Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu hút các dự án đầu tư nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN VIÊN
THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN VIÊN
THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: KINH TÊ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG VĂN SƠN
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Hoàng Văn Viên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hơn 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay
luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng
biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
- Ban Giám hiệu, bộ phận Quản lý Đào tạo Sau Đại học thuộc phòng
Đào tạo trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Khoa Kinh tế &
PTNT cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên; lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư và các
chủ đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia
đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu hoàn thiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả
Hoàng Văn Viên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài...................................................................... 5
1.1.1. Cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu kinh tế ................................................ 5
1.1.2. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam ..................................... 14
1.1.3. Khái niệm về đầu tư, vốn đầu tư, môi trường đầu tư và thu hút dự
án ............................................................................................................. 17
1.1.4. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp và vấn đề thu hút vốn đầu tư để tái
cơ cấu nông nghiệp ................................................................................. 22
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài................................................................. 24
1.2.1. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của các dự án trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp của một số địa phương ................................................................ 24
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Điện Biên ................................ 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU........................................................................................................ 32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 32
iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................ 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 32
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu...................................................................... 33
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 33
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................ 38
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên..... 38
3.1.1. Kết quả sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên ....................... 38
3.1.2. Mục tiêu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên ..... 44
3.2. Thực trạng đầu tư của các dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa
bàn tỉnh Điện Biên .................................................................................. 46
3.2.1. Kết quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên ...................... 46
3.2.2. Kết quả thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp tỉnh Điện
Biên.......................................................................................................... 53
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào nông lâm nghiệp tỉnh
Điện Biên................................................................................................. 61
3.3.1. Môi trường đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh
Điện Biên................................................................................................. 61
3.3.2. Thực trạng ngành Nông nghiệp: ................................................... 66
3.3.3. Tính chất của ngành Nông nghiệp. ............................................... 68
3.4. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên .................................. 71
3.4.1. Định hướng.................................................................................... 71
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu khắc phục tồn tại .................... 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 80
v
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CP Chính phủ
CS Cộng sự
CV% Hệ số biến động
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GAP Thực hành nông nghiệp tốt
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
HĐND Hội đồng nhân dân
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế
KHCN Khoa học công nghệ
Max Số cực đại
Min Số cực tiểu
n Độ lớn mẫu
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQ Nghị quyết
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
PPP Hợp tác công - tư
PTNT Phát triển nông thôn
QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng
SD Độ lệch chuẩn
SE Sai số chuẩn
Sum Tổng
UBND Ủy ban nhân dân
USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ
USD Đô la Mỹ
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các dự án đầu tư năm 2011 tại tỉnh Điện Biên................... 47
Bảng 3.2. Các dự án đầu tư năm 2012 tại tỉnh Điện Biên................... 48
Bảng 3.3. Các dự án đầu tư năm 2013 tại tỉnh Điện Biên................... 48
Bảng 3.4. Các dự án đầu tư năm 2014 tại tỉnh Điện Biên................... 49
Bảng 3.5. Các dự án đầu tư năm 2015 tại tỉnh Điện Biên................... 49
Bảng 3.6. Các dự án đầu tư năm 2016 tại tỉnh Điện Biên................... 50
Bảng 3.7. Số lượng dự án đầu tư tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-
2016..................................................................................... 50
Bảng 3.8. Tổng vốn đầu tư các dự án tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-
2016 ..................................................................................... 51
Bảng 3.9. Số dự án đầu tư nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên năm 2011-
2016 phân theo lĩnh vực hoạt động..................................... 54
Bảng 3.10. Thời hạn hoạt động và số vốn đầu tư phân theo lĩnh vực hoạt
động của các dự án đầu tư nông lâm nghiệp....................... 55
Bảng 3.11. Địa điểm đầu tư dự án nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên .... 57
Bảng 3.12. Dự án nông lâm nghiệp kêu gọi đầu tư năm 2017.............. 59
Bảng 3.13. Chỉ số thành phần PCI tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-
2016..................................................................................... 63
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực.................................... 52
Hình 3.2: Tỷ lệ vốn đầu tư vào các lĩnh vực .................................... 52
Hình 3.3: Số dự án đầu tư nông lâm nghiệp tại các huyện .............. 58
Hình 3.4: Chỉ số PCI tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2016 ............. 66
Hình 3.5: Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư dự án nông lâm
nghiệp................................................................................ 69
Hình 3.6: Lý do của nhà đầu tư lựa chọn đầu tư tại tỉnh Điện Biên 70
Hình 3.7: Thực trạng tiếp cận thông tin của các dự án đầu tư ......... 71
viii
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn được trong và
ngoài nước thừa nhận. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém và sự
yếu kém này càng thể hiện rõ trong những năm gần đây. Để giải quyết những
khó khăn và hạn chế của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và
bền vững thì việc thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền
kinh tế là một yêu cầu tất yếu và rất cần thiết trong giai đoạn 2012 - 2020. Rất
nhiều giải pháp và công cụ chính sách sẽ cần phải được sử dụng, trong đó vai
trò của hệ thống các chính sách về quản lý là rất quan trọng.
Trong tái cơ cấu kinh tế, cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp bởi tái cơ cấu
ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân,
phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn
với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong tái cơ cấu nông nghiệp
cần chú trọng tái cơ cấu đầu tư. Trong đó vốn đầu tư từ các dự án và khoa học
công nghệ là những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong phát triển nông lâm
nghiệp. Trong những năm qua nhiều dự án về nông nghiệp đã và đang góp phần
thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân các địa phương. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực, công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và khó khăn
cần được tháo gỡ. Để đưa kinh tế nông thôn phát triển, đòi hỏi phải đổi mới toàn
diện, trong đó cần những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn
và dự án đầu tư trong nông lâm nghiệp.
Điện Biên là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng
an ninh, có truyền thống lịch sử cách mạng. Nằm ở miền núi phía Tây Bắc Tổ
quốc, Điện Biên có diện tích tự nhiên hơn 9.500 km2, dân số 55 vạn người, có
trên 455,39 km đường biên giới với Lào và Trung Quốc, 19 dân tộc anh em
cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái, dân tộc Mông. Tuy nhiên,
Điện Biên vẫn còn nhiều khó khăn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (28% theo