Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu nhập chứng cứ trong pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
733.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
826

Thu nhập chứng cứ trong pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

-----------***------------

HỒ TẤN PHÁT

MSSV: 1155030148

THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Niên khóa: 2011 - 2015

GVHD: TS. VÕ THỊ KIM OANH

Giảng viên khoa Luật Hình Sự

TP.HỒ CHÍ MINH - Năm 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận “Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự

Việt Nam” được trình bày sau đây là kết quả của quá trình học tập và công trình nghiên

cứu của bản thân, không có sự sao chép từ người khác. Những nguồn tư liệu tham khảo

đều được trích dẫn đầy đủ và và chính xác với tài liệu tác giả tiếp cận được trong quá

trình hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 năm, 2015

Tác giả

HỒ TẤN PHÁT

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

với đề tài “Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Để hoàn

thành khóa luận, bên cạnh cố gắng của bản thân, tác giả nhận được sự dạy bảo, động

viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đến giáo viên hướng dẫn TS. Võ Thị

Kim Oanh - người đã tận tình chỉ dạy tác giả hoàn thiện bài khóa luận.

Tác giả cũng xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện cổ

vũ, động viên, là chỗ dựa tinh thần của tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Do vậy, tác

giả mong nhận được sự góp ý, phê bình, phản biện của quý thầy cô và những người

quan tâm đến đề tài để có cơ hội học hỏi và hoàn thiện kiến thức bản thân cũng như

góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu, ứng dụng thành công những kiến thức lý luận vào

thực tiễn cuộc sống.

Tác giả

HỒ TẤN PHÁT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

2. TTHS : Tố tụng hình sự

3. THTT : Tiến hành tố tụng

4. TGTT : Tham gia tố tụng

5. CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

6. CQĐT : Cơ quan điều tra

7. VKS : Viện kiểm sát

8. HĐXX : Hội đồng xét xử

9. TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

10.VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

11. TP : Thẩm phán

12. XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG

CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...............................................................................1

1.1 Khái niệm thu thập chứng cứ............................................................................1

1.2 Đặc điểm của hoạt động thu thập chứng cứ.....................................................5

1.3 Ý nghĩa của hoạt động thu thập chứng cứ đối với quá trình chứng minh vụ

án hình sự ..................................................................................................................9

1.4 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về thu thập chứng cứ trong

pháp luật TTHS Việt Nam.....................................................................................12

1.4.1 Giai đoạn từ Chế độ phong kiến đến trước Cách mạng Tháng 8 năm

1945..................................................................................................................12

1.4.2 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành

BLTTHS năm 1988..........................................................................................14

1.4.3 Giai đoạn từ khi ban hành BLTTHS năm 1988 đến khi ban hành BLTHS

2003..................................................................................................................17

CHƢƠNG 2: PHÁT LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ VÀ

THỰC TIỄN ÁP DỤNG .............................................................................................. 19

2.1 Pháp luật thực định về thu thập chứng cứ.....................................................19

2.1.1 Chủ thể có quyền thu thập chứng cứ.......................................................19

2.1.2 Các hình thức thu thập chứng cứ ............................................................26

2.1.3 Các phương pháp thu thập chứng cứ.......................................................33

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu thập chứng cứ......................................38

2.2.1 Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật về thu thập

chứng cứ ...........................................................................................................38

2.2.2 Những hạn chế trong hoạt động thu thập chứng cứ và nguyên nhân......42

2.2.2.1 Những hạn chế ...................................................................................... 42

2.2.2.2 Nguyên nhân ......................................................................................... 51

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỘNG THU

THẬP CHỨNG CỨ ..................................................................................................... 55

3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả .............................................................................. 55

3.2Các giải pháp cụ thể..........................................................................................57

3.2.1 Các giải pháp về mặt pháp luật ...............................................................57

3.2.2 Các giải pháp khác ..................................................................................65

KẾT LUẬN

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng trong cải cách tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm

của quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Đảng và

Nhà nước ta đã cụ thể hóa các tư tưởng quan điểm chỉ đạo thông qua Nghị quyết 08-

NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư

pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về

chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động TTHS ở

nước ta cho thấy còn nhiều trường hợp oan sai do sai lầm trong áp dụng pháp luật, vi

phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm các quyền tự do dân chủ của công dân như tra tấn, ép

cung, nhục hình tàn bạo gây bức xúc dư luận xã hội. Một trong số nguyên nhân phải kể

đến chính là hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh vụ án hình sự

còn tỏ ra nhiều hạn chế, bất cập cả về góc độ lý luận lẫn thực tiễn.

Chế định về chứng cứ và hoạt động thu thập chứng cứ đều là những vấn đề

trọng tâm mấu chốt trong xét xử vụ án hình sự, được chính thức quy định trong

BLTTHS 1988 và tiếp tục kế thừa hoàn thiện trong BLTTHS 2003. Với vai trò là hoạt

động mở đầu và diễn ra xuyên suốt quá trình chứng minh vụ án, thu thập chứng cứ là

cơ sở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đúng đắn.

Song, thực trạng cho thấy có khá nhiều vấn đề về chế định nguồn chứng cứ và thu thập

chứng cứ chưa được hiểu rõ một cách thống nhất về phương diện lý luận. Nhiều quy

định pháp luật thực định tỏ ra mâu thuẫn, sở hở và không còn phù hợp so với thực tế

dẫn đến lúng túng trong việc áp dụng, gây nhiều sai phạm làm mất đi tính hiệu quả của

hoạt động chứng minh. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân,

đặc biệt là những người bị tạm giam, tạm giữ trong quá trình thu thập chứng cứ chưa

thực sự được coi trọng. Tình trạng đối xử tàn bạo, ép cung, tra tấn dùng nhục hình vẫn

tồn tại và bị lên án ngày càng nhiều… Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội

phạm trong tình hình mới, nhất là trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công

nghệ hiện đại, tác giả xét thấy cần thiết phải nghiên cứu và tìm hiểu đề tài hoạt động

thu thập chứng cứ trong pháp luật TTHS Việt Nam để có góc nhìn lý luận thực sự bao

quát, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hoàn thiện, khắc phục những hạn chế vướng

mắc trong pháp luật thực định lẫn thực tiễn áp dụng và tiến hành hoạt động thu thập

chứng cứ.

Trên đây là các lý do cơ bản làm cơ sở để tác giả chọn đề tài “Thu thập chứng

cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật học của

mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Với vai trò là hoạt động quan trọng cốt lõi trong quá trình giải quyết vụ án hình

sự, thu thập chứng cứ vì vậy đã thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa

học pháp lý, cho ra đời và đăng tải trên các sách chuyên khảo và tạp chí chuyên ngành

như: “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự” của TS. Đỗ Văn Đương, “Chế

định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt nam,” của TS. Trần Quang Tiệp,

“Phương pháp nghiên cứu đánh giá chứng cứ trong Tố tụng hình sự và kỹ năng áp

dụng pháp luật hình sự” của tác giả Nguyễn Ngọc Duy, bài viết “Việc thu thập và sử

dụng chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự” của tác giả Lê Minh Long

đăng trên Tạp chí khoa học kiểm sát số 2/2014, “Các giải pháp phòng, chống oan, sai

trong tố tụng hình sự nhìn từ góc độ cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” của TS. Hồ

Sỹ Sơn đăng trên Tạp chí tòa án nhân dân 2010… Ngoài ra, vấn đề còn được nghiên

cứu nhiều với tư cách là các khóa luận, luận văn, dự thảo, báo cáo tổng kết chuyên

ngành... Tuy nhiên, các bài viết trong sách chuyên khảo và tạp chí chỉ dừng lại ở việc

làm rõ một vài khía cạnh của vấn đề, chưa hệ thống vấn đề một cách toàn diện sâu sắc.

Các báo cáo, tổng kết thì mang tính thời sự, nhỏ lẻ, không đi sâu vào phân tích đánh

giá. Các khóa luận, luận văn, luận án dù được đầu tư trình bày chi tiết, đầy đủ song thời

điểm thực hiện đã cách khá lâu, chưa đáp ứng và theo kịp nhu cầu tình hình đổi mới.

Gần đây nhất có thể kể đến là đề tài “Thu thập chứng cứ trong Tố tụng hình sự Việt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!