Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
Thủ tục bắt giữ tàu biển nhằm đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
60 t¹p chÝ luËt häc sè 6/2011
NguyÔn ThÞ Hång YÕn *
ắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết
khiếu nại hàng hải là hoạt động bắt giữ
tàu phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Ngoài Công ước Luật biển năm 1982, hiện
có một số điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề
này như Công ước Brussels năm 1952 về bắt
giữ tàu biển, Công ước năm 1967 về thống
nhất các quy tắc chung liên quan đến cầm
giữ và cầm cố tàu biển, Công ước năm 1999
về bắt giữ tàu biển… Trong đó, Công ước
năm 1999 về bắt giữ tàu biển được coi là điều
ước quốc tế có tính kế thừa và hoàn thiện hơn
cả so với các công ước trước đó. Phù hợp với
pháp luật quốc tế, Việt Nam cũng đã ban
hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh
hoạt động bắt giữ tàu biển trong phạm vi các
vùng biển của Việt Nam. Bộ luật hàng hải
Việt Nam năm 1990 và 2005 là những văn
bản đầu tiên chứa đựng các quy định về bắt
giữ tàu biển(1)
... Song những quy định trong
Bộ luật này còn mang tính chung chung,
chưa bao quát được hết những vấn đề phát
sinh trong thủ tục yêu cầu bắt giữ tàu biển.
Trước thực tế đó, ngày 27/8/2008 Uỷ ban
thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh
số 05/2008/NQ-UBTVQH (sau đây gọi tắt là
Pháp lệnh 2008) có hiệu lực từ ngày 01/7/2009
quy định chi tiết về thủ tục bắt giữ tàu biển.
Với 6 chương 72 điều, có thể nói tính đến
thời điểm hiện nay, đây là văn bản ghi nhận
đầy đủ nhất các vấn đề liên quan đến thẩm
quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo
đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân
sự, thực hiện tương trợ tư pháp… Tuy nhiên,
bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu các quy
định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam về hoạt động bắt giữ tàu biển nhằm bảo
đảm giải quyết khiếu nại hàng hải thông qua
một số nội dung chính sau:
1. Về các khái niệm liên quan
Thứ nhất, khái niệm bắt giữ tàu biển:
Khoản 2 Điều 1 Công ước năm 1999 về bắt
giữ tàu biển của Liên hợp quốc (sau đây gọi
tắt là Công ước 1999) quy định: "Bắt giữ là
một sự lưu giữ hoặc hạn chế dịch chuyển tàu
theo quyết định của toà án để bảo đảm cho
một khiếu nại hàng hải, chứ không bao hàm
việc bắt giữ tàu để thi hành một bản án hay
một văn bản có hiệu lực thi hành khác”. Phù
hợp với quy định đó, Điều 40 Bộ luật hàng
hải Việt Nam năm 2005 (BLHH 2005) cũng
ghi nhận: “Bắt giữ tàu biển là việc không
cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế
di chuyển tàu biển bằng quyết định của toà
án để bảo đảm giải quyết các khiếu nại
hàng hải”. Như vậy, nội dung khái niệm bắt
giữ tàu biển của BLHH 2005 có sự phù hợp
B
* Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội