Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài để chủ động hội nhập hơn với thế giới
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
179.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
998

Thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài để chủ động hội nhập hơn với thế giới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài để chủ động hội nhập hơn với thế giới

Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi

Tạp chí số: Tạp chí Số 16 (Số 432)

Năm xuất bản: 2008

Đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) là xu hướng tất yếu, khách quan của các doanh nghiệp Việt Nam trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì việc

tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến đầu tư ra nước ngoài là cần thiết, đặc biệt phải

nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Đầu tư ra nước ngoài: kết quả khiêm tốn

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay Việt Nam có 317 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu

lực với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD. Nếu so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt

Nam (hơn 130 tỷ USD) thì ĐTRNN của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bằng 2% tổng vốn đăng

ký của các dự án FDI vào Việt Nam. Vốn thực hiện của các dự án ĐTRNN đạt khoảng 1 tỷ

USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 7,8 triệu USD/dự án.

Các dự án ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn trong lĩnh vực công

nghiệp và xây dựng (136 dự án có vốn đăng ký 1,75 tỷ USD), chiếm 42,9% về số dự án và

69,4% tổng vốn đầu tư. Số vốn còn lại đầu tư phân chia tương đối đều vào 2 lĩnh vực dịch vụ

(chiếm 38,2% về số dự án và 15,4% tổng vốn đầu tư) và nông nghiệp (chiếm 18,9% số dự án

và 15,2% tổng vốn đầu tư).

Các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước có mặt tại một số

nước thuộc 5 châu lục như châu á, châu Âu, châu Phi, châu

úc, châu Mỹ và bước đầu thâm nhập vào thị trường Trung

Đông (Cô Oét, ả Rập). Nhưng phần lớn vốn đầu tư của các

doanh nghiệp Việt Nam tập trung tại một số nước trong khu

vực châu á như Lào (có 123 dự án, tổng vốn đầu tư là

1.286,6 triệu USD, chiếm 38,8% về số dự án và 50,9% về

vốn đầu tư); Malaysia (có 7 dự án, tổng vốn đầu tư là 162,89

triệu USD, chiếm 2,2% về số dự án và 6,4% tổng vốn đầu tư);

Campuchia (có 34 dự án, tổng vốn đầu tư là 153,13 triệu

USD, chiếm 10,7% về số dự án và 6,06% tổng vốn đầu tư).

Hoặc tại một số nước có tiềm năng về dầu mỏ như Angiêri

(có 1 dự án, tổng vốn đầu tư là 243 triệu USD) chiếm 9,6% về

vốn đầu tư; Madagascar (có 1 dự án, tổng vốn đầu tư là

117,36 triệu USD) chiếm 4,6% về vốn đầu tư; I Rắc (có 1 dự

án, tổng vốn đầu tư là 98 triệu USD) chiếm 3,9% về vốn đầu tư. Hoặc tại một số nước có

quan hệ hợp tác truyền thống như Liên bang Nga (có 14 dự án, tổng vốn đầu tư là 198,3 triệu

USD) chiếm 4,4% về số dự án và 7,8% tổng vốn đầu tư.

Tính đến hết tháng 7 năm 2008, các dự án ĐTRNN đã giải ngân vốn khoảng 1 tỷ USD, chiếm

40% tổng vốn ĐTRNN. Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp

chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký

trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có một số dự án lớn đã triển khai thực hiện, cụ thể: Dự

án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia của Tổng công ty

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!