Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án kinh tế thương mại Vũ Thị Thanh Thủy
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1 : Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..................................23
Bảng 2.2 : Thị phần cao su của Việt Nam.....................................................27
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất và sản lượng trồng cao su phân theo địa
phương năm 2007........................................................................30
Bảng 2.4 : Lượng cao su xuất khẩu qua các tháng.......................................31
1
Đề án kinh tế thương mại Vũ Thị Thanh Thủy
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng
đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với
một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý
nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề
vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính
sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất
khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một
trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực
này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cao su là một trong những mặt hàng Nông Sản được nhiều người tiêu dùng
biết đến về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở Việt
Nam, đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
đất nước.
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuất
khẩu cao su đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và kim
ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước,
đứng thứ ba trong xuất khẩu hàng Nông Sản sau gạo và cà phê. Với nền tảng
đó, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su..Tuy
nhiên xuất khẩu cao su hiện nay cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến
2
Đề án kinh tế thương mại Vũ Thị Thanh Thủy
uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế
nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc đẩy
các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu cao su hiện nay.
Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã chọn đề tài “Thúc
đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam”. Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu
tình hình xuất khẩu cao su của nước ta trong thời gian qua, từ đó đưa ra một
số giải pháp nhắm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cao su trong thời
gian tới. Với mục đích như vậy, đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương I : Một số vấn đề lí luận chung vế xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Chương II : Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Chương III : Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su
trong những năm tới.
Do còn nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin cùng với những hạn chế
về kiến thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề án được hoàn
chỉnh.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS. Hoàng Đức
Thân đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này .
3
Đề án kinh tế thương mại Vũ Thị Thanh Thủy
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CAO
SU CỦA VIỆT NAM
1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá nói chung và cao su nói riêng:
Theo một cách hiểu chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đưa hàng
hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ marketing, xuất
khẩu được coi là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và
chi phí thấp. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác được lợi
thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực ngày
10/8/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân
Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá,
bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu
hàng hoá.
Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, dưới nhiều
hình thức khác nhau, từ hàng hoá tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, công
nghệ hay nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất……nhưng mục đích chính
cuối cùng của xuất khẩu cho dù dưới hình thức nào cũng đem lại lợi ích cho
quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động không bị giới hạn về không gian hay thời
gian. Nó có thể diễn ra chỉ trong thời gian ngắn hay hàng thập kỉ, có thể chỉ
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc có thể diễn ra ở nhiều quốc gia.
4
Đề án kinh tế thương mại Vũ Thị Thanh Thủy
Cao su cung là một loại hàng hoá, do vậy việc xuất khẩu nó một cách
tổng thể cũng như việc xuất khẩu bất kì một loại hang hoá nào khác: xuất
khẩu cao su là việc đưa mặt hàng cao su hay các sản phẩm từ cao su từ quốc
gia này sang quốc gia khác.
Cây cao su đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam và được xác định là cây
trồng có giá trị cao. Mặt khác phần lớn diện tích vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên nước ta rất thích hợp cho việc trồng loại cây này. Đây là lợi thế to lớn
của ngành cao su Việt Nam. Hiện nay, cao su tự nhiên là một trong những mặt
hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do đó viêc thúc đẩy xuất
khẩu cao su trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO là hết sức cần thiết.
2. Nội dung hoạt động xuất khẩu
2.1 Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý các thông tin nhằm
giúp người xuất khẩu ra quyết định đúng đắn và lợi nhất, đồng thời hoạch
định chính sách marketing phù hợp
Trong bước này nhà xuất khẩu cần đạt được các mục đích sau
- Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lương thị trường, tập
quán, thị hiếu tiêu dung, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống
pháp luật điều chỉnh thương mại.
- Nhận biết được vị trí của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước
ngoài cũng như nhu cầu của khách hàng và loại hàng xuất khẩu đó
- Lựa chọn khách hàng.
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường qua báo đài,
Internet, các cơ quan xúc tiến thương mại, tư vấn, hội chợ, triển lãm
Kết quả nghiên cứu và tiếp cận thị trường là nhà nhập khẩu sẽ chọn được
mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu .
5