Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn Hải Ông Thi Tập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
KIÊM THÊM
Hải đường
say nắng
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA
HUẾ 2009
2
ĐỌC THƠ KIÊM THÊM
Nếu quả thực tôi là “đứa em gái của thằng bạn”
thì có lẽ tôi sẽ một tay bụm miệng cười – vì nghe nói
hắn “lanh chanh” (thơ Kiêm Thêm)- còn tay kia thì
ngoáy bút – vì nghe nói ‘hắn học giỏi”… Nhưng tôi
với tư cách một người đọc thơ thường tình, bỗng
dưng bị cuốn hút trong từ trường thơ Kiêm Thêm, mà
cũng vì “hắn” nên mới liều mình viết, khó khăn mà
viết, dù lần đầu tôi được đọc thơ Kiêm Thêm, theo lời
yêu cầu của chính nhà thơ mà Nguyên Sa đã có lần
gọi anh là “thi sĩ xứ Huế”:
“Hắn có đủ tứ chi đầu mình và tay chân
mắt môi và tóc cùng trí tuệ tuyệt vời
hắn nhận giải thưởng hạng nhất
về đủ thứ
Ở Huế thường có những thằng bạn với đứa em
gái như thế
Lanh chanh nhưng đẹp và học giỏi
Lạ thay hắn có quyền năng như Thượng đế
Sai bảo như thiên lôi
Bọn con trai thường thua luôn
(HĐSN)
3
Ngôn ngữ “kẻ cả”, “đàn anh”, “ông trời” giọng
Huế, lối Huế và cách Huế như rứa hầu như chế ngự
toàn thể tập “Hải đường say nắng” mà tác giả vừa
hình thành trong một thời gian rất ngắn (cuối đông
2008 đến tháng hai 2009), viết một mạch, một hơi
mấy trăm bài thơ và không khéo e sẽ viết hàng
nghìn…
Có lẽ không ai “nghịch” hơn Kiêm Thêm khi
“làm thơ” về một đề tài không thơ một chút nào với
nhiều tựa đề trúc trắc, chẳng hạn “Quyền năng của
đứa em gái thằng bạn”, nó cắt ngang mọi chuyện
mơ mộng về một gương mặt lãng mạn trong thơ
giữa trăm nghìn chuyện mưa nắng Huế mà thoạt tiên
bốn chữ “Hải đường say nắng” gợi nên.
Đã có “Đây thôn Vỹ Dạ” với “mặt chữ điền” bí
ẩn “lá trúc che ngang” cùng “gió theo lối gió mây
đường mây” đưa người đọc băn khoăn tìm kiếm một
thứ nhân diện nhìn không ra. Thi tứ vô cùng thoát ra
từ nét “mặt chữ điền” thay khuôn mặt trái xoan ước lệ
sáo cũ quả bất ngờ.
Kiêm Thêm bất ngờ hơn với một hình ảnh đời
thường, thường như cơm bữa - Huế với vô số bạn trai
có vô số đứa em gái lau chau. Trong đó lại có vô số
người bạn của anh thường là kẻ trong cuộc “đố lá” dò
4
la vườn Thúy. Chuyện đời xưa gói nhiều giấc “mộng
dưới hoa” xôn xao quan quan thư cưu, yểu điệu thục
nữ một thời Huế với trăm ngàn vu vơ.
Đời nay, ở xứ Mỹ, Los Angeles, Kiêm Thêm điển
hình hoá mọi vu vơ thành…một con nộm, một tuýp,
một thể loại người nộm với “đủ tứ chi đầu mình và
tay chân…mắt môi và tóc…”.
Nếu đọc kỹ và nếu ai không biết thì sẽ gạch sổ hai
câu này cho rằng tác giả viết dư đến lẩm cà lẩm cẩm.
Ai đời đã “tứ chi” rồi mà còn “đầu mình và tay chân”,
lại còn “mắt môi và tóc”, cái con nộm be bé ấy hoá ra
có 5 tay 5 chân 4 mắt 2 mình…chi chi đó!!!
Tôi cho người ấy chưa từng biết Huế…bằng Kiêm
Thêm với lối nói chữ dài ra, thưỡn ra, vừa “làm đày”
yêu bánh nậm, vừa đài cát thông thạo sấm trạng
Trình, mới nghe thì quái “dị” nhưng nghe lại thì “ngồ
ngộ” làm răng! Chỉ có Huế mới vừa “tứ chi” liền theo
với “tay chân”, mới “ nhận giải thưởng” mà “VỀ ĐỦ
THỨ”. Đủ thứ là thứ chi rứa? Theo thường lối ấy chỉ
có trong cách “noái chuyện” chứ không trong thi ca.
Mà chưa ai liều lĩnh tĩnh bơ như Kiêm Thêm khi
làm thơ với thứ ngôn ngữ tôi gọi là “trúc trắc” hầu
như chế ngự toàn tập thơ.
5
Trúc trắc ngược lối với thơ nếu không nói là phá
thơ, có nghĩa khổ độc, chõi âm điệu.
Ấy thế mà Kiêm Thêm đã tạo nên thơ nơi chính
khúc mắc ấy. Cái khúc mắc như khởi đầu của thơ,
như một nỗi giật mình chuyền sang người đọc. Cái
giật mình khi bắt gặp một hình ảnh đời thường quá
quen để là đối tượng của thơ đến nỗi thốt lên “Rứa
mà cũng thơ à?”
Ấy thế mà thơ!
Có nghĩa không nên dừng lại bên bờ một con chữ
nào để bắt lý, ngay cả “hắn”, “đứa em gái thằng bạn”.
Đừng hỏi “hắn là ai”. Cũng khoan đừng vội bắt bíu cả
“tứ chi đầu mình tay chân” mà quả quyết hắn bằng
xương bằng thịt 100%. Bởi vì liền sau đó Kiêm Thêm
đã cho “hắn” ngang hàng với “Thượng đế”. Mà cũng
đừng tưởng Thượng đế là…ông Trời cao vời vợi nhất,
Thượng đế của Kiêm Thêm là…“Thiên lôi”, nói theo
lối Huế mình…đùng đùng “chỉ mô đánh đó“ làm cho
“Bọn con trai thường thua luôn” trong đó có cả Kiêm
Thêm một thời “lẽo đẽo đi về chiêm bao”…
Bằng một hình tượng cũ rích rất Huế “đứa em gái
của thằng bạn” nơi Huế hay mưa…Kiêm Thêm đưa
vào một đột biến. Bỗng có cơn mưa lớn ở “Los” - Ở
“Los” mà cũng mưa! - ngay giữa lúc một đám mây
6
bay qua hồn người lái xe - bỗng có tiếng “ầm” của
hai chiếc xe đụng nhau.
Chiều kích không gian và thời gian xoay đột ngột,
từ một hiện thực hoài niệm chuyển sang một ngã ba
“tai nạn”, ngay đây - bây giờ, “thân thể nát nhừ”.
Thơ, trong chừng mực đột biến của ngôn ngữ,
cũng là một thứ tai nạn. Đụng độ với cái thường nhật
mãi hoài, thơ hầu như phải gây tai nạn, hay bị tai nạn
với cái thường nhật để “hoá kiếp” đời thường sang
một tầng trời mới, “ban phát thể tính” theo Heidegger
trên từng mảnh vô thường.
“Thân thể nát nhừ” là cơn đau có thật - ai bảo đó
là tình cờ cũng được – thơ chẳng phải là những cọng
lá tình cờ rơi từ hư vô như R. M. Rilke và Nietzsche
đã chiêm nghiệm hay sao?
Ở đây chức năng “thơ” của hiện tượng thương
tích xác thịt là một chấn thương giã biệt hiện thực,
trong nỗi bất lực với hiện thực. Từ đây “em hết sai
bảo anh được” và có lẽ anh “sẽ đi theo thằng bạn”
đến một nơi nào, lìa xa cõi trần.
Nếu không có cái chết của người bạn, nếu không
xuất hiện nơi mô đó bóng dáng ‘hắn” và nhất là tiếng
cười của “hắn”, kèm theo với sự cố tai nạn cuộc đụng
7
xe thân thể nát nhừ, thì Kiêm Thêm vẫn còn lẽo đẽo
trong sáo mòn cứ “thua luôn” một mạch.
Nhưng “Quyền năng của đưa em gái thằng bạn”
mới đó tưởng đùng đùng sấm chớp hoá ra bị giải giáp
lúc nào không hay.
“Hắn” không còn là “Thiên lôi” mà trở nên và chỉ
là tác phẩm của nhà thơ.
Đọc “Hải đường say nắng” ấn tượng mê hoặc
nhất vẫn là nỗi ngạc nhiên về sức mạnh siêu nhiên
của hồn thơ đến nỗi không thể không nhắc lại câu nói
của Nietzsche: “Không có thơ con người là không gì
cả. Với thơ con người là Thượng đế.”
Kiêm Thêm không bao giờ muốn làm Thượng đế,
cùng lắm anh là một “Bồ Tát hữu tình”có tài làm
sống lại và nhấc bỗng con nộm “tứ chi đầu mình…”,
dứt nó thoát khỏi sức hút trần thế để cùng bay vào vũ
trụ thi ca vô tận của tưởng tượng phiêu bồng.
Có thể nói Kiêm Thêm đã sáng tạo nên vũ trụ thi
ca của anh trên nhiều từng mây nhẹ hửng, còn nhẹ
hơn chính phạm trù tưởng tượng. Bởi thế, nói “vũ
trụ” là đã trọng lượng hoá đường bay của hồn thơ, đã
làm nặng gánh cái phiêu bồng trong con mắt của
người chưa đọc thơ của anh.
8
Bởi vì trên mỗi từng mây, được đặt lên những
điều rất nhỏ nhoi, ví như một xác ve, một chút nắng,
chút mưa, mảnh trăng, cọng rơm, chiếc lông ngỗng
của Mị Nương, tiếng khúc khích bên kia đại dương,
một âm Huế rớt giữa thinh không...cả con nộm trên
kia… Chúng cũng đã “thoát xác phàm” để chỉ còn
xôn xao thi tứ trong một không gian Huế khởi đi từ
nỗi nhớ. Có lẽ so với nội dung chất chứa trong thơ,
chỉ có nỗi nhớ là “nặng ký” nhất, đam mê nhất mà
chính nhà thơ thú thật không thoát nỗi.
Trong thơ Kiêm Thêm, cái “thật” nhất giữa những
phù phiếm vây quanh chính là cường độ thiết tha với
Huế. Hầu như TÌNH HUẾ bao trùm mọi chiều kích
ngôn ngữ, Huế là “Như Huế” mà cũng “Như em”
“Cắt từng miếng da non nhìn xem, tôi vẫn vậy
Chảy ròng ròng trong máu nước sông Hương”
…
Tôi chỉ thấy em và chỉ em thôi
Là Huế trong toàn thành phố cũ
Ôi thân yêu với trăm ngàn kỷ niệm
Đốt đuốc cả đời mới thấy em đây
Bỗng tôi thấy em cũng về lại đó…
Tôi lại cùng em đi thăm chợ Tết
9
Em nép mình sưởi ấm với vai tôi
Đôi mắt, nụ cười, môi hồng rực rỡ
Huế đây rồi nhờ có em tôi
(HĐSN, Chỉ có anh mới nhận ra em)
Khởi đầu của điểm khởi đầu “tiếng thơ” là âm ba
của một bóng dáng mơ hồ nào đó “Em vô lượng vô
biên cho anh đôi cánh mỏng” như một thứ “không
thanh” xướng lên làm hiển hiện cả trời đất cỏ cây,
tiếng vọng của nghìn năm hoá kiếp “Huế mà em”
cuộn mình trong cái kén nhớ, khi được bung ra thì đó
là “cầu vồng bảy sắc”, là “vạn hoa”..
“mọi sự đã có đổi khác
mây thì trong, gió hiu hiu lạnh
cây cỏ đổi màu
phía chân trời cầu vồng bảy sắc
còn em thì sao
mùa xuân sắp tới rồi
em đổi sắc
chào đón xuân mới
em mặc áo màu kính vạn hoa
đẹp tuyệt vời
như thế là em đã hơn cầu vồng bảy sắc
nhớ thuở xưa anh vẫn chơi kính vạn hoa đó
10
nhìn hoài, bỗng thấy em trong đó
em rực rỡ hơn các sắc màu
khiến anh mê đắm
thế ra em đã có từ ngàn năm trước”
(HĐSN, Người mặc áo màu kính vạn hoa, 42)
Nghìn trước đến nghìn sau, hoài niệm, tình yêu,
ước mơ, chán nản, xót xa, tuyệt vọng là những phiến
màu trong kính vạn hoa khởi động sức tưởng tượng
vút vào một điểm xa đang phóng chạy ngược lại với
mắt nhìn. Càng xa, xa ngái chừng nào thì tưởng
tượng càng chắp cánh bay, bay mãi cho đến khi bỗng
sắc màu biến thành hình hài đi đứng nói cười, buồn
bã tuyệt vọng, i hệt như người đời thường, và còn thật
hơn, hiển nhiên hơn đời thật:
“Phải rồi, Huế sống dậy, đi đứng lao xao
Kể cả tiếng guốc em đã vang trong quá khứ”
(HĐSN, Được nhìn lại Huế)
Thời gian trở thành không gian, quá khứ hiện tại
tương lai đi về trên con đò kết hoa “vạn thọ” xuôi
ngược trên nhánh sông có “căn nhà em… mà tôi qua
đó” trên những luồng máu qua tim.
“Lần này thì giấc mơ tuyệt vời biết bao…
Chiếc thuyền được kết hoa vạn thọ
11
Cùng những sắc màu khác…
Chiếc thuyền hoa đi trên dòng sông Hương…”
(HĐSN, Con đò có kết hoa vạn thọ)
Có nghĩa gì đâu khoảng cách không gian giữa bên
kia Los với bên này Huế? Chỉ cần nghe kể tiếng mưa
là mưa đã không dứt, chỉ cần đọc “em đi Hà nội” là
tôi đã viễn mơ:
“Khi tôi đến Hà Nội đang nắng
Phố xôn xao và gió thì hiền
Những cây phượng vàng ửng lên vành môi
Người con gái đi qua phố
Tôi lạc lõng tìm em”
(HĐSN, Viễn mộng Hà Nội)
Chỉ cần nghe em rời Huế là đã quặn lòng biệt ly:
“Em đi, Huế xa vắng tiếng reo cười
Ngay ngọn cỏ may cũng nhớ ánh mắt đó
Ngọn hải đường ủ rũ
Vì nhớ gót chân người đi”
(HĐSN, Tưởng nhớ)
“Ruột quặn thắt bởi nghĩ tới nơi đó
Đừng trách những cơn mưa của Huế
Đừng oán những con ve kêu khi mùa hạ về
Nếu Huế không buồn thì anh đâu làm thi sỹ…”
12
Sức sống trong thế giới tưởng tượng của Kiêm
Thêm, ngược với đinh ninh cho rằng tưởng tượng là
tấm kính mờ phản chiếu những thực thể hiện tiền,-
mãnh liệt và ào ạt, bất ngờ nơi chiều kích ngôn ngữ
phẳng trong nghĩa đánh mất không gian ba chiều
nhưng lại đa tầng theo nghĩa những đám mây đã thoát
sức hút trọng lượng trái đất để lớp lớp bay vào vô
hạn.
Tưởng như là khuôn sáo khi nói đến cái tình nhớ
Huế, nhiều khi đã trở nên một thứ truyền nhiễm trên
thi đàn về Huế dễ gây dị ứng phản cảm. Tưởng như
quá đỗi tầm thường khi Kiêm Thêm ca ngợi tình yêu,
hoài niệm Huế bằng lộng lẫy ngôn từ đế vương.
Tưởng như giả tạo khi Kiêm Thêm sử dụng lại
những khái niệm nặng nề từ chương bày tỏ yêu
thương, để ngần ngại như tôi đã ngần ngại ban đầu
khi mới ghé mắt đọc với tâm trạng sẵn sàng …chạy.
Nhưng không, thơ Kiêm Thêm níu chân người
đọc, bằng chính bước nhảy nhẹ hửng của anh ra khỏi
từ trường khuôn sáo ngôn ngữ, đồng thời cởi trói
người đọc ra khỏi mọi sức ép quán tính của định kiến,
chấp chặt vào khái niệm và thực thể hình hài: vừa vạn
tuế nữ hoàng đội vương miện xong thì em được
thưởng thức “rau khoai anh trồng”, và rước em
không phải võng lọng xênh xang mà “châu chấu,
chim chìa vôi, chiền chiện… có khi cả “chim ác là”,
13
“Ngay cả con giun dế sắp hàng đón em tới”. Không
ngựa xe sơn son thép vàng mà là “con đò kết hoa vạn
thọ” đưa em…và
“Con sáo hát khúc sang sông”.
Có khi buồn da diết mà vẫn nhớ “con kiến đen”
“Đã chết đêm qua
Em nhớ tẩm liệm nó với cánh mai khô”
(HĐSN, Mai mốt em không còn ở căn nhà
đó)
Có khi nghiêm trọng chết người như
“Em ngồi đó như Phật Bà”
rồi hỏng mất khi em lụ khụ
“Lại mặc áo vàng như Sư Cụ”
Và liền theo sau:
“Có ai đó tặng em hoa hồng tươi sung mãn
(Nên nhớ đây là cổng chùa nơi trang nghiêm, thọ
giới)”
(HĐSN, Nữ Thiền sư)
Hai dấu mở ngoặc và câu nhắc nhở chính là chìa
khoá mở tung xiềng xích mọi tuyệt đối hoá “EM”,
“Phật Bà”, “Sư cụ” để rồi:
14
“Anh đang theo Thầy Huyền Trang thỉnh kinh ở
Tây Trúc
Khi về ngang đó
Anh bỏ Thầy để dừng lại nghe em đọc thơ Thiền
và ngắm trăng...”
(HĐSN, Nữ Thiền sư)
Rất Kiêm Thêm nơi “bỏ Thầy”, dẹp hết, quên hết
mọi chuyện trên đời.
“Anh bây giờ trở lại người bình thường
Nỏ thần và gươm đã bị vô hiệu hoá
Ngay cả thành Cổ Loa
Cũng đã dẹp bỏ
Anh sẽ đi theo em
Về chơi Huế”
(HĐSN, Lông ngỗng và cuộc tìm kiếm kỳ
thú)
Bằng thủ pháp “làm rỗng” mọi “cái có” (das Haben,
l’ avoir, having) có thể khởi lên từ những khái niệm
ngôn ngữ thường nhật, Kiêm Thêm đã mang người đọc
vào chân trời thể tính thơ (Sein, être, Being), như
Nietzsche đã nhận ra: “Thế giới ảo là thế giới duy nhất”.
Ở đó luật chơi là cấm ta đồng hoá với những khái niệm
đóng khung, lầm tưởng ảo ảnh là thật, ở đó những định
kiến đạo đức dựa trên cảm tính ghen ghét không thể tồn
15