Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam trong bối cảnh mới
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
480.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1276

Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên mục: Kinh tê & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 03 (2017)

40

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI

Nguyễn Tiến Long

Tóm tắt

Từ năm 2009, GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam đạt 1.297 USD và Việt Nam đã được xếp

vào danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình. Do đó, tiêu chí các nhà tài trợ đặt ra ngày càng

cao; ODA đang có xu hướng ngày càng giảm, ODA là một loại hình đầu tư gián tiếp (FPI) với quan

điểm và cách nhìn nhận cũ là nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức chuyển dần sang cách nhìn nhận

mới là cơ chế tín dụng thương mại. Từ đó, ODA được chuyển thành hình thức hợp tác phát triển chính

thức. Trong thời gian tới, đối với Việt Nam, để khắc phục việc sụt giảm về nguồn vốn, ngoài việc tăng

tích lũy đầu tư trong nước cần phải có các giải pháp, cơ chế chính sách thu hút, quản lý và sử dụng

nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, tránh được các vấn đề tham nhũng, thất thoát, đầu tư kém hiệu quả,

gây lãng phí làm giảm uy tín và có những nghi ngại về môi trường đầu tư của Việt Nam đối với các đối

tác cung cấp ODA. Bài viết phân tích thực trạng, xác định những hạn chế, bất cập và nguyên nhân; đề

xuất giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng ODA đối với Việt Nam thời gian tới.

Từ khoá: ODA, thu hút và sử dụng, giải pháp, Việt Nam.

ODA ATTRACTION AND UTILIZATION IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

Abstract

In 2009, Vietnam's GDP per kapital reached $1,297 and since then Vietnam has been included in the list

of middle-income countries. Thereafter, the criteria set by the donors are increasingly demanding; ODA

is on the downward trend. ODA which is a form of foreign portfolio investment (FPI) with the classic

view and perception as official development assistance is being shifted to a new view and perception as

commercial credit. Accordingly, ODA has been transformed into official development cooperation. In

coming years, in order to overcome the decline in kapital, in addition to the increase in the

accumulation of domestic investment, it is necessary for Vietnam to have effective measures,

mechanisms and policies to attract, manage and utilize these capital sources so as to effectively avoid

problems of corruption, loss, inefficient investment which result in wastage, discredit, and doubts about

Vietnam's investment environment for ODA supplying partners. The article analyzes the situation,

identifies limitations, inadequacies and causes and proposes solutions to enhance the attraction of ODA

to Vietnam and utilization of ODA in the coming years.

Key words: ODA, attraction and utilization, solutions, Vietnam.

1. Đặt vấn đề

Giai đoạn 2011 - 2016, Việt Nam thu hút

được trên 17,7 tỷ USD vốn đầu tư theo hình thức

ODA, nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư

vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

(chiếm khoảng 36% tổng vốn ODA ở Việt Nam).

Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam trong

những năm qua đã góp phần tích cực trong phát

triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ODA là nền tảng

cho phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, là

nền tảng vững chắc cho các nhà đầu tư nước

ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI), ODA và FDI đều có

vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế -

xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh

mới, khi Việt Nam đã chính thức trở thành nước

có thu nhập trung bình (tính đến năm 2016, thu

nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam đạt

trên 2.200 USD), thu hút và sử dụng ODA đã

bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; xuất phát từ quan

điểm cũ cho rằng ODA là một loại hình viện trợ

phát triển chính thức (thông qua tín dụng ưu đãi

hoặc viện trợ không hoàn lại); nay cần có quan

điểm mới và nhìn nhận ODA như một hình thức

hợp tác phát triển chính thức với tính bình đẳng

giữa các bên trong cung cấp và sử dụng ODA.

Do đó, một mặt cần khẳng định vai trò và những

đóng góp tích cực của ODA cho phát triển kinh

tế - xã hội của Việt Nam, mặt khác cần đánh giá

được những hạn chế, bất cập trong thu hút và sử

dụng nguồn vốn này, xác định nguyên nhân, từ

đó đề xuất được các giải pháp nhằm thu hút và

sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong bối

cảnh mới của Việt Nam, vừa tạo động lực nhưng

cũng hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của

ODA, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã

hội của Việt Nam.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Báo

cáo và tài liệu của Bộ Kế hoạc và Đầu tư; Niên

giám thống kê các năm từ 2011 đến 2016; Báo

cáo về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!