Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNESCO
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNESCO VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
TỔ CHỨC GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA CỦA LIÊN HỢP QUỐC (UNESCO)
1. SỰ RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thành
lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng
cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm
bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do
cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà
Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.
UNESCO có các chức năng sau:
-Là cơ sở thí nghiệm các ý tưởng mà nhiệm vụ trí tuệ là dự đoán và xác định những vấn
đề quan trọng nhất đang phát sinh trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình, tiếp
đó nhận dạng những chiến lược và chính sách thích hợp nhằm giải quyết chúng.
-Là tổ chức soạn thảo quy chuẩn nơi xây dựng những hiệp định chung về đạo đức,
chuẩn mực và tri thức mang tính sống còn trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Vấn đề
này đã đưa UNESCO vào những tiến trình trao đổi tri thức liên ngành phức tạp và vào
quá trình đàm phán với các chuyên gia và các quốc gia thành viên.
-Là trung tâm chỉ dẫn, giao dịch nơi đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp, chuyển
giao, truyền bá và chia sẻ các thông tin, tri thức và những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất.
-Là tổ chức tạo dựng năng lực cho các quốc gia thành viên, UNESCO giúp các nước
thành viên xây dựng năng lực về thể chế và nhân lực trong các lĩnh vực giáo dục, khoa
học, văn hoá, truyền thông và thông tin.
-Là nhân tố xúc tác cho hợp tác quốc tế. Chức năng này được thực hiện thông qua tất
cả bốn chức năng nêu trên.
Năm chức năng cơ bản này là những phương cách chủ yếu để UNESCO thực hiện
nhiệm vụ của mình. Thông qua các chiến lược và hoạt động cụ thể của mình, UNESCO
đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
(MDGs), đặc biệt là những mục tiêu nhằm:
-Giảm một nửa tỉ lệ người dân sống trong tình trạng nghèo cùng cực ở các nước đang
phát triển vào năm 2015;
-Đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015;
-Xoá bỏ sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2005;
-Giúp các nước thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trước năm 2005
nhằm đảo ngược xu hướng hiện nay về tổn thất các nguồn tài nguyên môi trường vào
năm 2015.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.1. ĐẠI HỘI ĐỒNG
Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên, họp
hai năm một lần. Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới,
bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân
sách. Ngôn ngữ làm việc tại Đại hội đồng gồm Ả- rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và
Tây Ban Nha.
2.2. HỘI ĐỒNG CHẤP HÀNH
Hội đồng chấp hành là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp
của Đại hội đồng, giám sát việc thực hiện chương trình và quản lý ngân sách; duy trì