Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1752

Thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NÔNG VĂN MƢU

THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG

ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên, năm 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NÔNG VĂN MƢU

THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG

ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Gia Võ

Thái Nguyên, năm 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Nông Văn Mƣu

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau

Đại học, các giảng viên Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

cùng gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học

tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngô

Gia Võ, người đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017

Tác giả

Nông Văn Mƣu

iii

MỤC LỤC

Trang

TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii

MỤC LỤC .........................................................................................................iii

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1

1. Lí do chọn đề đề tài ..........................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................11

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................11

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................11

6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................12

7. Dự kiến đóng góp của luận văn......................................................................12

8. Cấu trúc luận văn............................................................................................13

PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 14

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................................... 14

1.1. Quan niệm về thơ tứ tuyệt ...........................................................................14

1.1.1. Về thuật ngữ tứ tuyệt ...............................................................................14

1.1.2. Hình thức của một bài tứ tuyệt ................................................................17

1.2. Thơ Nôm tứ tuyệt trước Hồ Xuân Hương...................................................18

1.2.1. Thơ Nôm tứ tuyệt trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi....................19

1.2.2. Thơ Nôm tứ tuyệt trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm...22

1.3. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội, thời đại Hồ Xuân Hương và Trần

Tế Xương..................................................................................................23

1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa – xã hội, thời đại Hồ Xuân Hương ............23

1.3.2. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa – xã hội, thời đại Trần Tế Xương..............25

* Tiểu kết chương 1............................................................................................26

iv

Chƣơng 2 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TƢ

TƢỞNG TRONG THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG

ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG................................................................................ 28

2.1. Quy mô số lượng .........................................................................................28

2.1.1. Quy mô số lượng thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương.............................28

2.1.2. Quy mô số lượng thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương...............................29

2.2. Hệ thống đề tài chủ đề .................................................................................31

2.2.1. Hệ thống đề tài, chủ đề trong thơ Hồ Xuân Hương ................................31

2.2.2. Hệ thống đề tài chủ đề trong thơ Trần Tế Xương ...................................33

2.3. Giá trị nội dung tư tưởng .............................................................................37

2.3.1. Giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương .......37

2.3.2. Giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương.........47

* Tiểu kết chương 2............................................................................................63

Chƣơng 3 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG

THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƯƠNG ĐẾN TRẦN TẾ

XƯƠNG ............................................................................................................ 64

3.1. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp trong thơ Nôm tứ

tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương ..............................................64

3.1.1. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp trong thơ Nôm tứ

tuyệt Hồ Xuân Hương .............................................................................64

3.1.2. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp, kết cấu trong thơ

Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương..................................................................68

3.2. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần

Tế Xương.................................................................................................72

3.2.1. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương .............72

3.2.2. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương ...............76

3.3. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần

Tế Xương..................................................................................................82

v

3.3.1. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ...........82

3.3.2. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương .............86

* Tiểu kết chương 3............................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 100

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề đề tài

Diện mạo thơ tứ tuyệt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX có một quá trình phát

triển lâu dài và tồn tại ở cả hai bộ phận chữ Hán và chữ Nôm. Ở chặng đường

đầu, thơ tứ tuyệt chỉ được viết bằng chữ Hán, đến chặng sau mới xuất hiện

thơ tứ tuyệt chữ Nôm, nội dung cũng chuyển dần từ cảm quan Phật giáo sang

các vấn đề khác như chính trị, triết học và đời sống thế tục...

Khác biệt với thơ chữ Hán, bộ phận thơ tứ tuyệt chữ Nôm đã tạo nên bảng

màu sắc rực rỡ, mới mẻ cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong tiến trình

phát triển, hai tác giả tiêu biểu cho thể thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Nôm không thể

không nhắc đến là Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương. Đây là hai tác giả có số

lượng thơ Nôm tứ tuyệt vào loại nhiều nhất trong lịch sử văn học thời kỳ Trung

đại, chứng tỏ họ đã dành nhiều tâm huyết và tài năng sáng tạo cho thể thơ này và

họ đã rất thành công khi dùng thể thơ tứ tuyệt để trào phúng.

Từ những đặc điểm nội dung và hình thức đặc thù của thể thơ tứ tuyệt,

qua việc sử dụng hiệu quả từ ngữ giản dị nhưng hàm súc của phép lặp từ, lặp

cấu trúc trong đối liên và tiểu đối, của thủ pháp tỉnh lược, các yếu tố chỉ chủ

thể, các động từ, hư từ, câu thơ tứ tuyệt có thể đạt được yêu cầu nén chặt

thông tin, để mỗi chữ đều có sức nặng tư tưởng, sức ám ảnh, góp phần tạo

nên thành công của các bài tứ tuyệt. Chính sự giản dị của lời thơ, sự chân

thành của tình cảm và tài năng nghệ thuật của các nhà thơ đã góp phần quan

trọng làm cho các bài thơ tứ tuyệt có được sức sống lâu bền trong tâm hồn

người đọc. Bởi vậy, thể thơ này đã được nhiều thế hệ người đọc đón nhận và

yêu thích.

Thơ tứ tuyệt là một thể thơ được coi là “cao diệu” trong thơ Đường

đồng thời cũng là mảng thơ thành công nhất của Hồ Xuân Hương và Trần Tế

Xương. Những sáng tác của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương về thơ Nôm

tứ tuyệt đã đánh dấu quá trình phát triển rực rỡ của thể loại thơ Nôm Đường

2

luật, khẳng định một bước tiến quan trọng của thơ ca dân tộc. Đồng thời, đây

cũng là mảng thơ quan trọng trong việc khẳng định cá tính sáng tạo và vị thế

của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng như tài năng nghệ thuật độc

đáo của Trần Tế Xương. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài thú vị

có thể có những đóng góp nhất định để góp phần khám phá những đặc điểm

độc đáo trong sự nghiệp sáng tác của cả hai nhà thơ.

Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy bộ phận thơ Nôm tứ

tuyệt đã xuất hiện từ thời Nguyễn Trãi và kéo dài đến hết thời kỳ trung đại,

với các tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,

Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, tạo thành một

dòng chảy riêng biệt và có những đóng góp độc đáo về phương diện nội dung

tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật. Qua quan sát và khảo sát bước đầu,

kết quả cho thấy hai tác giả Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương có số lượng

thơ Nôm tứ tuyệt nhiều nhất. Bên cạnh việc dùng thơ Nôm tứ tuyệt sáng tác

theo các đề tài, chủ đề truyền thống, hai tác giả này còn dùng thơ Nôm tứ

tuyệt để trào phúng, mở ra nhữngphương diện mới về khả năng chiếm lĩnh và

phản ánh hiện thực của thơ Nôm tứ tuyệt. Đặc biệt, giá trị trào phúng trong

thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương, được hình thành từ

những điều kiện lịch sử - văn hoá - xã hội đặc thù cũng như thân thế và cá

tính sáng tạo của hai tác giả. Đi tìm hiểu hành trình thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ

Xuân Hương đến Trần Tế Xương, rất có thể ta phát hiện ra những quy luật

vận động, phát triển của thể thơ này trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến

đầu thế kỷ XX. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu

chuyên sâu về thơ Nôm tứ tuyệt của hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế

Xương, để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn và chỉ ra được những điểm tương

đồng, điểm khác biệt giữa hai tác giả, cũng như những đóng góp của họ trong

tiến trình phát triển của thơ Việt Nam thời kỳ Trung đại. Mặc dù vấn đề

nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương không còn là điều mới

3

mẻ, những sáng tác của họ đã có rất nhiều tác giả, nhiều công trình đề cập đến

nhưng tiến trình phát triển của thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến thơ

Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương vẫn chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chính

của bất cứ công trình nào. Do vậy, đề tài luận văn Thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ

Xuân Hương đến Trần Tế Xương sẽ tổng hợp và đánh giá toàn diện tiến

trình phát triển của thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương,

khẳng định thành tựu nghệ thuật đặc sắc của hai tác giả quan trọng này.

Người viết hi vọng luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc

nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học Trung đại nói chung và thơ văn Hồ

Xuân Hương cũng như Trần Tế Xương nói riêng.

2. Lịch sử vấn đề

Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương là hai nhà thơ lớn của dân tộc bởi

vậy việc sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của

họ là vấn đề được quan tâm chú ý nhiều năm qua. Do đó, từ đầu thế kỷ XX

đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai tác giả này.

2.1. Tác gia Hồ Xuân Hƣơng

Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng chữ Nôm. Đã có

nhiều công trình và nhiều bài viết về thơ Hồ Xuân Hương ngay từ trước Cách

mạng, có thể kể đến những tác giả như Tản Đà, Nguyễn Hữu Tiến, Trương

Tửu, Nguyễn Văn Hanh…

Sau cách mạng tháng Tám, rất nhiều công trình nghiên cứu công phu

về Hồ Xuân Hương đã xuất hiện. Nhà nghiên cứu Trương Tửu cho rằng: “Hồ

Xuân Hương là một thiên tài đặc biệt của Việt Nam và bình dân. Thiên tài ấy

phát hiện ra ở ba đặc tính là trữ tình, trào phúng, huê nguyệt”[52, tr.78].

Theo Trương Tửu, “Trong ba đặc tính ấy cái dâm là căn bản não trạng Hồ

Xuân Hương. Hai đặc tính kia cũng nảy nở dưới ánh sáng của cái dâm đó. Ta

cũng có thể nói như thế này: cái nhãn quan độc nhất của Hồ Xuân Hương về

sự vật là một nhãn quan dâm”[52, tr.78]. Sau đó, tác giả kết luận: “Cái cười

4

của Hồ Xuân Hương cũng tết bằng hình tượng giao hợp. Cái cười, cái giận,

cái nhớ ở thi sỹ đều có tính cách tiếu lâm, câu đố, ca giao huê nguyệt và đều

chống đối tục lệ hay ý thức hệ cá nhân phong kiến”[52, tr.84]. Trong những

đánh giá trên, Trương Tửu đã gắn liền Hồ Xuân Hương và thơ Hồ Xuân

Hương với cái dâm. Tác giả cũng đánh giá rất cao thơ trào phúng của bà.

Tác giả Nguyễn Sĩ Tế thì cho rằng: “Khuynh hướng thi ca của Hồ Xuân

Hương là khuynh hướng tình cảm trào phúng”[43, tr.90]. Cũng theo Nguyễn

Sĩ Tế thì ở Hồ Xuân Hương: “Thơ tình cảm và thơ trào phúng phối hợp chặt

chẽ đến nỗi nếu tách rời nhau thì thơ Hồ Xuân Hương đổi hẳn bộ dạng,

không còn là thơ Hồ Xuân Hương nữa”[43,tr.89]. Sau khi đã đưa ra những

dẫn chứng về thơ trào phúng trong cuộc sống, trong văn chương nói chung và

trong văn chương bác học nói riêng, ông đã khẳng định: “Thơ trào phúng

không còn là điều mới lạ. Cái mới lạ của nó trong câu chuyện này là nó đã

kết phát nhằm đúng một con người mà không ai ngờ tới, một người đàn bà,

vào một thời mà người đàn bà chỉ được xã hội giành cho một “chỗ ngồi” nhỏ

bé riêng trong gia đình Hồ Xuân Hương. Có thể nói Hồ Xuân Hương là phần

tử nữ giới đầu tiên đã làm thơ để chế giễu đời ở nước ta”[43, tr.101].

Tác giả Phạm Thế Ngũ lại bàn luận về những đặc sắc trong thơ Hồ

Xuân Hương, đề cập tới vấn đề “hình ảnh dâm tục” và viết: Đọc thơ Hồ Xuân

Hương, Tản Đà có phê một câu là: “Thi trung hữu quỷ”: “Thật vậy, trong hầu

hết nếu không phải là toàn thể các bài thơ của Hồ Xuân Hương, người đọc

đều có thể tìm ra một cảnh tượng dâm tục gây ra sự quyến rũ ma quái. Tác

giả thường đem hình ảnh của cái giống (lesexe) hoặc cử động tính giao (Iacte

sexuel) mà gửi gắm bóng gió vào đó những bài tả đồ vật, vịnh sử việc hay

phong cảnh”[27, tr.112]. Phạm Thế Ngũ cũng một phần đồng ý với quan

niệm Trương Tửu khi gắn hình ảnh “dâm tục” là một trong những đặc điểm

của thơ Hồ Xuân Hương.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!