Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện chính sách xã hội ở doanh nghiệp đối với công nhân / Bùi Nhựt Phong
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN
Mã Số: T.2011-05-115
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Bùi Nhựt Phong
TP.HCM, tháng 7 năm 2013
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Ths. Bùi Nhựt Phong – Chủ nhiệm đề tài
2. Ths. Trần Thị Thanh Trà – Thư ký đề tài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
__________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN
(Trường hợp của công ty Gia Định)
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Bùi Nhựt Phong
- Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Khoa XHH – CTXH & ĐNA
- Thời gian thực hiện: (12 tháng)
2. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung của nghiên cứu là xem xét việc thực hiện chính sách xã hội ở
doanh nghiệp này như thế nào.
- Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
1. Nghiên cứu hệ thống văn bản của Nhà nước liên quan đến chính sách xã hội đối
với người lao động trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đối chiếu với việc thực hiện chính
sách xã hội cho công nhân trong công ty Gia Định hiện nay.
2. Tìm hiểu hiện trạng việc thực hiện chính sách xã hội ở doanh nghiệp đối với
công nhân thông qua trường hợp công ty Gia Định ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Nguyên nhân và điều kiện của việc thực hiện chính sách xã hội ở doanh nghiệp.
4. Phân tích tác động của các chính sách xã hội đó đến đời sống kinh tế- xã hội
của công nhân.
5. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm củng
cố, bổ sung, xây dựng những chính sách xã hội mới cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Trong nghiên cứu này, tác giả đã cố gắng sử dụng phương pháp phân tích chính
sách để làm rõ việc thực hiện chính sách xã hội trong một doanh nghiệp cụ thể.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu, để lý
giải sâu sắc vấn đề thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước đối với người lao động tại
một doanh nghiệp cụ thể.
- Nghiên cứu cũng đã sử dụng lý thuyết “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối
với người lao động” để luận giải cho vấn đề nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Hệ thống hóa được các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến chính sách
xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Đã làm rõ được việc thực hiện chính sách xã hội ở công ty Gia Định đối với công
nhân trong các lĩnh vự như: Chính sách bảo đảo việc làm cho người lao động; chính sách
tiền lương; chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách nhà ở; điều kiện làm việc của công
nhân trong công ty…
- Chỉ ra được những nguyên nhân, điều kiện của việc thực hiện chính sách xã hội ở
công ty Gia Định đối với công nhân. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác
động của các chính sách đó đến đời sống của công nhân trong doanh nghiệp này như thế
nào.
- Đưa ra những khuyến nghị trong việc thực hiện chính sách xã hội ở doanh
nghiệp đối với công nhân lao động hiện nay.
5. Sản phẩm:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đem lại các sản phẩm cụ thể như sau:
Thứ nhất, phần cơ sở lý luận của đề tài đã làm rõ phần nào lịch sử nghiên cứu vấn đề thực
hiện chính sách xã hội ở doanh nghiệp đối với công nhân ở Việt Nam hiện nay.
Phần cơ sở lý luận của đề tài cũng đã làm rõ các khái niệm chính như chính sách, chính
sách xã hội và chính sách xã hội với công nhân. Bên cạnh đó còn có các lý thuyết tiếp cận
để giải thích cho vấn đề thực thi chính sách xã hội ở doanh nghiệp đối với người lao động
như (lý thuyết chức năng, lý thuyết hành động, lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp).
Thứ hai, Nghiên cứu đã làm rõ được việc thực hiện chính sách xã hội ở công ty Gia Định
đối với công nhân, những nguyên nhân và các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính
sách xã hội trong một doanh nghiệp cụ thể.
Thứ ba, ứng dụng được kết quả nghiên cứu trong việc giảng dạy môn chính sách xã hội
cho sinh viên.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
- Dùng làm tư liệu giảng dạy về chính sách xã hội cho sinh viên khoa Xã hội học –
Công tác xã hội và Đông Nam Á học.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên, các nhà quản lý và hoạch định chính
sách và các cá nhân quan tâm đến vấn đề này.
- Kết quả nghiên cứu, sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo và quản lý trong công ty hiểu
rõ hơn việc thực hiện chính sách của công ty mình đối với công nhân hiện nay và xem
như là cơ sở tham khảo để thực hiện chính sách xã hội cho công nhân trong công ty được
tốt hơn.
Cơ quan chủ trì xác nhận
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Ngày 30 tháng 07 năm 2013
Chủ nhiệm đề tài
Bùi Nhựt Phong
THE MINISTRY OF EDUCATION THE COMMUNIST SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM AND TRAINING Independence – Freedom - Happiness
HO CHI MINH CITY
OPEN UNIVERSITY
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: THE IMPLEMENTATION OF SOCIAL POLICY FOR
WORKERS IN THE COMPANY
Code number:
Coordinator: MA. BUI NHUT PHONG
Implementing institution: Faculty of sociology – Social work and Southeast Asian
studies
Duration: 12 months
2. Objective(s):
- The overall objective of the study is to examine the implementation of social
policy in Gia Đinh company.
- Specific objectives of the study are:
1. Researching of the system of state policies related to social policy for workers
in the enterprise.
2. Finding out the current status of implementation of social policies in the Gia
Đinh company.
3.Analysing causes and conditions of the implementation of social policy in the
Gia Đinh company
4. Analysing of the impact that social policy to workers' lives in the Gia Đinh
company.
5. Providing suggestion and recommendations to strengthen, complement and
build new social policies to appropriate the current moment.
3. Creativeness and innovativeness:
- In this study, we use analyse policy to explain the implementation of social
policy in Gia Đinh company.
- We use qualitative research methods with technical depth interviews to explain
implementation of social policy for workers in Gia Đinh company.
- The study also use the theory of “Corporate Social Responsibility” for explaining
the research problem.
4. Research results:
- Collected the laws of the State relating to social policy for employees in the
enterprise.
- Clarified the implementation of social policies in the Gia Dinh company in such
fields as: wage policy, social security policy; housing policy, working conditions of
workers in the company ...
-Showed the causes and conditions for the implementation of social policies in the
Gia Dinh company.The research results also showed the impact of those policies on the
lives of workers.
-Provided recommendations for the implementation of social policy in the
company for workers.
5. Products:
- Showed historical research for the implementation of social policies for workers
in Viet Nam.
- Showed the main concepts as policy, social policy and social policy for workers.
- Showed the implementing social policies in the Gia Dinh company to workers,
the causes and the factors affecting the implementation of social policies in the Gia Dinh
company.
- To Applicate of research results in teaching social policy for students.
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
-To use as teaching materials for social policy for students of Sociology - Social
Work and study of Southeast Asia.
- To provide references for students, managers and policy makers, and individuals
interested in this issue.
- To use the results of the study will help leaders and managers in the company to
better understand the performance of their company policy for workers present and as the
basis of reference for policy implementation social workers in better company.
Confirmation of Ho Chi Minh City Open University July 30th, 2013
On behalf of the Head master, vice principal project coordinator
Bui Nhut Phong
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................... 9
3.1. Ý nghĩa lý luận .......................................................................................... 9
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 9
4. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 9
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................. 10
5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 10
5.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 10
5.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 10
6. Cơ sở lý thuyết của đề tài................................................................................... 10
7. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu ....................................................... 16
7.1. Phương pháp luận chung................................................................................ 16
7.2. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể ................................................ 16
7.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 18
7.3.1. Mẫu cho thông tin định lượng ............................................................... 18
7.3.2. Mẫu cho thông tin định tính .................................................................. 18
8. Các khái niệm liên quan đến đề tài................................................................... 19
9. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình phân tích…………………………………..23
9.1. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………………...23
9.2. Mô hình phân tích……………………………………………………………….24
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN
VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH
NGHIỆP…………………………………………………………………………………25
1.1. Đặc điểm xã hội cơ bản của mẫu nghiên cứu ở công ty cổ phần Gia Định…………25
1.2. Hệ thống các văn bản về chính sách xã hội của Nhà nước có liên quan đến doanh
nghiệp…………………………………………………………………………………….28
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIA
ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN………………………………………………………..47
2.1. Bảo đảm cho công nhân có việc làm thường xuyên, ổn định............................ …...47
2.2. Chính sách tiền lương, thưởng ở doanh nghiệp đối với công nhân................... …...52
2.3. Chính sách nhà ở đối với công nhân ................................................................. …...65
2.4. Chính sách bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp đối với công nhân....................... …...70
2.5. Các điều kiện làm việc của công nhân trong công ty........................................ …...74
2.6. Chính sách bồi dưỡng về văn hóa và chuyên môn kỹ thuật. ................................……90
2.7. Các chế độ phúc lợi tập thể ở doanh nghiệp đối với công nhân........................ …..93
2.8. Vai trò của các định chế xã hội trong việc bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội ở
Công ty đối với công nhân. ...................................................................................... …...98
2.8.1. Công đoàn............................................................................................... …...98
2.8.2. Đoàn Thanh niên .................................................................................... …..100
2.8.3. Hội đồng bảo hộ lao động ...................................................................... …..101
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………......103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... ….107
PHUÏLUÏC……………………………………………………………………………111
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển chung của toàn nhân loại, ở mỗi thời đại, quốc
gia, dân tộc, mỗi giai đoạn phát triển lịch sử lại nảy sinh những vấn đề xã hội
khác nhau đòi hỏi phải giải quyết bằng những chính sách cụ thể. Ngày nay, đất
nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới với sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước,
chuyển từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp, với tính
năng động xã hội cao. Đi cùng với nó là việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chuyển
đổi dần từng bước vai trò của chính phủ và mối quan hệ giữa Nhà nước và xã
hội. Quá trình đó gắn liền với các thay đổi sâu sắc và nhanh chóng trên mọi mặt
của đời sống xã hội. Chính thực tiễn này đòi hỏi các nhà quản lý phải điều chỉnh
các chính sách kinh tế – xã hội cho phù hợp với tình hình mới để có thể bao quát
hết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh.
Một điểm cần lưu ý là xã hội hiện đại phát triển rất nhanh, chưa bao giờ
làm cho xã hội biến đổi nhanh chóng như ngày nay, khiến cho công tác quản lý
xã hội phải đương đầu với những vấn đề xã hội mới nảy sinh theo một nhịp độ
ngày càng nhanh. Các chính sách xã hội luôn ở vào trạng thái nguy cơ bị lạc hậu
so với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, để tránh bị động trong quản lý xã hội, quá
trình hoạch định một chính sách xã hội phải liên tục. Khi đưa ra một chính sách
xã hội để thực hiện thì đồng thời đã phải tiếp tục nghiên cứu chính sách xã hội đó
trong những giai đoạn tiếp theo.
Ở nước ta, thực tiễn trong mấy chục năm qua, đặc biệt là từ sau đổi mới
đến nay cho thấy muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, một trong những
nhiệm vụ quan trọng là phải biết quản lý xã hội một cách khoa học về cả hai mặt
vĩ mô và vi mô. Trong nhiệm vụ quản lý xã hội, sự kết hợp thi hành chính sách
kinh tế và chính sách xã hội là hết sức quan trọng. Một thời gian khá dài, trong
các kế hoạch của Nhà nước, chúng ta thường chú trọng mặt chính sách kinh tế,
chưa chú trọng mặt chính sách xã hội. Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định:
2
“Nhiều vấn đề xã hội gay gắt để tồn động kéo dài, chậm được giải quyết. Nhà
nước chưa quan tâm đúng mức và chưa có chính sách, biện pháp có hiệu quả để
xử lý mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội trong quá trình phát triển; chưa dự kiến
được những hậu quả tiêu cực về xã hội, về tư tưởng và tâm lý của các cơ chế,
chính sách kinh tế mới để có biện pháp khắc phục kịp thời …” (Văn kiện Đảng,
1996, tr 30).
Từ những luận điểm trên đây, có thể thấy chính sách xã hội là một vấn
đề lớn cần được đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay khi mà đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu và thực thi chính sách xã hội cho các giai tầng khác
nhau thì việc nghiên cứu chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân là điều cần
thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên
cứu về vấn đề này ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hầu
như chưa được chú trọng đúng mức, và thường chỉ dừng lại ở các quan điểm lý
luận, những báo cáo dưới dạng các chuyên đề, chưa đi sâu nhiều vào những
nghiên cứu mang tính thực nghiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đang
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tạo điều kiện cho mọi
thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn thành phố phát triển mạnh đã thu hút một số lượng lớn lực lượng lao
động các nơi về đây làm việc, hình thành nên các khu công nghịêp và khu chế
xuất lớn.
Tuy nhiên, trong thực tế rất ít các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc
pháp luật Nhà nước trong việc thực thi đầy đủ các chính sách xã hội, nhằm bảo
đảm quyền lợi cho công nhân lao động. Thêm vào đó, bản thân người công nhân
trong các doanh nghiệp cũng chưa có sự hiểu biết sâu sắc về quyền lợi và nghĩa
vụ của mình. Vì thế, vấn đề xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao
động thường xảy ra và trở nên gay gắt khi mà nhu cầu về lợi ích kinh tế giữa chủ
và thợ chưa được thống nhất, các chính sách phúc lợi doanh nghiệp chưa đảm
bảo được đời sống của người công nhân lao động.
3
Từ những vấn đề trên đây cho thấy, nghiên cứu về chính sách xã hội
đối với công nhân là cần thiết. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài: “Thực hiện
chính sách xã hội ở doanh nghiệp đối với công nhân” (Trường hợp công ty cổ
phần Gia Định, thành phố Hồ Chí Minh).
Tác giả chọn công ty cổ phần Gia Định như một trường hợp nghiên cứu
bởi vì những lý do chính sau đây: thứ nhất, khi tiến hành nghiên cứu khám phá,
tác giả nhận thấy đây là một trong những Công ty có số lượng công nhân đông;
trong thời gian qua ít xảy ra xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao
động; thứ hai, hiện nay có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến vấn đề chính
sách phúc lợi đối với người lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài và tư
nhân, tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu trong các công ty cổ phần. Do vậy,
tác giả muốn tìm hiểu việc thực hiện chính sách xã hội trong công ty cổ phần
hiện nay như thế nào; đâu là những tác nhân chính ảnh hưởng đến việc thực hiện
tốt hay không tốt chính sách xã hội ở doanh nghiệp đó.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề chính sách phúc lợi cho người lao động tại nơi làm
việc, ở nước ngoài có các nghiên cứu đáng chú ý sau:
Elizabeth Wickenden, với nghiên cứu về “Welfare in a changing world”
(1995), cho rằng hệ thống phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp cần
hướng đến các chương trình, quyền lợi và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu xã hội
của người lao động.
B.N. Chattoraj trong công trình nghiên cứu: “tham gia của xí nghiệp tập
thể và tư nhân vào phúc lợi xã hội Ấn Độ: những triển vọng và hạn chế (2002).
Nghiên cứu đã cho thấy được những đặc điểm chính của chính sách xã hội ở các
doanh nghiệp tại Ấn Độ. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã cho thấy nhà nước Ấn
Độ đã có những quy định và bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi chính sách
xã hội đối với người lao động trong các lĩnh vực như bảo hiểm thân thể, phương
tiện sơ cứu, nhà ở, phòng nghỉ ngơi, điều kiện làm việc… đối với người lao động
trong doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả còn cho thấy hệ thống phúc
4
lợi ở các doanh nghiệp Ấn Độ chú trọng cả vấn đề phúc lợi ở trong và ngoài
doanh nghiêp cho người lao động.
Indra Lestari với nghiên cứu: “Vai trò và chức năng của doanh nghiệp
trong phúc lợi xã hội” (2002), đã cho thấy được trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân tại Indonesia đối với người lao động.
Trên cơ sở nhìn nhận hệ thống phúc lợi tại doanh nghiệp là một phần của hệ
thống phúc lợi của quốc gia, do vậy các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm cùng
với nhà nước gánh vác những vấn đề về phúc lợi cho người lao động trong các
lĩnh vực như: trả lương cao cho người lao động, chính sách về bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội, điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp…
Lee Kyesun với nghiên cứu: “ Các hình thức chăm sóc, giáo dục mầm non
cho con của người lao động tại các doanh nghiệp ở Hàn Quốc” (2008), đã cho
thấy nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động, đặc biệt là đối với lao
động nữ thông qua việc xây dựng các cơ sở chăm sóc, giáo dục mầm non cho con
em người lao động trong doanh nghiệp để giảm bớt gánh nặng công việc cho lao
động nữ. Qua nghiên cứu này, tác giả cũng cho thấy luật pháp Hàn Quốc đã quy
định rõ ràng về việc đối xử như nhau giữa nam và nữ lao động trong doanh
nghiệp.
Lina Song và Simon Appleton, với công trình nghiên cứu: “Di dân và
chính sách bảo trợ xã hội tại Trung Quốc” (2008), đã phân tích chính sách bảo
trợ xã hội đối với người lao động di dân từ nông thôn ra đô thị. Các tác giả đã
phân tích những tác động của rủi ro kinh tế đến đến sống của người lao động
cũng như nhưng phương thức mà người lao động ứng phó với những rủi ro đó.
Các tác giả cũng phân tích vai trò của các chính sách phúc lợi của nhà nước và
doanh nghiệp trong việc hỗ trợ giải quyết những khó khăn cho người lao động di
cư.
Năm 20011, tổ chức an toàn lao động và sức khỏe tại nơi làm việc của
Châu Âu (EU – OSHA) với nghiên cứu về: “Vấn đề quản lý an toàn lao động và
bảo đảm sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc”, nghiên cứu này đã cho
thấy vai trò của nhà nước và các chủ thể quản lý trong doanh nghiệp trong việc
bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động; những nhân tố tác
5
động đến vấn đề an toàn trong lao động, sức khỏe của công nhân trong các doanh
nghiệp ở châu Âu. Trong đó vấn đề công nghệ sản xuất, vai trò của luật pháp và
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động đóng vai trò quan trọng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chính sách xã hội đối với công nhân là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm và được nhiều phương tiện thông tin đại chúng nói đến. Đồng
thời đó cũng là chủ đề của các diễn đàn và hội thảo chuyên ngành dành cho
những nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu về lĩnh
vực này chỉ dừng lại ở các bài viết, chuyên đề chứ chưa có nhiều công trình
nghiên cứu thực nghiệm một cách có hệ thống dưới góc nhìn xã hội học, nhằm
cung cấp một cơ sở dữ liệu khoa học để giúp nhận diện hệ thống các chính sách
xã hội cho công nhân lao động cũng như thực trạng việc thực hiện chính sách xã
hội đối với công nhân và tác động của chính sách đó đến đời sống kinh tế- xã hội
của họ. Đâu là những nguyên nhân, điều kiện và kết quả của việc thực hiện chính
sách xã hội đó trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, đáng chú ý
nhất là nghiên cứu: “Chính sách xã hội đối với công nhân thuộc khu vực quốc
doanh”. Đây là một phần trong tổng thể đề tài nghiên cứu về giai cấp công nhân
của Viện xã hội học thực hiện vào năm 1989. Đề tài này đã đặt ra sáu vấn đề
chính sách xã hội đối với công nhân để tiến hành điều tra ở một số xí nghiệp
quốc doanh trên địa bàn Hà Nội là: 1. Bảo đảm cho công nhân có việc làm
thường xuyên, ổn định. 2. Chế độ tiền lương, tiền thưởng. 3. Cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho công nhân. 4. Bảo đảm dịch vụ nhằm giảm nhẹ cho
công nhân trong việc nội trợ gia đình. 5. Bồi dưỡng văn hoá, chuyên môn, kỹ
thuật cho công nhân. 6. Đào tạo năng lực quản lý cho những người kế cận, lãnh
đạo, quản lý.
Đề tài này có nội dung nghiên cứu khá rộng và chỉ chú trọng đến các
chính sách xã hội đối với công nhân trong khu vực quốc doanh mà chưa chú
trọng nghiên cứu chính sách xã hội đối với công nhân trong khu vực ngoài quốc
doanh, đặc biệt là công nhân trong các doanh nghiệp được cổ phần hóa. Về
phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật