Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thông tin cho các doanh nghiệp ở trung tâm thông tin thương mại thuộc bộ thương mại – hiện trạng và
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI
------o 0 o------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thông tin cho các doanh nghiệp ở Trung tâm Thông tin Thương
mại thuộc Bộ Thương mại - Hiện trạng và phương hướng phát triển.
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh
Lớp : QTKD Thương Mại 45A
Khóa : 45
Hệ : Chính Qui
GVHD : GS.TS Hoàng Đức Thân
Hà Nội – 2007
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có rất nhiều biến chuyển và
đạt được nhiều thành tựu. Trong suốt 20 năm ấy, chúng ta luôn cố gắng hội
nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực nhưng vẫn giữ đặc thù riêng của kinh
tế Việt nam là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Năm 2006
qua đi, đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế Việt nam với nhiều
thành tựu đạt được trong lĩnh vực ngoại giao cũng như kinh tế: chúng ta tổ
chức thành công hội nghị APEC, ứng cử thành viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) khi được Đại hội đồng WTO phê chuẩn tư
cách thành viên của Việt nam ngày 7/11/2006 và chính thức kết nạp vào ngày
11/1/2007. Chúng ta đã thực sự tham dự vào sân chơi chung của thế giới.
Bước vào sân chơi chung ấy, chúng ta có được nhiều điều kiện thuận
lợi mới để phát triển nền kinh tế nhưng cũng đồng thời đối mặt với muôn vàn
khó khăn. Trong khi đó, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng trình độ kinh tế
nước ta vẫn còn thua kém nhiều nước ngay cả các nước trong khu vực Đông
Nam Á. Nguyên nhân của những tồn tại đó của nền kinh tế Việt nam thì có
nhiều và một phần là do hệ thống thông tin nước ta đã có những bước tiến
đáng kể nhưng thông thông tin vẫn còn rời rạc, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả,
chưa thật kịp thời để nắm bắt các cơ hội nên chưa phát huy được hết vai trò
của nó trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Nếu hệ thống thông tin Việt nam
cũng như của các tổ chức chuyên tin đầy đủ hơn, kịp thời hơn, chính xác hơn
và cung ứng đúng đối tượng phục vụ hơn, hiệu quả hơn thì chắc chắn nền
kinh tế của chúng ta sẽ còn tiến những bước xa và nhanh hơn trong quá trình
phát triển.
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 2
Trong khi đó, với thời đại ngày nay thì thông tin chính là công cụ hiện
đại và là một tài sản vô hình nhưng tạo nên sức bật cho các nước đang phát
triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Về phương diện thương
mại, công nghiệp dịch vụ thông tin đã trở thành một nền công nghiệp mới mẻ
mang tính toàn cầu. Nó trở thành một công cụ và là một vũ khí sắc bén trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu thương mại và hòa nhập với thị
trường quốc tế.
Nhận thức được tình hình đó cùng với sự nghiên cứu xâm nhập vào
môi trường thực tiễn tại Bản tin Thông tin Thương mại của Trung tâm Thông
tin Thương mại thuộc Bộ Thương mại em đã chọn đề tài: “Thông tin cho các
doanh nghiệp ở Trung tâm Thông tin Thương mại thuộc Bộ Thương mại –
Hiện trạng và phương hướng phát triển”.
Mục tiêu của luận văn:
Đi sâu phân tích thực trạng tình hình cung cấp thông tin nói chung và
chủ yếu là tình hình cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nói riêng của
Trung tâm Thông tin Thương mại thuộc Bộ Thương mại để rút ra các mặt
mạnh và các mặt yếu trong quá trình hoạt động của Trung tâm. Từ đó đề xuất
các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hệ thống thông tin cho các
doanh nghiệp ở Trung tâm.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp biện chứng, tổng hợp, phân tích, so sánh các số
liệu thực tế trong hoạt động của Trung tâm Thông tin Thương mại thuộc Bộ
Thương mại và trên cơ sở các kết quả để đưa ra các kết luận và các giải pháp.
Kết cấu của luận văn:
Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 3
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thông tin trong hoạt động của
doanh nghiệp và nền kinh tế.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cung cấp thông tin cho các doanh
nghiệp của Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại
Chương 3: Phương hướng và biện pháp phát triển hệ thống thông tin
cho các doanh nghiệp ở Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại.
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 4
Mặc dù đã rất cố gắng song do tính chất phức tạp của vấn đề, sự hạn
chế về thời gian và kiến thức nên bản luận văn không thể tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Đức Thân - người
đã trực tiếp tận tâm hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đồng
thời, em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị Ban
biên tập Bản tin Thông tin Thương mại trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NỀN KINH TẾ
1.1. THÔNG TIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ
QUỐC DÂN
Thông tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái
niệm trung tâm của xã hội trong thời đại ngày nay. Mọi quan hệ, mọi hoạt
động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó.
Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về những điều đã biết, đã nói
và đã làm.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ kết hợp với sự ảnh
hưởng ngày càng sâu rộng của truyền hình và internet vào đời sống của loài
người, thông tin đã trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt và là nguồn lực phát
triển của mỗi quốc gia. Nếu biết cách sử dụng thì thông tin sẽ trở thành công
cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội rất hiệu quả cho Nhà nước nói chung
và từng tổ chức nói riêng.
1.1.1. Khái niệm, phân loại vai trò của thông tin:
a) Khái niệm thông tin:
Thông tin theo tiếng La tinh là “informatio” chính là gốc của từ hiện
đại “information” có hai nghĩa. Thứ nhất, nó chỉ một hành động rất cụ thể là
tạo ra một hình dạng (forme). Thứ hai, tùy theo tình huống, nó có nghĩa là sự
truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên, xã hội
ngày càng phát triển thì khái niệm về thông tin cũng phát triển theo; mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực lại có cách hiểu thông tin theo những cách khác nhau.
Theo nghĩa thông thường thì Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý
tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người được con người
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 6
thu thập, xử lý và bảo quản, truyền đạt cho nhau nhằm thực hiện các mục đích
nhất định.
Theo quan điểm triết học: thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã
hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v…hay nói rộng hơn
bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.
Theo quan điểm quản lý thì thông tin là các dữ liệu phản ánh thế giới
khách quan được tập hợp, trình bày dưới một hình thức cụ thể và cung cấp
cho người nhận tin để họ có thể ra một quyết định hoặc đảm trách một công
việc cụ thể
Còn theo quan điểm tin học thì thông tin được phân biệt ở hai mức độ:
dữ liệu và thông tin. Dữ liệu là các số liệu, sự kiện, hình ảnh ban đầu thu thập
được qua điều tra, khảo sát. Và khi dữ liệu đã qua xử lý, phân tích, tổng hợp
và được cho là có ý nghĩa cho một đối tượng, một công việc nào đó thì chúng
sẽ trở thành thông tin.
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về thông tin và mỗi khái
niệm đều có cách giải thích riêng của mình tùy thuộc vào lĩnh vực mà quan
điểm đó nghiên cứu. Và từ các quan điểm này, chúng ta có thể nhận thấy:
- Trước hết, thông tin là tri thức bởi nó được rút ra từ các sự
kiện, sự việc cụ thể của tự nhiên và xã hội của thế giới khách quan.
- Thứ hai, thông tin là kết quả của một quá trình thông tin như
thu thập, xử lý, điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, bảo quản và truyền
đạt…
- Thứ ba, thông tin chỉ phát huy đựơc sức mạnh khi nó có một ý
nghĩa nhất định đối với người nhận tin.
Tóm lại, thông tin là tri thức được hình thành qua quá trình thông tin
để tạo thành các dữ liệu phù hợp và có ý nghĩa đối với người nhận tin.
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 7
Một quá trình thông tin có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quá trình thông tin
b) Phân loại thông tin:
Có rất nhiều cách để phân loại thông tin:
- Theo giá trị và quy mô sử dụng, thông tin được phân thành:
+ Thông tin chiến lược
+ Thông tin tác nghiệp
+ Thông tin thường thức
- Theo nội dung của thông tin:
+ Thông tin khoa học và kỹ thuật: là các kết quả nghiên
cứu phát minh, các phương pháp, các sản phẩm, các tính chất công nghệ, các
tiêu chuẩn, các trang thiết bị,…
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 8
Xác định nhu
cầu thông tin
NGƯỜI NHẬN TIN
Xử lý thông tin: phân
tích, tổng hợp,…
Truyề
n tin
Thu
thập
thông
tin
Lưu trữ thông tin
Nhiễu
Nhiễu
Nhiễu
Nhiễu
+ Thông tin kinh tế: tài chính, giá cả, thị trường, quản lý,
cạnh tranh,…
+ Thông tin pháp luật: luật, quy định, quy tắc,…
+ Thông tin văn hóa và xã hội: giáo dục, y tế, nghệ thuật,
thể thao, …
- Theo đối tượng sử dụng:
+ Thông tin đại chúng: dành cho mọi người.
+ Thông tin khoa học: dành cho người dùng tin (khách
hàng).
- Theo mức độ xử lý nội dung:
+ Thông tin cấp một: thông tin gốc
+ Thông tin cấp hai: thông tin tín hiệu và chỉ dẫn
+ Thông tin cấp ba: tổng hợp các thông tin cấp một
- Theo hình thức thể hiện thông tin:
+ Thông tin nói
+ Thông tin viết
+ Thông tin bằng hình ảnh
+ Thông tin điện tử hay thông tin số
+ Thông tin đa phương tiện (multimedia)
1.1.2. Đặc điểm thông tin trong lĩnh vực kinh tế:
Thông tin kinh tế là những dữ liệu phản ánh lĩnh vực hoạt động kinh tế
của xã hội được thu thập, xử lý và cung cấp cho những chủ thể trong quá trình
quản lý và thực hiện các hoạt động kinh tế của họ.
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 9
Nó phản ánh các hiện tượng, các quá trình kinh tế diễn ra ở cả 3 lĩnh
vực: sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Thông tin kinh tế bao gồm những thông tin kinh tế - xã hội và kinh tế -
kỹ thuật. Đó là những số liệu, những sự kiện, tin tức và các tài liệu khác trên
cơ sở nhận thức ban đầu về chất lượng và sự ưu thế về mặt số lượng, phản
ánh những quan hệ kinh tế - xã hội và được dùng để phân tích, quản lý, lập kế
hoạch và dự báo sự phát triển kinh tế xã hội. Thông tin kinh tế phản ánh các
hiện tượng kinh tế khách quan . Nó khác với các thông tin khoa học tự nhiên,
thiên văn, sinh học là những thông tin về các hiện tượng tự nhiên trong thế
giới khách quan.
a) Đặc điểm của thông tin trong lĩnh vực kinh tế:
Thứ nhất, thông tin kinh tế là thông tin trong lĩnh vực hoạt động kinh tế
giúp các chủ thể kinh tế ra quyết định thực hiện các hoạt động kinh tế của
mình. Thông tin kinh tế trước hết và chủ yếu phục vụ quá trình ra quyết định
về các hành vi kinh tế trong nền kinh tế. Đồng thời thông tin cũng là công cụ
truyền đạt các ý đồ của các chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý
Thứ hai, sự phát triển của thông tin kinh tế gắn liền với sự phát triển
của hoạt động kinh tế . Các hoạt động kinh tế càng diễn ra sôi động và mau lẹ
thì sự phát triển của thông tin kinh tế càng nhanh hơn và cũng khó kiểm soát
hơn. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng bùng nổ thông tin và gây ra
các nhiễu thông tin đặc biệt với các nước đang phát triển.
Thứ ba, giá trị của thông tin kinh tế gắn liền với mức sinh lợi của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp hiện đại rất cần thiết và bắt buộc phải coi thông tin
kinh tế là một điều kiện, tiền đề của xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến
lược thị trường.
Sinh viên: Trịnh Thị Bảo Linh 10