở

xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ sẵn sàng

chiến đấu và chiến đấu BVTQ qua các giai đoạn, trong đó có giai đoạn 1986 -

1996.

Cuốn sách 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu,

trưởng thành dưới lá cờ vẻ vang của Đảng của Đại tướng Phạm Văn Trà, Nxb

10

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, cuốn sách gồm nhiều bài viết có đề cập đến tư

tưởng, lý luận thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, BVTQ, xây dựng quân

đội trong thời kỳ mới.

"Nhìn lại 20 năm đổi mới tư duy về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ

quốc trong thời kỳ mới", bài viết của Đại tướng Phạm Văn Trà đăng trong Tạp chí

QPTD, số 8/2005. Nội dung bài báo đã khái quát những tác động của tình hình thế

giới, trong nước đến quá trình đổi mới tư duy, triển khai thực hiện nhiệm vụ quân

sự, quốc phòng, BVTQ trong 20 năm, từ măm 1986 đến năm 2005, đồng thời đề

cập những nét chính về tình hình có liên quan, xác định một số nội dung, biện pháp

chính trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, BVTQ trong những năm tới,

nhấn mạnh việc giáo dục quán triệt, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH,

đẩy mạnh xây dựng LLVT nhân dân, quân đội nhân dân vững mạnh về mọi mặt,

tăng cường xây dựng nền QPTD, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân...

Nhóm báo cáo tổng kết của các cơ quan Đảng, Nhà nước và quân đội

tiêu biểu:

Bài "Tình hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng 1986 - 1990 và phương

hướng nhiệm vụ quốc phòng 5 năm 1991 - 1995", trích Báo cáo của Đảng uỷ

Quân sự Trung ương, Tạp chí QPTD, số 6/1991. Bài báo đã khái quát những kết

quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng 5 năm, từ năm 1986 đến năm 1990,

đặc biệt nhấn mạnh kết quả cuộc điều chỉnh chiến lược, tập trung xây dựng quân

đội về chính trị làm cơ sở xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp của quân đội;

khái quát những kết quả chính, đồng thời đề cập một số hạn chế và nguyên nhân

của những kết quả, hạn chế đó. Về tình hình, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng 5

năm, từ năm 1991 đến năm 1996, xác định nhiệm vụ tiếp tục việc xây dựng, củng

cố thế trận chiến tranh nhân dân; nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của

LLVT; nhiệm vụ bảo đảm trang bị, kỹ thuật là một vấn đề hết sức quan trọng...

Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới

(1986 - 2006) của Ban Chỉ đạo Tổng kết lý luận, thuộc Ban Chấp hành

Trung ương ĐCSVN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Nội dung Báo

11

cáo trình bày bối cảnh, quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới;

đánh giá những thành tựu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, bài học kinh

nghiệm; lý giải một số vấn đề trong quá trình phát triển lý luận của Đảng

qua 20 năm đổi mới.

Đặc biệt Báo cáo tổng kết công tác chỉ huy tham mưu chiến lược trong thời

kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,

2006. Báo cáo làm rõ đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ; tư duy quân sự, quốc phòng,

BVTQ do ĐCSVN xác định; đánh giá kết quả tham mưu, chỉ đạo thực hiện nhiệm

vụ của Bộ Tổng Tham mưu; rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình tham

mưu chiến lược trong thực nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, BVTQ của Bộ

Tổng Tham mưu từ năm 1975 đến năm 2000.

Nhóm công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài:

Đề tài Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn

hiện nay ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.01.13 của Học viện

Chính trị - Quân sự, thuộc chương trỡnh trọng điểm KX.01, đó luận giải

sõu sắc sự cần thiết phải đổi mới tư duy về mối quan hệ biện chứng giữa

xây dựng và BVTQ; tư duy mới về nhiệm vụ xây dựng và BVTQ...

Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân của

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

Đây là công trình tập hợp các bài tham luận Hội thảo nhân kỷ niệm 50 năm

ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Nội dung của các bài viết chủ

yếu đi sâu vào quá trình ra đời, xây dựng, trưởng thành của quân đội ta theo

tư tưởng Hồ Chí Minh, một số bài đề cập đến các nội dung, lĩnh vực cụ thể

về xây dựng quân đội trong tình hình mới.

"Quốc phòng qua 10 năm đổi mới", bài viết của tác giả Trần Bạch

Đằng, đăng trong Tạp chí QPTD, số 1/1996. Bài báo khái quát quá trình phát

triển tư duy về quốc phòng, BVTQ trong 10 năm đổi mới đất nước, nêu

những kết quả chính, chỉ ra một số hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ quốc

12

phòng 10 năm, từ năm 1986 đến năm 1996, đồng thời đề cập một số vấn đề về

tình hình, nhiệm vụ quốc phòng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Cuốn sách Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, của Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự - Bộ Quốc

phòng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, cuốn sách là tập hợp những

tham luận, những bài viết của một số nhà khoa học, một số tác giả nhằm làm

sáng tỏ những quan điểm của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, BVTQ, xây

dựng nền QPTD, thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân...

Cuốn sách Quốc phòng toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và

xây dựng đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội, 2005. Nội dung cuốn sách đề cập

nhiều vấn đề, trong đó đi sâu làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của

Nhà nước về QP - AN, chiến tranh nhân dân trong công cuộc xây dựng và

BVTQ Việt Nam XHCN, về quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự,

quốc phòng, BVTQ trong thời kỳ mới....

Cuốn sách Đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Học viện

Chính trị - Quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006. Cuốn sách bao

gồm nhiều bài viết, thể hiện tính thời sự cấp bách, góp phần tham gia vào

cuộc đấu tranh trên mặt trận lý luận của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH.

Cuốn Mấy vấn đề cơ bản về tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ

Tổ quốc trong thời kỳ mới của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt

Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006. Cuốn sách trình bày những luận

cứ khoa học nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, BVTQ Việt Nam

XHCN trong thời kỳ mới; chỉ rõ thực trạng và những yêu cầu đặt ra về nhiệm

vụ quốc phòng; đồng thời xác định những giải pháp nhằm xây dựng, củng cố,

tăng cường sức mạnh quốc phòng, BVTQ Việt Nam XHCN trong thời kỳ

mới.

"Hai mươi năm đổi mới tư duy của Đảng về bảo vệ Tổ quốc xã hội

chủ nghĩa" bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng đăng trong Tạp chí

13

Khoa học quân sự, số 8/2006. Bài báo khái quát cơ sở khách quan hình

thành tư duy mới của Đảng về BVTQ trong 20 năm, từ năm 1986 đến năm

2006, trình bày khái quát tư duy mới của Đảng về mục tiêu, về sức mạnh

và lực lượng, về phương thức BVTQ.

Năm 2006, nhóm tác giả: Phùng Khắc Đăng, Đỗ Văn Tương, Lê Minh

Vụ, Hoàng Xuân Lâm, Nguyễn Nhâm hoàn thành đề tài Quốc phòng Việt

Nam trong quá trình đổi mới (1986 - 2005), nội dung đánh giá, rút ra những

vấn đề về phát triển lý luận, thực tiễn quốc phòng Việt Nam qua 20 năm đổi

mới, từ năm 1986 đến năm 2005, nêu một số nội dung góp phần nâng cao

hiệu quả đổi mới về quốc phòng những năm tiếp theo.

Nhóm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ:

Nguyễn Đức Ngọc, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhiệm vụ quốc

phòng trong thời kỳ đổi mới đất nước từ 1986 - 1996, luận văn Thạc sĩ Lịch

sử, 2001. Luận văn bước đầu dựng lại bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực,

trong nước trong 10 năm, từ năm 1986 đến năm 1996; quá trình Đảng xác

định quan điểm, chủ trương lãnh đạo quốc phòng Việt Nam trong tình hình

mới; đề cập những vấn đề cơ bản chính về sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ

quốc phòng...

Đặng Bá Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan

hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến 1996, luận án

Tiến sĩ Lịch sử, 2002. Luận án trình bày mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách

mạng Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996; quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết

mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược trên các lĩnh vực, các địa bàn cụ thể;

đánh giá thành tựu bước đầu và kinh nghiệm quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết

mối quan hệ giữa xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN...

Nguyễn Hữu Luận, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo

vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến 2001, luận án Tiến sĩ Lịch sử,

2004. Luận án trình bày những nhân tố thường xuyên tác động đến sự

nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN từ 1986 đến 2001, quan điểm, chủ trương,

14

đường lối của Đảng, quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ BVTQ, đánh

giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm Đảng lãnh

đạo sự nghiệp BVTQ từ năm 1986 đến năm 2001...

Nhóm công trình của các học giả nước ngoài:

Một số công trình của học giả nước ngoài công bố có liên quan đến đề tài

như: Dương Kim Thâm, Lương Khải Tôn, Chiến lược khai thác biển của Trung

Quốc, Nhà xuất bản Đại học công nghiệp Vật lý Trung Hoa, 1992, Bản dịch Ban

Đối ngoại Trung ương. Robert Grullr, Quan hệ Việt Nam - Mỹ, cuộc tranh luận về

bình thường hoá, Ban Đối ngoại Trung ương dịch năm 1993. Tác giả Ljunggren

(chủ biên), Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 1994...

1.2. Những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu, giải quyết

Những công trình, tác phẩm nêu trên đã khái quát một số nội dung cơ

bản về đặc điểm, tình hình trong nước, trên thế giới và của một số nước trong

khu vực. Bước đầu làm rõ được một số nội dung cơ bản tư duy và sự phát triển

tư duy về quốc phòng, BVTQ ở Việt Nam. Đề cập được một số nội dung cơ

bản quan điểm, chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam. Khái quát được một số nội dung cơ bản về nhiệm vụ quốc

phòng Việt Nam trong 10 năm đầu thời kỳ đổi mới đất nước. Bước đầu trình

bày sơ lược quá trình xây dựng, củng cố quốc phòng của Việt Nam trong

những năm đổi mới. Đề cập một số nội dung, phương hướng, nhiệm vụ quốc

phòng trong thời gian tiếp theo. Mốc thời gian mà các công trình nêu trên

nghiên cứu chủ yếu trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam, từ năm 1986 đến năm

2006.

1. 3. Những vấn đề chưa được các công trình nghiên cứu, giải quyết

Các công trình, tác phẩm nêu trên chưa đi sâu trình bày một cách hệ

thống những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển tư duy quốc phòng Việt

Nam từ năm 1986 đến năm 1996; chưa trình bày một cách toàn diện quá trình

triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, gắn với quá trình lãnh đạo của

15

Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, hoạt động của LLVT từ năm 1986

đến năm 1996. Chưa làm rõ vai trò thực hiện nhiệm vụ quốc phòng của các

LLVT, của Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996. Một số

công trình, ấn phẩm, do phạm vi nghiên cứu rộng, nên chưa có điều kiện đi

sâu, làm rõ tư duy mới; chưa đi sâu dựng lại quá trình thực hiện nhiệm vụ

quốc phòng ở Việt Nam; chưa đánh giá sâu sắc những thành tựu, hạn chế và

chỉ ra những bài học kinh nghiệm về việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng từ

năm 1986 đến năm 1996. Một số công trình đề cập rộng, chưa làm rõ đặc

điểm tình hình cách mạng Việt Nam, sau ngày cả nước độc lập thống nhất,

đến thời điểm ĐCSVN khởi xướng, lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước;

chưa có những số liệu xác thực về kết quả chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quốc

phòng để luận giải những vấn đề nêu ra; chưa rút ra những bài học kinh

nghiệm để vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng Việt Nam

trong tình hình mới. Chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu trong

mười năm đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996.

1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết

Dưới góc độ khoa học lịch sử, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào

trình bày và giải quyết một cách căn bản, toàn diện sự phát triển tư duy, lý

luận về quốc phòng Việt Nam; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều

hành của Nhà nước; dựng lại quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng của

toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; đặc biệt, của LLVT và Quân đội nhân dân

Việt Nam; chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm quá trình

thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong 10 năm đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

từ năm 1986 đến năm 1996, để vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ

quân sự, quốc phòng ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án sẽ tập trung giải

quyết căn bản, toàn diện những nội dung đó.

Đề tài "Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong những năm đầu thời kỳ

đổi mới ở Việt Nam (1986 - 1996)" mà tác giả chọn làm đề tài luận án không

trùng với một công trình nào trước đây.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!