Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1984

Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ KHẢ LUẬN

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP ĐẶT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

LÊ KH

Ả LU

ẬN LU

ẬT DÂN S

Ự VÀ T

T

ỤNG DÂN S

Ự KHÓA 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ KHẢ LUẬN

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP ĐẶT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN XUÂN QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh

chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” là công trình nghiên

cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện. Những tài liệu, số liệu được sử dụng trong

luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết luận khoa học của Luận văn

chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Lê Khả Luận

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ được viết tắt Từ viết tắt

Bộ luật Dân sự BLDS

Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS

Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng

hóa quốc tế năm 1980

CISG 1980

Cộng hòa Pháp Pháp

Cộng hòa liên bang Đức Đức

Giấy chứng nhận GCN

Hội đồng xét xử HĐXX

Hội đồng thẩm phán HĐTP

Quyền sử dụng đất QSDĐ

Tòa án nhân dân TAND

Ủy ban nhân dân UBND

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7

6. Dự kiến điểm mới, các đóng góp của đề tài.....................................................8

7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................8

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẶT CỌC..............................................9

1.1. Khái quát về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc .....9

1.2. Cách tính thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc.........16

1.3. Hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp

đặt cọc ...................................................................................................................19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................22

CHƯƠNG 2. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU TUYÊN BỐ ĐẶT CỌC

VÔ HIỆU..................................................................................................................23

2.1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc

vô hiệu...................................................................................................................23

2.2. Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô

hiệu........................................................................................................................28

2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu

cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu...............................................................................35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................37

CHƯƠNG 3. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM

ĐẶT CỌC ................................................................................................................38

3.1. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc ...................................38

3.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường do vi phạm đặt cọc.............51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN CHUNG ..................................................Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................1

PHỤ LỤC...................................................................................................................6

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần và sự cạnh

tranh của nền kinh tế thị trường, các quan hệ dân sự, lao động, thương mại ngày càng

phong phú và đa dạng. Để đảm bảo cho các giao dịch dân sự được giao kết, thực hiện,

các bên thường thỏa thuận xác lập các biện pháp bảo đảm, trong đó phổ biến là đặt

cọc. Khi phát sinh tranh chấp, các bên thường tìm đến phương pháp khởi kiện ra Tòa

án hay Trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một trong những cơ

chế ảnh hưởng đến quyền khởi kiện đó là thời hiệu khởi kiện vì trong một số trường

hợp, khi thời hiệu khởi kiện kết thúc, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,

nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.

Quy định về thời hiệu khởi kiện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện

hành nói chung, trong các tranh chấp đặt cọc nói riêng còn nhiều điểm chưa cụ thể,

rõ ràng. Thực tiễn xét xử vẫn còn những quan điểm khác nhau dẫn đến những vướng

mắc, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp

pháp của các bên. Một số vấn đề có thể đề cập đến như: chưa có quy định về thời hiệu

khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc

vô hiệu; Tòa án chưa thống nhất khi áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện đối với

yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc, yêu cầu đòi tiền phạt cọc, trả lãi trên khoản tiền chậm

trả; các vấn đề về áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp bất khả kháng, bắt

đầu lại thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, hay thời hiệu

theo thỏa thuận cũng chưa được quy định minh thị… Do đó, các tranh chấp phát sinh

từ đặt cọc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, triệt để, ảnh hưởng đến quyền lợi của

các bên liên quan, gây cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về thời

hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc để có cái nhìn toàn diện về lý luận

cũng như thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời hiệu

khởi kiện, giúp đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự là rất quan trọng. Xuất phát

từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết

tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài Luận

văn Thạc sĩ luật học để nghiên cứu, phân tích.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay các công trình nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh

chấp đặt cọc không nhiều. Tác giả nhận thấy vẫn chưa có một công trình nghiên cứu

2

nào thật sự chuyên sâu, toàn diện các khía cạnh của đề tài. Các tài liệu tác giả tham

khảo được thể hiện trong nhiều nguồn khác nhau như giáo trình, sách chuyên khảo,

bình luận án, Luận văn Thạc sĩ, tạp chí… Thông qua quá trình nghiên cứu và chọn

lọc các tài liệu, tác giả nhận thấy một số công trình nghiên cứu liên quan có giá trị,

có thể kể đến như:

- Sách chuyên khảo, giáo trình

+ Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án

và bình luận án - Tập 2 (xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt

Nam, Hà Nội. Đây là cuốn sách bình luận về đặt cọc, thời hiệu khởi kiện tranh chấp

đặt cọc dựa trên các vụ việc thực tiễn, chỉ ra những vướng mắc trong quá trình áp

dụng pháp luật. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung phân tích hai trường hợp thời hiệu

khởi kiện về tranh chấp đòi tài sản đặt cọc và đòi tiền tương đương với tài sản đặt

cọc, một số vấn đề khác như thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu, yêu

cầu trả lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả… vẫn chưa được phân tích cụ thể. Mặc

dù vậy, đây là phần bình luận quan trọng được tác giả sử dụng để triển khai một số

nội dung chính của đề tài.

+ Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án – Tập

2 (xuất bản lần thứ bảy), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Tài liệu

này phân tích, bình luận một số nội dung liên quan đến thời hiệu khởi kiện như: thời

hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu do vi phạm điều cấm, do giả tạo, vi phạm điều kiện về

chủ thể; thời hiệu yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng; thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh

chấp về hợp đồng… Tuy thời hiệu khởi kiện trong giải quyết các tranh chấp đặt cọc

chưa được trực tiếp nghiên cứu nhưng đây là tài liệu cung cấp những nội dung cơ bản

giúp tác giả có sự phân tích, so sánh, đánh giá để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

+ Tưởng Duy Lượng (2008), Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tài liệu này đề cập các tranh chấp phát sinh trong giao

dịch dân sự qua một số vụ án thực tế, trong đó có nội dung nghiên cứu về những vấn

đề lý luận và thực tiễn của đặt cọc, thời hiệu khởi kiện và đường lối giải quyết một

số tranh chấp đối với loại giao dịch này. Một số nội dung của tài liệu được tác giả

tiếp tục kế thừa trong việc làm rõ bản chất của đặt cọc cũng như các tranh chấp đặt

cọc phát sinh, để áp dụng loại thời hiệu khởi kiện phù hợp.

+ Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp

tại Tòa án, Trọng tài - cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, Nxb. Lao động, TP. Hồ

Chí Minh. Tài liệu phân tích các quy phạm về thời hiệu khởi kiện tại Tòa án, bao gồm

3

các vấn đề như khái niệm, nguyên tắc xác định, thời gian không tính vào thời hiệu,

bắt đầu lại thời hiệu, các trường hợp không áp dụng thời hiệu, thời hiệu được áp dụng

đối với một số tranh chấp cụ thể… Mặc dù không trực tiếp phân tích thời hiệu khởi

kiện trong giải quyết các tranh chấp đặt cọc nhưng tài liệu này giúp tác giả có sự liên

hệ đánh giá các vấn đề được đưa ra trong đề tài.

+ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Những quy định

chung về Luật Dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội

Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Giáo trình cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản liên

quan đến giao dịch dân sự, thời hiệu khởi kiện như: khái niệm, điều kiện có hiệu lực

của giao dịch dân sự, thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu,

hệ quả của hết thời hiệu... Qua đó, giúp tác giả hệ thống được những kiến thức nền

tảng làm cơ sở lý luận để định hướng nội dung nghiên cứu trong đề tài.

- Luận văn Thạc sĩ

+ Đào Thị Ngọc Thuận (2015), Đặt cọc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm

2005, Luận văn Thạc sĩ – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên

cứu về đặt cọc trên cơ sở đánh giá các quy phạm pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp

luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đặt cọc. Đề tài đề cập thời hiệu khởi

kiện đòi tài sản đặt cọc trong phần xử lý đặt cọc và chỉ ra những bất cập của quy định

hiện hành. Đề tài mang lại sự kế thừa các giá trị nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện

đòi tài sản đặt cọc và tạo nền tảng để tác giả phát triển những khía cạnh khác trong

đề tài nghiên cứu.

+ Nguyễn Thị Thuận (2020), Đặt cọc để bảo đảm việc mua bán nhà ở hình

thành trong tương lai tại các dự án nhà ở thương mại, Luận văn Thạc sĩ – Trường

Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn

áp dụng pháp luật về đặt cọc để đảm bảo mua nhà ở trong các dự án nhà ở thương

mại tại Việt Nam; nêu lên những đánh giá, ý kiến khoa học về nội dung liên quan đến

giá trị pháp lý của đặt cọc. Thông qua đó, tác giả có thể đưa ra những so sánh trên

quan điểm khoa học pháp lý để làm rõ các vấn đề liên quan và giúp người đọc có cái

nhìn toàn diện về bản chất của đặt cọc, tranh chấp đặt cọc, làm cơ sở cho việc lựa

chọn áp dụng thời hiệu khởi kiện cho các tranh chấp đặt cọc phát sinh.

- Bài báo, tạp chí

+ Đỗ Văn Đại (2011), “Về thời hiệu kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt

Nam”, Tạp chí Kiểm sát, số 13. Trong bài viết này, thời hiệu khởi kiện đòi tài sản

được tác giả phân tích dưới góc độ quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng và học

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!