Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TRẦN CÔNG MẠNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Bình Định - Năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TRẦN CÔNG MẠNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8310201
Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐOÀN THẾ HÙNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
Trần Công Mạnh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa !
Lời cam đoan !!
Mục lục !!!
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Kết cấu của luận văn 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI 8
1.1. An sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội 8
1.2. Các hợp phần cơ bản của chính sách an sinh xã hội 13
1.3. Thực hiện chính sách an sinh xã hội 21
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách an sinh xã hội 27
1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách an sinh xã hội trong
nước và bài học kinh nghiệm cho thị xã An Nhơn
29
* Tiểu kết chương 1 36
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 37
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc thực
hiện chính sách an sinh xã hội ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
37
2.2. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định
45
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở
thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
69
* Tiểu kết chương 2 76
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
77
3.1. Phương hướng thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thị
xã An Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025
77
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh
xã hội ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
79
* Tiểu kết chương 3 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ASXH An sinh xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CTr Chương trình
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HD Hướng dẫn
HĐND Hội đồng nhân dân
HU Huyện ủy
KH Kế hoạch
NQ Nghị quyết
Nxb Nhà xuất bản
NTM Nông thôn mới
QĐ Quyết định
Qđi Quy định
TTg Thủ tướng
TU Thị ủy/Tỉnh ủy
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã An Nhơn giai đoạn
2016 - 2020
41
2
Bảng 2.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế thị xã An Nhơn giai đoạn
2016 - 2020
42
3
Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu chi Bảo hiểm xã hội các năm 2017,
2018, 2019 ở thị xã An Nhơn
49
4
Bảng 2.4. Báo cáo về công tác BHXH, BHYT thị xã An Nhơn từ
năm 2017 đến năm 2020
50
5
Bảng 2.5. Tỷ lệ tham gia BHYT của các nhóm ở thị xã An Nhơn
tính đến ngày 31/12/2019
51
6
Bảng 2.6. Tổng hợp các đối tượng chính sách hưởng chế độ ưu đãi
trên địa bàn thị xã An Nhơn
53
7
Bảng 2.7. Kết quả công tác chính sách ưu đãi ở thị xã An Nhơn
giai đoạn 2016 - 2020
55
8
Bảng 2.8. Các đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội ở thị xã
An Nhơn năm 2020
60
9 Bảng 2.9. Tỷ lệ hộ nghèo ở thị xã An Nhơn từ năm 2016 đến năm 2020 62
10
Bảng 2.10. Tín dụng cho hộ nghèo ở thị xã An Nhơn giai đoạn
2016 - 2020
63
11
Bảng 2.11. Công tác giải quyết việc làm ở thị xã An Nhơn từ năm
2016 đến năm 2020
65
12 Bảng 2.12. Cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế ở thị xã An Nhơn 68
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. An sinh xã hội (ASXH) là một trong những chính sách xã hội cơ
bản nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người, đảm bảo công
bằng và tiến bộ xã hội. ASXH là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá
sự tiến bộ của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia. Được hưởng ASXH
là một trong những quyền và đòi hỏi chính đáng của con người. Bản chất của
ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân nhằm tạo
ra sự an toàn sinh sống cho mọi thành viên trong xã hội. Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) nhấn mạnh: “An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp
cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng,
nhằm giải qu ết những khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm
thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương
tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc tế và trợ cấp cho các gia
đình đông con” [14; tr.38]. ASXH là trách nhiệm của xã hội trong việc bảo vệ
đối với các thành viên của mình. Bảo đảm ASXH là chủ trương nhất quán và
xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, là chính sách để giảm nghèo, bảo đảm đời
sống của nhân dân, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng
cường quốc phòng, an ninh.
1.2. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách
xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện các
chính sách ASXH, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nâng cao
chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiếu số, xóa đói giảm nghèo có
hiệu quả. Chính phủ đã ban hành trên 20 chính sách tín dụng ưu đãi; sử dụng
cơ chế vay tín dụng thông qua các chương trình, tổ chức, đoàn thể để hỗ trợ
người nghèo, người dân tộc thiểu số, người lao động bị mất việc làm, người
lao động có đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng, học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn, người có thu nhập thấp phát triển sản xuất, tín dụng cho
2
học sinh, sinh viên. Chính bởi thế, hệ thống ASXH đã có tác động tích cực, góp
phần giảm thiểu rủi ro cho cuộc sống con người, khi bản thân không tự khắc
phục được, như thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp,
người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người nghèo nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội được thực hiện thông qua các hình
thức, như Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất
nghiệp (BHTN), cứu trợ và cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội... Trong văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021) của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện tốt
chính sách ưu đãi người có công, đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công phù hợp với
xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Phấn đấu đến năm
2030 có 60% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 45% lực
lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp” [25; tr.270].
1.3. Là thị xã nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Định, trong những năm
2015 - 2020, thị xã An Nhơn cũng đã có những nỗ lực trong việc thực hiện
chính sách ASXH cho người dân, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn
thương trong xã hội và đã đạt được những kết quả tích cực; tuy nhiên vẫn còn
những khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được xem xét, đánh giá nhằm rút ra bài
học kinh nghiệm để có định hướng và giải pháp tích cực cụ thể trong thời gian
đến. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, đánh giá thực trạng việc
thực hiện chính sách ASXH, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thực hiện
có hiệu quả hơn về chính sách ASXH ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định vừa
có ý nghĩa lý luận, vừa mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực hiện chính
sách an sinh xã hội ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” để viết luận văn
thạc sĩ ngành Chính trị học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đâ , ASXH là một trong những lĩnh vực được
các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm. Ở nước ta, đã có nhiều
nghiên cứu quan trọng có liên quan tới lĩnh vực này như:
3
Tác giả Mai Ngọc Cường với công trình Cơ sở khoa học của việc xây
dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Công trình đã khái quát về hệ thống chính ASXH
ở Việt Nam thời gian qua, với những nội dung về BHXH, BHYT, trợ cấp xã
hội và ưu đãi xã hội. Với nhiều số liệu được cập nhật, phân tích cặn kẽ, đặc
biệt công trình đã phân tích chỉ rõ những hạn chế yếu kém của hệ thống các
chính sách ASXH cũng như đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta.
Nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Hu ền,
Nguyễn Anh Dũng với công trình Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Cuốn sách trình bày những bất cập, xu
hướng vận động, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống
ASXH, đồng thời phân tích ASXH nhìn từ đối tượng thụ hưởng và những trụ
cột chính trong ASXH thực tiễn ở tỉnh Đồng Nai.
Tác giả Lê Quốc Lý với công trình Chính sách an sinh xã hội: thực
trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. Cuốn sách được
biên soạn trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn việc
thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện na . Nội dung cuốn sách gồm 3
chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi
chính sách ASXH; Chương II: Những trở ngại trong thực thi các chính sách
ASXH ở Việt Nam gần đâ qua đánh giá của nhóm cán bộ thực thi và đối
tượng thụ hưởng chính sách; Chương III: Mục tiêu, quan điểm và giải pháp
thực thi hiệu quả chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2020.
Phạm Thị Hải Chuyển với bài viết “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an
sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân,
góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội” mang tính định hướng
cho việc thực hiện cho việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong
thời gian tới sẽ tập trung vào 5 mục tiêu chủyếu sau: Một là hướng tới việc
làm bền vững; Hai là thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người