Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh Kon Tum
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
PHẠM NGUYỄN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Bình Định - năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
PHẠM NGUYỄN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM
Chuyên nghành: Chính trị học
Mã số: 8310201
Ngƣời hƣớng dẫn: GS, TSKH Phan Xuân Sơn
D NH M C CÁC T VI T TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 BLĐ-TB&XH Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
2 BHYT Bảo hiểm Y tế
3 CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
4 CSHT Cơ sở hạ tầng
5 DTTS Dân tộc thiểu số
6 ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long
7 ĐBKK Đặc biệt khó khăn
8 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
9 MTTQ Mặt trận tổ quốc
10 PLĐTB&XH Phòng Lao động-Thƣơng binh và Xã hội
11 UBND Ủy ban Nhân dân
12 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
13 XHCN Xã hội chủ nghĩa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Phạm Nguyễn
1
M C L C
Trang
MỞ ĐẦU--------------------------------------------------------------------- 1
Chƣơng 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG -----------------------------------------------------------------------17
1.1. CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG - KHÁI NIỆM,
NỘI DUNG-------------------------------------------------------------------------17
1.1.1. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững ---------------------------17
1.1.2. Sự cần thiết của chính sách giảm nghèo bền vững --------------------20
1.1.3. Chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam ----------------------22
1.2. LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG -------------------------28
1.2.1. Chu trình chính sách công và thực hiện chính sách công -------------28
1.2.2. Thực hiện chính sách công------------------------------------------------30
1.2.3. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ---------------------------32
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện chính sách ----------42
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM------------------------------50
2.1. CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM --------------------------------50
2.1.1. Điều kiện tự nhiên----------------------------------------------------------50
2.1.2. Khái quát về dân cƣ, giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính
trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ----------------------------------------------52
2.1.3. Tình trạng nghèo, đói tại tỉnh Kon Tum --------------------------------54
2.2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TẠI TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020-------------------55
2.2.1. Lập kế hoạch----------------------------------------------------------------55
2.2.2. Tổ chức thực hiện ----------------------------------------------------------59
2.2.3. Giám sát, phản hồi, điều chỉnh chính sách------------------------------77
2.2.4. Đánh giá, rút kinh nghiệm ------------------------------------------------80
2
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM---------------81
2.3.1. Về điều kiện khách quan --------------------------------------------------81
2.3.2. Về quy trình tổ chức thực hiện -------------------------------------------83
2.3.3. Về nhận thức của các cấp chính quyền và ngƣời dân về việc
thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ------------------------------------88
2.3.4. Về sự không phù hợp giữa chính sách với thực tiễn tại tỉnh Kon Tum------90
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ Y U
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI
TỈNH KON TUM T N Y Đ N NĂM 2025 ------------------------------93
3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH ------------------------------------------------------93
3.1.1. Những yếu tố thuận lợi ----------------------------------------------------93
3.1.2. Những yếu tố khó khăn----------------------------------------------------94
3.1.3. Dự báo xu hƣớng giảm nghèo đến năm 2025 --------------------------96
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG----------------------------------------------------------97
3.2.1. Mục tiêu tổng quát ---------------------------------------------------------97
3.2.2. Mục tiêu cụ thể -------------------------------------------------------------98
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM------------------------99
3.3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo bền vững -----99
3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách -------------------- 100
3.3.3. Nhóm giải pháp đại đoàn kết, phát huy tinh thần tƣơng thân,
tƣơng ái trong cộng đồng ngƣời các tộc sinh sống tại Kon Tum---------- 106
3.3.4. Nhóm giải pháp điều tra, rà soát thống kê, xác định hộ nghèo----- 107
3.3.5. Nhóm giải pháp về nguồn lực và cơ chế huy động nguồn lực
cho giảm nghèo bền vững ------------------------------------------------------ 108
3.3.6. Nhóm giải pháp tổng thể về đối mới, hoàn thiện chính sách
giảm nghèo bền vững ----------------------------------------------------------- 109
K T LUẬN---------------------------------------------------------------------- 111
D NH M C TÀI LIỆU TH M KHẢO----------------------------------- 113
PH L C------------------------------------------------------------------------ 111
3
4
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của ề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của các nền
kinh tế nhiều quốc gia, vũng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời kéo theo là sự
bùng nổ về dân số, ảnh hƣởng của môi trƣờng sinh thái, dịch bệnh,... thì vấn
đề đói nghèo cũng đeo bám dai dẳng, trở thành vấn đề của quốc gia và toàn
cầu, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển kinh tế thị trƣờng, quy luật
cạnh tranh đã và đang thúc đ y nhanh hơn quá trình phát triển không đều, làm
sâu s c thêm sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ trong một quốc
gia, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia với nhau. Khoảng cách về mức thu
nhập của ngƣời nghèo so với ngƣời giàu ngày càng có xu hƣớng rộng ra.
Ở Việt Nam, qua 35 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, chuyển đổi nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, đất nƣớc
đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã đạt đƣợc những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao liên tục trong
nhiều năm, nƣớc ta đã từ một nƣớc nghèo với thu nhập bình quân đầu ngƣời ở
mức rất thấp (chƣa đến 100 USD/ngƣời) trở thành một nƣớc có thu nhập bình
quân đầu ngƣời ở mức thu nhập trung bình (≈3.500 USD/ngƣời), mọi mặt của
xã hội đã thay đổi theo hƣớng tích cực, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ
rệt, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực
mới cho đất nƣớc tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp, trong đó có thể nói
chính sách giảm nghèo bền vững đã có những thành công to lớn, đạt đƣợc
nhiều kết quả đáng kể và đã có bƣớc phát triển căn bản, góp phần quan trọng
vào những thành tựu chung về kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, chính
5
sách giảm nghèo bền vững vẫn còn bộc lộc những hạn chế nhất định nhƣ:
chính sách còn chồng chéo, thiếu thống nhất và đồng bộ, hệ thống chính sách
chƣa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ để ngƣời nghèo thoát nghèo; việc thực
hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở nƣớc ta vẫn còn chƣa thống nhất,
đồng đều ở các địa phƣơng.
Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã đạt đƣợc những thành tựu rất
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác giảm nghèo
bền vững nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Năm
2019, tổng số hộ nghèo chung: 18.858 hộ, chiếm tỷ lệ 13,62% so với tổng số
hộ dân toàn tỉnh. Trong đó có 17.649 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ
24,93% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Hộ cận nghèo: 8.809,
chiếm tỷ lệ 6,36% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 7.998 hộ cận
nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 11,30% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số
toàn tỉnh. Vì vậy, Kon Tum vẫn là tỉnh nghèo, chƣa thoát ra khỏi tình trạng
của một tỉnh đặc biệt khó khăn.
Việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh Kon Tum mặc dù
có những tiến bộ, nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Chẳng hạn, sự thiếu
tính đồng bộ, thống nhất cả về nhận thức và hành động; công tác triển khai thực
hiện, đánh giá và giám sát việc thực thi chính sách còn yếu. Hệ thống chính sách
chƣa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ để ngƣời nghèo thoát nghèo. Chƣa tìm ra
những giải pháp thiết thực phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh miền núi, đa
dân tộc. Có thể nói, tình trạng đói nghèo tại tỉnh Kon Tum đang là một vấn đề
bức xúc, cần đƣợc quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình thực
hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Kon Tum để phát hiện, đề xuất các giải
pháp nhằm thực hiện có hiệu quả giảm nghèo bền vững tại tỉnh Kon Tum vừa có
ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết về thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay. Xuất phát từ những lý do này, học viên chọn đề tài: "Thực hiện chính sách
6
giảm nghèo bền vững tại tỉnh Kon Tum" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Chính trị học.
2 Tình hình nghiên c u iên quan ến uận văn
2.1. Các sách chuyên khảo, tham khảo iên quan ến ề tài
- Cuốn sách của H: CPRGS Drafting Committee đó là“Community
Viewson the Poverty Reduction Strategy - Quan điểm của cộng đồng về chiến
lược giảm nghèo” năm 2002. Nghiên cứu đã trình bày quan điểm của các tỉnh
Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Lào Cai
về các xu hƣớng giảm nghèo và dự báo về giảm nghèo, vấn đề tạo cơ hội cho
các hộ nghèo và hỗ trợ kế sinh nhai, nâng cao sự tiếp cận với các dịch vụ xã
hội cơ bản, giảm bớt sự rủi ro và tính nhạy cảm của ngƣời nghèo, sự chu n bị
về thể chế cho việc thực hiện chiến lƣợc giảm nghèo.
- Asselin Loius-Marie//Vietnam's Socio-Economic Development,
“Multidimensional Poverty Monitoring: A Methodology and Implementation
in Vietnam - Giám sát giảm nghèo đa chiều: phương pháp luận và ứng dụng
ở Việt Nam” năm 2005. Cuốn sách trình bày phƣơng pháp luận phân tích đa
chiều về tình trạng nghèo ở Việt Nam, đánh giá khả năng áp dụng phƣơng
pháp luận trong xây dựng khuôn khổ chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô cho
phát triển ở Việt Nam, đƣa ra một số khuyến nghị nhằm cải tiến phƣơng pháp
luận về xác định ngƣời nghèo ở Việt Nam: lựa chọn các chỉ số rõ ràng để đo
lƣờng chính xác mức độ nghèo đói của ngƣời dân; việc xác định chu n nghèo
phải dựa trên cơ sở lý thuyết nhất định và phải đƣợc giữ cố định theo thời
gian để phân tích động lực thay đổi nghèo đói; các trọng lƣợng phân loại cơ
sở cũng phải đƣợc giữ không đổi, đối với việc tính toán chỉ số CPI so với một
rổ cố định của hàng hoá,…
- “Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan, bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam” của Võ Thị Thu Nguyệt năm 2019 nội dung cuốn sách làm rõ
7
chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo của Malaixia và Thái Lan là bài học quý báu
đối với những quốc gia đang hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng cao đi đôi với
công bằng xã hội, đặc biệt là những nƣớc trong cùng khu vực phát triển sau
và có điều kiện về địa lý cũng nhƣ dân tộc tƣơng đối gần gũi. Các kinh
nghiệm chủ yếu đƣợc rút ra là: giải quyết đồng bộ mục tiêu tăng trƣởng kinh
tế và giảm nghèo để hạn chế mất cân bằng thu nhập và năng lực giảm nghèo;
bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các dân tộc, chú trọng cho giáo dục và đào tạo,
phần chi ngân sách cho đầu tƣ và trợ cấp giáo dục.
- “Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp” của PGS.TS.
Lê Quốc Lý, N xb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012. Tác giả đã phân tích một
cách có hệ thống những vấn đề lý luận về xóa đói, giảm nghèo, chủ trƣơng,
đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam liên quan tới xóa đói
giảm nghèo giai đoạn 2001-2010. Tác giả đã đánh phân tích thực trạng và đánh
giá tổng quát việc thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 -
2010, từ đó đề xuất định hƣớng, mục tiêu, cơ chế và giải pháp nhằm thực hiện
xóa đói, giảm nghèo bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới. Cuốn sách là tài
liệu tham khảo quý giá cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan nhà nƣớc trong việc
hoạch định, quyết định, thực thi, đánh giá chính sách xóa đói, giảm nghèo tại
Việt Nam. Đồng thời là nguồn tƣ liệu trong việc nghiên cứu về chính sách xóa
đói giảm nghèo tại Việt Nam.
- “Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực
trạng và giải pháp” của tác giả Hà Quế Lâm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
năm 2002. Tác giả đã khái quát về tình trạng đói nghèo và thực trạng xóa đói
giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nƣớc ta giai đoạn 1992 - 2000. Các chƣơng
trình, dự án của Đảng và Nhà nƣớc đã thực hiện trong việc xoá đói, giảm nghèo
ở vùng dân tộc thiểu số, đồng thời khuyến nghị về định hƣớng và đề xuất một số
giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo.
8
- “Chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam đến năm 2015” của tác giả
Nguyễn Thị Hoa, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 2010. Tác giả đã
phân tích cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách giảm nghèo ở Việt Nam, đánh
giá các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1998 -
2010. Đồng thời đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015. Đây là tài liệu tham khảo cho
các nhà lãnh đạo, các cơ quan nhà nƣớc trong việc hoạch định, quyết định, thực
thi, đánh giá chính sách xóa đói, giảm nghèo tại Việt Nam đồng thời là nguồn tƣ
liệu trong việc nghiên cứu về chính sách xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
- “Vấn đề giao đất, giao rừng và định canh, định cư vùng đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Văn Nam (Chủ biên), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội năm 2010. Các tác giả đã phân tích thực trạng việc thựuc hiện
các chính sách của Nhà nƣớc ta trong việc giao đất, giao rừng, thực hiện định
canh, định cƣ vùng dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Cùng với đó, đề xuất các
giải pháp liên quan đến giao đất, giao rừng và định canh, định cƣ găn với xóa đói
giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số tại năm tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay.
- Năm 2009 có một công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa
với tựa đề “Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt
Nam đến năm 2015”, đây là một công trình nghiên cứu công phu dựa vào
khung lý thuyết về tấn công đói nghèo của WB và phƣơng pháp đánh giá
chính sách đói nghèo. Nghiên cứu góp phần bổ sung các vấn đề lý luận và
thực tiễn về công tác hoạch định chính sách XĐGN, qua đó tác giả đã tập
trung đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách XĐGN chủ yếu. Quá
trình phân tích và đánh giá đƣợc dựa trên các số liệu cập nhật nhất, đã chỉ ra
mặt đƣợc mà mỗi chính sách mang lại đồng thời cũng tìm ra các vấn đề bất
cập trong triển khai thực hiện chính sách, tác giả đã tiến hành đánh giá chính
9
sách XĐGN nhằm chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mỗi chính
sách đến công cuộc giảm nghèo của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất định
hƣớng cũng nhƣ giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN của Việt Nam đến
năm 2015.
- Cũng trong năm 2009 một nghiên cứu của tác giả Lê Văn Bình với đề
tài “Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng Bắc Trung bộ và Duyên
hải Trung bộ trong giai đoạn hiện nay”, nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và khu vực B c Trung bộ và Duyên
hải Trung bộ trong việc giải quyết đói nghèo từ đó tạo ra cơ sở lý luận để đổi
mới công tác quản lý nhà nƣớc về XĐGN nói chung đặc biệt là khu vực B c
Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Từ nghiên cứu của mình tác giả đã đƣa ra
những ý kiến nhận xét về việc giải quyết, xử lý thực trạng nghèo đói khu vực
B c Trung bộ và Duyên hải Trung bộ, những điểm mạnh, điểm yếu của chính
sách, trong tổ chức bộ máy quản lý và quy trình vận hành nhằm thực hiện
mục tiêu XĐGN.
2.2 Các uận án tiến sĩ iên quan ến ề tài
- Katsushi S. Mmai, Raghav Gaiha, Ganesh Thapa (2012), Tài chính vi
mô và nghèo đói (Microfinance and Poverty). Các tác giả nhận thấy rằng: một
đất nƣớc với số lƣợng tổ chức tài chính vi mô nhiều hơn, tổng danh mục cho
vay bình quân đầu ngƣời cao hơn có xu hƣớng đạt đƣợc việc giảm nghèo đói
khả quan hơn. Trái ngƣợc với những bằng chứng riêng lẻ gần đây, kết quả cho
thấy tài chính vi mô đó làm giảm đáng kể tỷ lệ nghèo ở cấp độ vĩ mô. Các nền
kinh tế toàn cầu chững lại cũng đã dấy lên lo ngại nghiêm trọng về khả năng
miễn dịch của lĩnhvực tài chính vi mô và tiềm năng của nó đối với xoá đói giảm
nghèo. Những kết quả còn cho thấy rằng tài chính vi mô không chỉ làm giảm tỷ
lệ đói nghèo mà còn giảm chiều sâu và mức độ nghiêm trọng của nó.
- Luận án Tiến sỹ kinh tế của Phạm Thị Mỹ Duyên: “Sinh kế giảm
10
nghèo bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Đại học Kinh tế - Luật,
đại học quốc gia thành phố Hồ chí Minh, 2020. Trong Luận án, tác giả đã
phân tích đặc điểm vốn sinh kế và các hoạt động sinh kế của hộ nghèo vùng
ĐBSLC; đánh giá ảnh hƣởng của vốn sinh kế và các yếu tố khác ảnh hƣởng
đến việc lựa chọn chiến lƣợc sinh kế của hộ; đánh giá vai trò của các hoạt
động sinh kế đối với nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững; đề xuất các
giải pháp để giúp ngƣời nghèo nâng cao năng lực sinh kế và lựa chọn hoạt
động sinh kế giảm nghèo bền vững. Các giải pháp đƣợc đề xuất đứng trên góc
độ xây dựng các nguồn vốn sinh kế của hộ để hộ chủ động lựa chọn hoạt
động sinh kế hiệu quả và chuyển đổi sinh kế bền vững theo hƣớng nâng cao
năng lực vốn sinh kế của hộ nghèo để gia tăng cơ hội việc làm và chuyển đổi
sinh kế cần có sự nỗ lực về phía hộ và vai trò của chính phủ, doanh nghiệp,
trong đó trụ cột chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất.
- Tiến sỹ Phạm Bảo Dƣơng: “Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm
nghèo cho khu vực ĐBSCL”. Đề tài nghiên cứu thuộc Dự án VIE/02/001 Hỗ
trợ cải thiện và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo,
năm 2008. Trong đề tài, với phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế kết hợp cả
định lƣợng và định tính, tác giả làm rõ nguyên nhân đói nghèo, đánh giá thực
trạng và biểu hiện đặc thù về đói nghèo của ngƣời dân trong vùng. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp và các chính sách giảm nghèo phù hợp với tính đặc
thù của khu vực ĐBSCL. Các giải pháp tập trung vào việc thúc đ y tăng
trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm; tập trung các nguồn lực giải quyết các
nhu cầu cơ bản của ngƣời nghèo; huy động nguồn lực xã hội, tăng đầu tƣ
ngân sách cho công tác xóa đói, giảm nghèo; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực,...
- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Tôn Thu Hiền:“Sử dụng một số công
cụ tài chính nhằm thực hiện giảm nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên”, Học viện Tài