Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thông tin cơ bản về Thái Lan và quan hệ với Việt Nam
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1544

Thông tin cơ bản về Thái Lan và quan hệ với Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THÁI LAN VÀ

QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

TÀI LIỆU CƠ BẢN VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

(Kingdom of Thailand)

_____

I- Khái quát chung về đặc điểm địa lý, diện tích và dân số:

- Tên nước: Vương quốc Thái Lan

- Thủ đô: Băng-cốc (từ năm 1782)

- Diện tích: 513.115 km2, gồm 76 tỉnh.

- Dân số: 62,93 triệu người (2002); tỷ lệ tăng 1,5%/năm.

II- Khái quát về lịch sử phát triển:

- Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ

4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành

lập Vương quốc tại Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan), năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người

Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía Bắc Băng-cốc

70 km). Hơn 400 năm người Thái tiến hành chiến tranh liên miên với Miến Điện và kinh đô Ayuthaya bị huỷ

diệt. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập

và rời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phaya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và lấy

Băng-cốc (Thành phố của các thiên thần) làm Thủ đô.

- Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do

một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ Quân chủ

lập hiến. Ngày 10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Thái

Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.

III- Thể chế chính trị:

1. Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến.

2. Cơ cấu các cơ quan quyền lực:

- Nguyên thủ quốc gia là Nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa Nhà

Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.

- Quốc hội: Là cơ quan lập pháp cao nhất, gồm 2 viện:

+ Thượng nghị viện: Thượng nghị viện được bầu cử có 200 ghế.

+ Hạ nghị viện: Được bầu qua các cuộc tổng tuyển cử, Chủ tịch Hạ nghị viện là Chủ tịch Quốc hội. Hạ

nghị viện có 500 ghế.

- Chính phủ: Là cơ quan hành pháp cao nhất, nhiệm kỳ 4 năm, gồm có 1 Thủ tướng và 35 thành viên nội

các, thuộc 20 bộ. Ngoài ra còn có một số Uỷ ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các

chính sách chung.

3. Thể chế chính trị: đa nguyên.

Các đảng chính trị lớn hiện có 2 đảng là: Thai Rak Thai (của Thủ tướng Thaksỉn) và Dân chủ, một số đảng

trung bình là Chart Thai, Chatpattana...

IV- Kinh tế:

- Thái Lan là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện Kế hoạch phát

triển Kinh tế - Xã hội lần thứ nhất và đến nay là Kế hoạch 9. Những năm 1970 Thái thực hiện chính sách

"hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật, EC là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp

và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.

- Từ 1988 – 1995 kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 8% đến 10%. Nhưng đến năm 1996 tăng

trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9% và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 7/1997 làm cho kinh tế

Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng. Kể từ năm 1999, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu

phục hồi và nay đang tiếp tục quá trình phục hồi nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Tăng trưởng

GDP năm 1999 đạt 4,4%; 2000 đạt 4,6%, 2001 đạt 1,8%, năm 2002 đạt 5,2% và năm 2003 đạt 6,7% (dự

kiến GDP năm 2004 đạt 7-8%). Đồng baht tương đối ổn định (dao động trong khoảng 42-43 baht/ 1 USD).

Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD).

V- Chính sách đối ngoại:

- Ngày 26/1/2001 Chính phủ Thaksin đã công bố chính sách đối ngoại trước Quốc hội trong đó nhấn mạnh

chính phủ sẽ tiến hành chính sách đối ngoại, kinh tế đối ngoại và an ninh quốc gia nhằm thúc đẩy mối quan

hệ hữu nghị với các nước trên thế giới, giữ vững nghĩa vụ đã cam kết với các nước và coi trọng nguyên tắc

bình đẳng trong quan hệ nhằm bảo vệ chủ quyền, thanh danh và toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia để

đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và bảo vệ lợi ích quốc gia.

VI- Quan hệ Việt Nam-Thái Lan:

- Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976. Tháng 9/1978, Thủ tướng Phạm Văn

Đồng thăm chính thức Thái Lan.

- Từ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước dần được cải thiện và phát triển mạnh, nhất là sau khi Việt Nam

chính thức gia nhập ASEAN. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao. Về phía ta có đoàn: Tổng Bí

thư Đỗ Mười (10/1993); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (10/1998); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

(3/2000), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (9/1991 và 7/1992), Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2000), Chủ tịch Quốc

hội Nông Đức Mạnh (9/1996), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (9/2003).

- Về phía Thái Lan có đoàn: Các Thủ tướng Anand thăm (1/1992), Chuan Leekpai (3/1994), Banharn

(10/1995), Chavalit (3/1997); Chủ tịch Quốc hội Thái Lan (2/1996); Thủ tướng Chuan Leekpai dự Hội nghị

cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội (12/1998); Phó Thủ tướng Bhichai Rattakul (11/1999), Thủ tướng Thaksin

Shinawatra (24-25/4/2001). Ngoại trưởng Thái Surin thăm chính thức (2/1998) và sang dự kỳ họp thứ 6

UBHH hai nước (21-13/6/1999); Ngoại trưởng Thái Surakiart Sathirathai thăm chính thức (07/3/2001). Đặc

biệt có các chuyến thăm của Hoàng gia Thái như: Thái tử Maha Vajiralongkorn (11/1992, 9/1997) và Công

chúa Sirindhorn (2/1993, 4/2000); Công chúa Chulabhond (11/1998, 5/1999, 6/2000, 11/2001, 2/2003 và

tháng 12/2003), Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Hoàng gia (4/2002).

- Đáng chú ý từ ngày 20-21/2/2004, Chính phủ hai nước đã tiến hành cuộc họp Nội các chung lần thứ nhất

tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Na-khon Pha-nom (Thái Lan). Đoàn đại biểu Chính phủ ta do Thủ tướng

Chính phủ Phan Văn Khải dẫn đầu và đoàn đại biểu Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Thạc-xỉn Xin-na-vắt

dẫn đầu.

- Đến nay ta và Thái Lan đã ký gần 30 Hiệp định và thoả thuận hợp tác. Hiện nay, Thái Lan đứng thứ 9

trong số 62 nước đầu tư vào Việt Nam với 112 dự án và trị giá vốn đăng ký là 1,376 tỷ USD. Các dự án ban

đầu của Thái Lan thường là loại vừa và nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực khai thác hải sản, khoáng sản, chế

biến thực phẩm, ngân hàng.

- Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 352,6 triệu USD năm 1994 lên 1,183 tỷ USD năm 2002 và năm

2003 đạt 1,55 tỷ USD. Hai bên đang tích cực hợp tác trong việc xuất khẩu gạo. Những mặt hàng chính ta

xuất sang Thái Lan có: hải sản, khoáng sản, da, gạo, cà phê, rau quả.... Ta nhập của Thái Lan: xe máy,

PVC, sơn, sắt ống, hàng tiêu dùng, hàng điện tử

Việt Nam -Thái Lan tăng cường hợp tác trong

lĩnh vực lập pháp

(TTXVN) - Tại cuộc hội đàm chiều 28/11, Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Thái Lan Suchat

Tanchareon và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh đều nhất trí thúc đẩy hơn nữa

quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước thông qua việc tổ chức các cuộc trao đổi,

chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và giao lưu văn hoá, thể thao.

Hai Phó Chủ tịch Quốc hội đã thông báo cho nhau về tình hình chung của mỗi nước, thảo luận và trao đổi

sâu về sự phối hợp hoạt động giữa hai Quốc hội trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế.

Chiều cùng ngày, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng đã tiếp đoàn đại biểu

Hạ viện Vương quốc Thái Lan do ngài Suchat Tanchareon, Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện, làm Trưởng

đoàn.

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cảm ơn Chính phủ và nhân dân Thái Lan đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam

khắc phục hậu quả cơn bão số 7. Phó Thủ tướng cho biết quan hệ hai nước hiện nay phát triển toàn diện

và trong cuộc họp nội các chung lần thứ hai, hai nước sẽ tiếp tục bàn bạc, trao đổi để nâng quan hệ lên

tầm cao mới./.

Những thành tựu kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới

Kể từ Đại hội Đảng VI (năm 1986), công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch

sử, tạo cơ sở vững chắc để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,

phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiêp...

1.Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, liên

tục, năm sau cao hơn năm trước

Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Đến năm 1995, lần đầu tiên, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995

được hoàn thành và hoàn thành vượt mức; đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những

tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Từ năm 1996-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt

7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838.000 tỷ đồng, bình quân

đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD.

Nông nghiệp phát triển toàn diện với tốc độ khá, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân

5,5%/ năm. An ninh lương thực được đảm bảo. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 500.000-1

triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng

thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.

Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất

lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 15%/năm, giá trị tăng thêm đạt

10%/năm. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia

của các thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng trên 7,5%/năm; giá trị tăng thêm

khoảng 7%/năm. Năm 2005, giá trị tăng thêm đạt 8,5%, cao hơn mức tăng GDP.

2.Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với

thị trường

Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ

trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra

trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất nông, lâm,

ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm.

Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Từ chỗ

chưa khai thác dầu mỏ, đến nay, mỗi năm đã khai thác được khoảng gần 20 triệu tấn quy ra dầu. Ngành

công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Công nghiệp xây dựng phát triển mạnh với

thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng

trong những thị trường lớn. Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng

tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm.

Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ

đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch,

bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý…

có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.

Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ lao

động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 1990, lao

động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% trong tổng số lao động xã hội, năm 2000 còn 56,8%. Trong khi

đó, tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17,9% năm 2005;

lao động trong các ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 19,7% lên 25,3%; lao động đã qua đào tạo tăng từ

20% năm 2000 lên 25% năm 2005.

3.Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt

hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế

Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những

ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ cấu quản lý doanh nghiệp nhà nước

được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự

chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Số doanh nghiệp Nhà nước qua sắp xếp đổi mới,

cổ phần hoá đã giảm từ 12.084 doanh nghiệp năm 1990 xuống còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn Nhà

nước và 70 công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51% vốn điều lệ năm 2005. Qua đổi mới, doanh

nghiệp Nhà nước năm 2005 đóng góp 38,5% GDP và khoảng 50%

tổng ngân sách Nhà nước.

Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên

nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ

cấu lao động xã hội. Năm 2005 chiếm 46% GDP. Trong đó, kinh tế

hợp tác phát triển ngày càng đa dạng, hoạt động ngày càng có hiệu

quả, năm 2005, kinh tế hợp tác đóng góp khoảng 7% GDP. Kinh tế

tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực

và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc

đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tư

nhân góp khoảng 38% GDP của cả nước.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành

quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao

thông quốc tế. Năm 2005, khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1%

tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí); đạt trên 35% giá trị sản xuất

công nghiệp; thu hút hơn nửa triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.

4.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô

cơ bản ổn định

Qua 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp

trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng.

Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các

doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống

pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.

Từng bước phát triển đồng bộ và quản lý sự vận hành các loại thị trường cơ bản, theo cơ chế mới. Thị

trường hàng hoá phát triển với quy mô lớn, tốc độ nhanh. Các thị trường dịch vụ, lao động, khoa học và

công nghệ, bất động sản đang được hình thành.

Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự

phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi

cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách. Quan hệ tiền – hàng cơ bản hợp

lý, bảo đảm hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống; giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng thấp hơn

mức tăng GDP.

5.Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, kinh tế đối ngoại có bước tiến lớn, đạt được những kết quả

rất quan trọng

Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan

hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày

càng được mở rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về khu vực mậu dịch tự do

ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đang tích

cực đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)…Đến

năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 221 nước và

vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương với các

nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối

ngoại.

Xuất khẩu, nhập khẩu tăng rất nhanh cả về quy mô và tốc độ. Tổng

kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trước thời kỳ đổi mới chỉ đạt khoảng

1 tỷ USD/năm, đến nay tổng kim ngạch xuất khẩu đã vượt hơn 50% GDP, tức là trên 25 tỷ USD/năm. Một

số sản phẩm của Việt Nam đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới với những thương hiệu có uy tín.

Đáng chú ý là xuất khẩu dịch vụ tăng rất nhanh, tăng 15,7%/năm, bằng 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị

trường xuất khẩu được mở rộng sang những nền kinh tế lớn.

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ năm 2000 đến 2005 tăng khoảng 19%/năm, nhập siêu khoảng 4 tỷ

USD/năm, bằng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu tuy còn cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát

và có xu hướng giảm dần.

Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

giảm từ 37,2% năm 2000 xuồng còn 36% năm 2005, hàng nông, lâm thuỷ sản giảm từ 29% xuống 24%;

hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 38,8% lên 39,8%.

6.Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sống của đại bộ phận

dân cư được nâng lên rõ rệt

Một thành công lớn đầy ấn tượng của nước ta qua 20 năm đổi mới là đã giải quyết có hiệu quả mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, các cơ hội phát

triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

nhân dân được nâng cao.

Trước hết, công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt mục tiêu phát triển thiên

niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm 2005, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Năm 2005,

thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80%.

Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 200 USD năm 1990 lên khoảng 640 USD năm 2005. Theo

chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống dưới 7% năm 2005. Theo chuẩn quốc

tế (1 USD/ người/ ngày) thì tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuồng còn 28,9% năm

2002.

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Chỉ số phát triển con người

được nâng lên, từ mức dưới trung bình (0,498) năm 1990, tăng lên mức trên trung bình (0,688) năm 2002;

năm 2005 Việt Nam xếp thứ 112 trên 177 nước được điều tra. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y

tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được

đẩy mạnh; tuổi thọ trung bình từ 68 tuổi năm 1999 nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005./.

Theo Thời báo kinh tế Việt Nam

VN coi trọng việc tăng cường quan hệ với

Thái Lan

(TTXVN) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc

tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với Thái Lan trên cơ sở song

phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN, khu vực và quốc tế.

Trưa 10/1, tại buổi tiếp Ngài Suchon Chaleekrue, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc

Thái Lan, Trưởng đoàn đại biểu Thái Lan dự APPF-13, Chủ tịch Nguyễn Văn An bày

tỏ mong muốn các cơ quan lập pháp hai nước ngày càng tăng cường quan hệ thông

qua các cuộc trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động của

quốc hội nhất là lĩnh vực xây dựng pháp luật đồng thời phối hợp chặt chẽ và có hiệu

quả giữa các cơ quan này tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế.

Chủ tịch bày tỏ sự vui mừng về sự gia tăng của quan hệ hai nước trong lĩnh vực kinh

tế thương mại và đầu tư, đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục nghiên cứu và tìm biện

pháp khắc phục các rào cản thương mại hiện có giữa hai nước nhằm tăng kim ngạch

thương mại song phương, trong đó chú ý giảm nhập siêu của Việt Nam và phấn đầu

đưa kim ngạch hai nước đạt 3 tỷ USD vào năm 2010.

Chủ tịch Suchon Chaleekrue bày tỏ sự hài lòng về việc hai nước đang triển khai tích

cực các thoả thuân tại cuộc họp nội các chung lần thứ nhất và Tuyên bố chung về

khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Thái Lan trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Chủ tịch

Chaleekrue khẳng định lại việc Thái Lan ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.

Nhân dịp này, Chủ tịch Nguyễn Văn An chia sẻ với Chủ tịch Chaleekrue về những

thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhiều vùng rộng lớn của Thái Lan do

động đất và sóng thần gây ra./.

Quan hệ Việt Nam -Thái Lan ngày càng tốt

đẹp

Hà Nội (TTXVN) - Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Băng Cốc nhân kết thúc chuyến thăm và

làm việc tại Thái Lan từ 12 đến 15/12, ông Trương Quang Được, Phó chủ tịch Quốc hội cho biết chuyến

công tác của đoàn tới Thái Lan lần này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam-Thái Lan đang

phát triển ngày càng tốt đẹp.

Điều đó được thể hiện qua những sáng kiến phối hợp giữa Chính phủ hai nước thông qua việc mở rộng

khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng, thực hiện tốt những thoả thuận như Qui tắc ứng xử Biển Đông. Đặc

biệt Việt Nam đánh giá cao việc Thái Lan đã quan tâm và nhanh chóng giải quyết những tồn tại liên quan

tới việc cấp giấy tờ hợp lệ cho Việt kiều.

Về công tác đối ngoại của Quốc hội trong tình hình hiện nay, ông Trương Quang Được cho biết hoạt động

đối ngoại của Quốc hội Việt Nam đang không ngừng được mở rộng, công tác đối ngoại không giới hạn ở

phạm vi Nhà nước mà còn ở cấp độ nhân dân, tạo điều kiện cho các cơ quan dân cử có thêm hành lang

pháp lý để hoạt động.

Quốc hội Việt Nam có hội hữu nghị giữa các Nghị sĩ do ông Vũ Mão làm Tổng thư ký gồm nhiều nhóm liên

kết với các nghị sĩ của quốc hội từng nước, trong đó có nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt-Thái. Phía Thái Lan

cũng thành lập Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Thái-Việt.

Quan hệ thương mại Việt Nam-Thái Lan tăng

Băngcốc (TTXVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Băngcốc, quan hệ kinh tế Việt Nam-Thái Lan tăng mạnh

trong năm 2004.

Kim ngạch thương mại hai chiều 9 tháng đầu năm 2004 đạt 1,64 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất sang

Thái Lan đạt 308,59 triệu USD (tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước). Thái Lan xuất sang Việt Nam đạt

1,33 tỷ USD (tăng 44,59%).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!