Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển, vốn đầu tư là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định sự thành bại cho nền kinh tế của cả một quốc gia. Nghị quyết
Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu đối với Việt Nam
đó là thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn
đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nhìn lại
chặng đường 24 năm qua thì chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: với
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7%; đời sống nhân dân ngày càng
được nâng cao, tỷ lệ người nghèo giảm từ 75% năm 1986 xuống còn 13,5% năm
2008; tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được đảm bảo, hội nhập quốc
tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực
của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN,
APEC và các tổ chức quốc tế khác. Để đạt được những thành công đó bên cạnh sự
khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng
vai trò rất quan trọng trong đó có viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc
gia và các tổ chức quốc tế luôn đóng vai trò chủ đạo, tỷ lệ ODA/GDP bình quân
hàng năm khoảng 2,3%. Nguồn vốn ODA đã trở thành một trong những nguồn vốn
quan trọng đối với nước ta. Nguồn vốn đã đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp bách
về vốn trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. ODA đã giúp
chúng ta tiếp thu và tiếp cận được với những thành tựu khoa học công nghệ hiện
đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội tương đối hiện đại.
ODA không chỉ đơn thuần là một khoản cho vay mà đi kèm với nó là những
điều khoản ràng buộc về kinh tế, chính trị. Bởi vậy, việc quản lý và sử dụng ODA
sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đất nước,
tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài thông qua các khoản viện trợ
đó là một yêu cầu tất yếu.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực để phát
triển đất nước, trong đó ODA đóng một vai trò quan trọng. Do đó, một số câu hỏi
SVTH: VÕ THỊ THU Trang 1
Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
được đặt ra là liệu chúng ta có thể huy động được nhiều hơn nguồn vốn ODA
không? Nguồn vốn này có được sử dụng hiệu quả, có thực sự đảm bảo được phát
triển kinh tế và nâng cao được đời sống của nhân dân hay không? Và giải pháp
nào tốt nhất để nâng cao thu hút và phát huy hiệu quả hơn nữa việc sử dụng nguồn
vốn này? Để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn những điều trên và tìm ra những giải
pháp tốt nhất cho nguồn vốn ODA trong thời gian tới, tôi đã chọn đề tài: “Thu hút
và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực
trạng và giải pháp”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích tình hình thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức để thấy được những thành công và những mặt còn hạn chế, đồng thời
tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và rút ra bài học kinh ngiệm. Từ đó đề ra
những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn này trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn
2008 – 2009
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế
- Đề ra những giải pháp giúp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập qua các tài liệu như sách báo,
tạp chí, internet, các thông tin thị trường và các tài liệu liên quan đến nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)
Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày,
tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối
tượng nghiên cứu.
SVTH: VÕ THỊ THU Trang 2
Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Phương pháp so sánh
3.1.1.1. So sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so với năm gốc của các
chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng và quy mô của các hiện
tượng kinh tế.
Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng vì thông qua các số tuyệt đối ta sẽ có một
nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Số
tuyệt đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục không ai có thể phủ
nhận được.
Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch
3.1.1.2. So sánh số tương đối
Số tương đối động thái
Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để thể hiện biến động
về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Số tương đối này
được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kì
(hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Mức
độ đem ra nghiên cứu được gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng
làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc.
Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu phản ảnh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể. Số
tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và được tính bằng cách so sánh
mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Chuyên đề thực hiện trong phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam
SVTH: VÕ THỊ THU Trang 3
Số tương đối kết cấu =
Mức độ của bộ phận
Mức độ của tổng thể
x 100%
Số tương đối động thái =
Mức độ kỳ nghiên cứu
Mức độ kỳ gốc
x 100%