Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thuật ướp xác ở ai cập cổ đại.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
--------------*******----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THUẬT ƯỚP XÁC Ở AI CẬP CỔ ĐẠI
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Bùi Trúc Linh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mỹ Lang
Chuyên ngành : Sư phạm lịch sử
Lớp : 10SLS
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương Đông được xem là nơi chôn nhau cắt rốn của nhiều nền văn hóa
cổ đại. Những thành tựu văn hóa thời cổ đại của phương Đông có giá trị lớn lao
không chỉ đối với các quốc gia và dân tộc ở khu vực này mà còn đối với cả nhân
loại. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ III trước công nguyên (TCN),
trong khi các quốc gia ở phương Tây vẫn chìm trong bóng đêm của sự lạc hậu
và sơ khai thì ở phương Đông đã hình thành những nền văn hóa đặc sắc như: Ai
Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Trong đó, Ai Cập được xem là mốc son
đầu tiên trong thời kỳ văn minh của loài người.
Từ lâu, nền văn hóa Ai Cập đã chứa đựng những điều bí ẩn thu hút sự
quan tâm, chú ý của nhân dân trên thế giới nói chung các nhà nghiên cứu nói
riêng. Khi nhắc đến Ai Cập người ta thường nói đến các thành tựu vĩ đại mà cư
dân Ai Cập cổ đại để lại cho nhân loại. Nếu như người Lưỡng Hà tự hào về
vườn treo Babylon (nơi được mệnh danh là vườn hoa trên không trung), người
Ấn Độ hãnh diện là nơi ra đời của các tôn giáo lớn trên thế giới… thì người Ai
Cập lại tự hào về những kim tự tháp hùng vĩ và một thành tựu vô cùng bí ẩn đó
là thuật ướp xác.
Vào thời kỳ cổ đại, nền y học ở Ai Cập đã tương đối phát triển trong so
sánh với các nền văn hóa khác đương thời, đặc biệt là lĩnh vực phẫu thuật.
Những tiến bộ trong lĩnh vực y học góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thuật
ướp xác ra đời và đạt được sự phát triển rực rỡ. Cho đến nay với sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật, tấm màn về những xác ướp ở Ai Cập dần được hé mở
và những vấn đề xung quanh các xác ướp bắt đầu được lý giải. Những xác ướp
được khai quật và những giá trị khoa học nó cung cấp đã thêm một lần nữa
chứng minh trí tuệ vượt thời đại của cư dân Ai Cập cổ đại.
Một điều đáng lưu ý là, các nhà khoa học hiện nay nghiên cứu về thuật
ướp xác của người Ai Cập cổ không chỉ góp phần kiến giải những bí ẩn trong
khoa học mà còn hướng đến việc ứng dụng những thành quả nghiên cứu đạt
được vào thực tại. Trên tinh thần muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử - văn hóa Ai
Cập cổ đại nói chung và thuật ướp xác của cư dân Ai Cập nói riêng, trong khả
năng của mình, chúng tôi chọn đề tài“Thuật ướp xác của người Ai Cập thời cổ
đại” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, đất nước Ai Cập luôn thu hút được sự quan tâm chú ý
của nhiều học giả trong và ngoài nước. Do đó, có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu
về Ai Cập. Tuy nhiên, trong tất cả những tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được thì
chưa có một tác phẩm nào đi sâu tìm hiểu cụ thể quá trình, ý nghĩa cũng như các
yếu tố trong thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Một vài tác phẩm cũng đã
đề cấp đến vấn đề này, songvẫn còn sơ lược và chưa cụ thể. Đó là các tác phẩm:
Cuốn sách Trí tuệ Ai Cập của Nguyễn Kiên Trường và nhóm cộng sự
dịch, NXB Từ điển Bách khoa năm 2003 trình bày những thành tựu văn hóa Ai
Cập, trong đó nhấn mạnh đến những thành tựu trên lĩnh vực tôn giáo. Vấn đề về
xác ướp tuy được trình bày song rất sơ lược.
Trong cuốn sách Văn minh các dòng sông lớn trên thế giới, NXB Lao
động xã hội năm 2012, tác giả Đỗ Anh Thơ đã trình bày khái quát về các nền
văn minh trên thế giới trong đó có Ai Cập. Dù có đề cập đến thuật ướp xác
nhưng tác giả chưa có những phân tích cụ thể về vấn đề này.
Trong cuốn sách Những nền văn minh thất lạc, NXB Hà Nội, 2008, tác
giả Hà Sơn đã đề cập đến những nét nổi bật của quá trình ướp xác ở Ai Cập. Tuy
nhiên, tác phẩm vẫn chưa đi vào khai thác sâu hơn các khía cạnh trong việc ướp
xác và các vấn đề có liên quan.
Bên cạnh các cuốn sách nêu trên thì cũng còn nhiều sách báo, tạp chí,
thông tin trên mạng đã đề cập đến vấn đề ướp xác ở Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên,
các tác phẩm này chỉ khái quát sơ lược về việc ướp xác ở Ai Cập mà vẫn chưa
có công trình nào đề cập một cách chi tiết đến tất cả các mặt trong việc ướp xác.
Có thể điểm qua những bài viết liên quan đến thuật ướp xác của người Ai Cập
như sau: Tác giả Nhật Anh (2013) với bài viết “Khám phá bất ngờ về thuật ướp
xác Ai Cập”; tác giả Mai Anh (2013) với bài viết “Kết quả khảo cổ mới về xác
ướp lời nguyền Tutankhamun”; tác giả Hồng Duy (2013) với bài viết “Chi tiết
quá trình ướp xác Pharaong ở Ai Cập”; tác giả Hải Đăng (2013) với bài viết “
Hai xác ướp nguyên vẹn 1000 năm tuổi tại Peru”; tác giả Thu Hồng (2013) với
bài viết “Xác ướp Pharaoh Tutankhamun”; tác giả Vân Long (2013) với bài viết
“Giải mã những hình ảnh kỳ bí của xác ướp Ai Cập; tác giả Văn Tây (2013) với
bài viết “Lý do người Ai Cập đặt xác ướp trong nhiều lớp quan tài”; tác giả Tâm
Anh (2014) với bài viết “Giải những sự thật kỳ lạ về xác ướp Pharaoh Ai Cập”;
và tác giả Tuấn Anh (2014) với bài viết “Giải mã bí ẩn nhạy cảm về xác ướp
Pharaoh Ai Cập”…
Trong đề tài khóa luận này, dựa trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tài liệu
khác nhau, chúng tôi sẽ bước đầu trình bày về những đặc điểm của thuật ướp
xác ở Ai Cập cổ đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thuật ướp xác của người Ai Cập cổ
đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu thuật ướp xác của người Ai Cập
vào thời cổ đại. Tuy nhiên, trong quá trình đưa ra nhận định về thuật ướp xác
của người Ai Cập cổ đại, chúng tôi có liên hệ đến các thời kì tiếp theo, trong đó
có thời hiện đại để nêu bật ý nghĩa của thuật ướp xác trong lịch sử nhân loại.
Về không gian, đề tài phân tích thuật ướp xác diễn ra chủ yếu trên lãnh
thổ Ai Cập. Dẫu vậy, trong qua trình phân tích, chúng tôi cũng có đề cập đến
thuật ướp xác trong bối cảnh không gian rộng hơn ở các khu vực khác trên thế
giới vào thời cổ đại để thấy được tính phổ biến của thuật ướp xác của nhân loại
thời cổ đại nói chung và tính đặc trưng của thuật ướp xác ở Ai Cập cổ đại nói
riêng.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến làm rõ những nhân tố tác động đến thuật ướp xác, quy
trình và các vật dụng liên quan đến quá trình ướp xác, đối tượng được ướp xác
và đội ngũ tiến hành ướp xác. Đồng thời, chúng tôi cũng nêu rõ những giá trị mà
thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại truyền lại cho nhân loại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên đề tài hướng vào giải quyết
các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích các yếu tố về tự nhiên và xã hội ở Ai Cập. Từ đó lý
giải cơ sở hình thành nên các thành tựu ở Ai Cập nói chung, trong đó có thuật
ướp xác.
Thứ hai, đi sâu vào phân tích nguyên nhân, đặc điểm, quy trình tiến hành
ướp xác và các vấn đề khác có liên quan đến thuật ướp xác.
Thứ ba, đưa ra một số nhận xét và đánh giá về thuật ướp xác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó là nghiên cứu xã hội với tư cách là một
chỉnh thể thống nhất để vạch ra những nét chung của sự phát triển xã hội; những
động lực và nguyên nhân cơ bản của sự chuyển biến giữa các hình thái kinh tế -
xã hội; và về mối quan hệ qua lại, tùy thuộc lẫn nhau giữa những hiện tượng
khác nhau của đời sống xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là
phương pháp lịch sử - logic: xem xét sự vật hiện tượng được nghiên cứu trong
tiến trình phát triển ở các giai đoạn với mọi tính chất cụ thể của nó, đồng thời
cũng đặt sự vật, hiện tượng được nghiên cứu trong một hình thức tổng quát,
nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của sự
vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, ở chừng mực nhất định, khóa luận còn sử dụng
một số phương pháp có tính bổ trợ của các ngành khoa học liên quan đến sử
học.
6. Nguồn tư liệu
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tư
liệu khác nhau: Nguồn tư liệu đầu tiên là sách báo bằng tiếng Việt đóng vai trò
chủ đạo. Đây là nguồn tư liệu chính thống, được các nhà xuất bản uy tín trong
nước xuất bản. Ngoài ra, chúng tôi còn tận dụng nguồn tài liệu từ mạng Internet
phục vụ quá trình nghiên cứu. Dĩ nhiên, khi sử dụng nguồn tài liệu này, chúng
tôi luôn cân nhắc về độ tin cậy và tính chính thống của tài liệu.
7. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, thông qua quá trình tìm hiểu, tích lũy tư liệu, chúng tôi hướng
đến hệ thống hóa nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến vấn đề đã nêu. Sự hệ
thống hóa đó góp phần giúp cho người đọc có thể dễ dàng tự tìm hiểu sâu hơn
các khía cạnh của thuật ướp xác.
Thứ hai, thông qua những phân tích và đánh giá của bản thân, chúng tôi
mong muốn góp phần mang đến cái nhìn đầy đủ và khách quan nhất về thuật
ướp xác của người Ai Cập cổ đại.
Thứ ba, thành quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ góp phần làm nguồn
tài liệu cho những ai quan tâm tìm hiểu đến vấn đề này.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài
khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về Ai Cập cổ đại
Chương 2: Thuật ướp xác của người Ai Cập thời cổ đại