Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ Nôm đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (từ 1925 đến 1940)
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
997.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1849

Thơ Nôm đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (từ 1925 đến 1940)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

---------------

NGUYỄN HẢI YẾN

THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT PHAN BỘI CHÂU

THỜI KỲ Ở HUẾ (TỪ 1925 ĐẾN 1940)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ LỆ THANH

Thái Nguyên, năm 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều

trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Yến

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám

hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học

Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy trong suốt quá trình học

tập.

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng

dẫn TS Trần Thị Lệ Thanh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời

gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp

đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Yến

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i

MỤC LỤC........................................................................................................... ii

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 4

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 4

2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 6

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu................................................................. 10

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. ....................................... 11

5. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 11

6. Cấu trúc của luận văn:..................................................................................... 12

7. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 12

NỘI DUNG ......................................................................................................... 14

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG............................................................. 14

1.1. Khái niệm thơ Nôm Đường luật................................................................... 14

1.2. Sự vận động thể loại của Nôm Đường luật ở nửa đầu thế kỷ XX. .............. 15

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật trước thế kỷ

XX. ...................................................................................................................... 15

1.2.2. Thơ Nôm Đường luật ở nửa đầu thế kỉ XX. ................................................. 19

1.3. Phan Bội Châu với Nôm Đường luật ........................................................... 20

1.3.1. Cuộc đời Phan Bội Châu........................................................................... 20

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu..................................................... 23

1.3.3. Vị trí của thơ Nôm Đường Luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế trong dòng

văn học yêu nước nửa đầu thế kỷ XX................................................................. 25

Chương 2: BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA CỦA ÔNG GIÀ BẾN NGỰ TRONG

NÔM ĐƯỜNG LUẬT ........................................................................................ 29

2.1. Quan điểm sáng tác và thế giới quan Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế........... 29

iii

2.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học tác động đến thế giới quan Phan Bội

Châu thời kỳ ở Huế ............................................................................................. 29

2.1.2. Quan điểm sáng tác ................................................................................... 34

2.1.3. Thế giới quan, nhân sinh quan .................................................................. 35

2.2. Thơ Nôm Đường luật và bức chân dung tự họa của ông già Bến Ngự ....... 40

2.2.1. Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng......................................... 40

2.2.1.1. Lòng yêu nước thương dân. ................................................................... 40

2.2.1.2. Tâm trạng phẫn uất và lý tưởng anh hùng. ............................................ 47

2.2.1.3. Tinh thần lạc quan chiến thắng hoàn cảnh............................................. 58

2.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ với tấm lòng nhân đạo bao la. ...................................... 63

2.2.2.1. Tâm hồn thi sĩ với vẻ đẹp thiên nhiên.................................................... 63

2.2.2.2.Tấm lòng nhân đạo dành cho con người................................................. 68

Chương 3: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT PHAN BỘI CHÂU THỜI KỲ Ở HUẾ

TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ VÀ THỂ LOẠI.................................................. 76

3.1. Đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu...................... 79

3.1.1. Đặc điểm từ vựng của Nôm Đường luật Phan Bội Châu.......................... 76

3.1.2. Dấu ấn ngữ âm và ngữ pháp trong Nôm Đường luật................................ 85

3.2. Thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế và những biến đổi thể

loại....................................................................................................................... 84

3.2.1. Những biến đổi thể loại của Nôm Đường luật bát cú Phan Bội Châu...... 84

3.2.1.1. Vần ......................................................................................................... 86

3.2.1.2. Nhịp điệu................................................................................................ 87

3.2.1.3. Niêm luật................................................................................................ 91

3.2.2. Những biến đổi thể loại của Nôm Đường luật tứ tuyệt Phan Bội Châu. .. 94

3.2.2.1. Vần ......................................................................................................... 94

3.2.2.2. Nhịp điệu................................................................................................ 95

KẾT LUẬN......................................................................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 99

PHỤ LỤC............................................................................................................ 106

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thơ Đường luật được người Việt Nam sử dụng vào việc sáng tác rất

sớm, trước thế kỷ X khi nền văn học trung đại Việt Nam chưa chính thức ra đời.

Tới thế kỷ XIII, thơ Đường luật đã được Việt hóa và phát triển cao vào thế kỷ XV

- XVI. Đến thế kỷ XVIII - XIX, người Việt Nam đã coi thơ Đường luật như chính

thể thơ của dân tộc. Sang đầu thế kỷ XX, với việc sáng tác bằng chữ quốc ngữ,

thơ Đường luật một lần nữa chứng tỏ sức sống lâu bền của nó. Lịch sử các thể

loại thơ ca Việt Nam ghi nhận, gắn với mỗi loại chữ viết khác nhau (chữ Hán, chữ

Nôm và chữ Quốc ngữ) thơ Đường luật có số phận lịch sử và những thành tựu

khác nhau. Nghiên cứu thơ Đường luật, gắn với yếu tố văn tự trong một thời kỳ

lịch sử hoặc một tác giả cụ thể, chính là đánh giá sức sống và thành tựu của từng

bộ phận, từng tác giả thơ Đường luật Việt Nam trong tiến trình thơ ca dân tộc.

1.2. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao

thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn

tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người

cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết

mùa, lỗi thời. Mặc dù trong công trình nghiên cứu về Đặc điểm thơ Đường luật

Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, tác giả Trần Lệ Thanh đã đi đến kết luận “Con số

hơn 5000 bài thơ Đường luật của gần 400 tác giả thuộc nhiều bộ phận, nhiều

tầng lớp khác nhau cho phép khẳng định sự hiện diện bề thế của thơ Đường luật

Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”[14, tr 17 ] song đi sâu tìm hiểu thơ Đường luật của

từng tác giả để thấy được những đóng góp riêng trong diện mạo chung ấy lại là

điều mới chỉ được gợi ra chứ chưa thực hiện. Phan Bội Châu là người có số lượng

thơ Đường luật nhiều hơn cả so với các tác giả đương thời như Phan Châu Trinh,

Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Hồ Chí Minh, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Trần

Huy Liệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bích Khê.... Trong số hàng

nghìn tác phẩm để lại, sáng tác thơ Đường luật luôn chiếm số lượng vượt trội. Đặc

2

biệt, chỉ trong vòng 15 năm ở Huế (từ 1925 đến 1940), Phan Bội Châu đã sáng

tác tới 572 bài Nôm Đường luật trên tổng số gần 800 tác phẩm giai đoạn này

(nhiều hơn gấp bốn lần so với hai mươi năm trước đó). Nghiên cứu thơ Nôm

Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, chẳng những mang đến cho người đọc

một cách nghĩ, một cái nhìn mới mẻ về những đóng góp của thơ Đường luật nửa

đầu thế kỷ XX nói chung, mà còn ghi nhận những đóng góp của thơ Nôm Đường

luật Phan Bội Châu nói riêng trong lịch sử văn học Việt Nam.

1.3. Trong khoảng hai mươi năm đầu của thế kỷ XX, ba chữ Phan Bội Châu

đã trở thành biểu tượng của niềm tin, hy vọng và tự hào đối với mỗi người Việt

Nam. Mặc dù đương thời, Phan Bội Châu rất thích hai câu thơ của Viên Mai: “Túc

dạ bất vong duy trúc bạch - Lập thân tối hạ thị văn chương” (Khuya sớm những

mong ghi sử sách – lập thân hèn nhất ấy văn chương), nhưng thực tế đã để lại một

sự nghiệp văn chương vô cùng đồ sộ bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại. Trong

bối cảnh “hắc ám và buồn lạnh” [1] của đất nước, nhà chí sĩ yêu nước họ Phan đã

nhận thấy văn chương là diễn đàn duy nhất để tuyên truyền, đấu tranh cách mạng,

bày tỏ chí khí và tâm trạng phẫn uất của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan.

Sáng tác văn chương với Phan Bội Châu gắn với từng giai đoạn, vừa là nhu cầu,

vừa là nhiệm vụ khẩn thiết. Nếu trong thời kỳ trước và sau khi xuất dương, thơ

văn Phan Bội Châu “đốt lửa” và “truyền lửa” tới muôn triệu trái tim người Việt,

thì trong thời kỳ bị bắt và giam lỏng ở Huế, thơ văn của Cụ lạilà một quyết tâm

không nản mỏi “thân ấy hãy còn sự nghiệp còn”, một tấm lòng đau đáu với non

sông. Rất tiếc, khi nghiên cứu sự nghiệp thơ văn Phan Bội Châu, hầu hết các công

trình bài viết đều chỉ tập trung vào những sáng tác thời kỳ trước và sau khi xuất

dương, mà chưa quan tâm thỏa đáng tới thơ văn thời kỳ ở Huế của Cụ. Thậm chí

còn có ý kiến cho rằng thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế “do tầm nhìn bị hạn

hẹp và do những hạn chế khách quan của việc cầm bút… chỉ có thể nói nhiều đến

lớp người nghèo”[1, tr 258]. Nghiên cứu thơ Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, chẳng

những góp phần hiểu thêm về cuộc đời Phan Bội Châu mà còn là một việc làm

3

công bằng và cần thiết để hiểu thêm về tài năng, trí tuệ, tình cảm và phong cách

của nhà thơ lớn này.

1.4. Hiện nay ở các trường phổ thông, học sinh được học thơ văn của Phan

Bội Châu qua hai tác phẩm Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông và Lưu biệt khi

xuất dương. Đây là những bài thơ Đường luật được sáng tác ở giai đoạn đầu trong

sự nghiệp sáng tác văn chương của Cụ. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung

cấp thêm cơ sở và cái nhìn đối sánh, giúp các thầy cô giáo và các em học sinh

hiểu thêm về thơ văn Phan Bội Châu.

1.5. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Thơ Nôm Đường

luật của Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (1925 -1940) làm nội dung nghiên cứu. Hy

vọng đề tài được thực hiện thành công sẽ có những đóng góp cả trên phương diện

lý luận và thực tiễn.

2. Lịch sử vấn đề

Là "đại diện tiêu biểu nhất trong lịch sử và lịch sử văn chương Việt Nam

trong mở đầu thế kỉ XX” [28]. Phan Bội Châu được rất nhiều người quan tâm

nghiên cứu, đánh giá. Tuy nhiên luận văn do đặt vấn đề nghiên cứu thơ Nôm

Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, nên trong phần lịch sử vấn đề chỉ điểm

lại những công trình, bài viết đánh giá về sáng tác Phân Bội Châu thời kỳ này. Để

tiện theo dõi, chúng tôi xin được điểm qua các công trình bài viết theo những

khuynh hướng nghiên cứu đã có.

2.1. Một số nghiên cứu, đánh giá chung về thơ văn Phan Bội Châu.

Tác giả đầu tiên chúng ta phải kể đến, đó là Đặng Thai Mai và Hoài Thanh.

Cả hai nhà nghiên cứu “đều dành nhiều công sức và tâm huyết cho Phan Bội

Châu; đều viết về Phan như là để trả một món nợ lớn nhất trong đời nghề nghiệp

của mình” [28]. Với Đặng Thai Mai, trong tác phẩm được đánh giá cao là Văn thơ

Phan Bội Châu, khi khai thác những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời, con người

và thơ văn Phan Bội Châu, tác giả cho rằng: “Sự nghiệp văn chương của Phan

4

Bội Châu nói cho cùng là kết tinh trên tình hình chính trị của đất nước, trên truyền

thống văn hóa, truyền thống đấu tranh của dân tộc, của nhân dân và có phần của

nhân dân xứ Nghệ trong lịch sử nước nhà, bảy tám mươi năm trước đây” [8, tr

655].

Và cũng giống như nhiều nhà nghiên cứu khác, Đặng Thai Mai khẳng định

“Phan Bội Châu là một nhà chính trị. Con người viết văn, người làm thơ trong

Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị” [8, tr 649], “Văn chương Phan

Sào Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác cách mạng của nhà chí sĩ.

Chủ đề tư tưởng lớn trong văn thơ Phan Bội Châu là tinh thần yêu nước, tinh thần

chống thực dân Pháp. Đó là tính chất nhất trí của văn thơ họ Phan ” [8, tr 713].

Nhưng Đặng Thai Mai cũng có một phát hiện khá mới mẻ về sáng tác của

Phan Bội Châu khi cho rằng Phan Bội Châu chính là “một người mở đường” về

phương diện văn học phục vụ nhiệm vụ cho chính trị. Văn chương Phan Bội Châu

đặc biệt là vào khoảng 1900 – 1925 luôn luôn thấm nhuần tinh thần đó. Vì vậy

thơ văn chữ Hán của Phan Sào Nam “ tuyệt không hề có cái ý vị siêu thoát của

nhiều thi sĩ đời Lí, đời Trần; không có tinh thần ẩn dật của Nguyễn Trãi, Nguyễn

Bỉnh Khiêm… càng không có cái giọng đau xót của Nguyễn Du hay của Nguyễn

Hành. Văn chương Phan Bội Châu thuộc về dòng văn thơ chiến đấu của Trần

Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão,…” [8, tr 757].

Với Hoài Thanh, viết về “một trong những con người Việt Nam đẹp nhất”

[13, tr 609], trong Phan Bội Châu – cuộc đời và thơ văn, Hoài Thanh toàn tập (tập

III), NXB Văn học, Hà Nội -1999, ngay từ những lời nói đầu, tác giả của Thi nhân

Việt Nam đã khẳng định: “từ tuổi lên chín, lên mười, tôi đã thuộc nhiều câu thơ

của Phan Bội Châu. Vì làng tôi không mấy ai không thuộc

Lời huyết lệ gửi về trong nước

Kể tháng ngày chưa được bao lâu

Nhác trông phong cảnh thần châu

5

Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ

Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn….

(Hải ngoại huyết thư II, Lê Đại dịch)

Trong đầu óc một em bé nhà nho, cơ hồ chưa ra khỏi mấy rặng tre làng

quen thuộc, những câu thơ ấy đã mở ra những chân trời mới, đã gợi lên những

suy nghĩ và cảm xúc thắm thiết, bao la.

Có thể nói thơ Phan Bội Châu đã góp sức đưa đến phong trào yêu nước rộng

lớn, nhất là của học sinh và sinh viên trong dịp hai cụ Phan về nước (1925). Một

phong trào đã dấy lên mạnh mẽ và phát triển liên tục trong mấy năm. Một phần

cũng bởi được thơ văn Phan Bội Châu nuôi dưỡng" [13, tr 375]. Thơ văn Phan Bội

Châu trong sáu bảy chục năm ròng, từ tuổi ấu thơ cho đến ngày tắt thở, nhất là trong

những năm đầu về nước luôn mang một giọng thơ hùng tráng, sôi nổi tinh thần cách

mạng “nó là tiếng nói của một tâm hồn lớn, một hoài bão lớn” [13, tr 581] dù có

khi “đau xót rất nhiều mà vẫn tràn đầy dũng khí và niềm tin” [13, tr 510]. Và “tinh

thần lãng mạn cách mạng là đặc điểm và cũng là phần thành công, là giá trị của

văn thơ Phan Sào Nam”[13, tr 774].

Như vậy với Đặng Thai Mai và Hoài Thanh, “Phan Bội Châu là một tác

gia lớn, một nhân cách lớn, có một sự nghiệp lớn trong một bước ngoặt lịch sử,

và làm nên lịch sử một bước ngoặt trong văn chương dân tộc” [28].

Trong cuốn Văn học Việt Nam 1900 -1945, các tác giả Phan Cự Đệ, Trần

Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức

(NXB Giáo dục 2004), khi giới thiệu về thơ văn Phan Bội Châu (chương IV) đã

khẳng định “Trong một phần tư thế kỉ, ông là ngôi sao dẫn đường cho dân tộc

chống thực dân Pháp, giành độc lập. Phan Bội Châu cũng là nhà văn tiêu biểu

nhất cho văn học thời kì đó…Sáng tác của ông không những đứng đầu về số lượng,

chất lượng, tác dụng mà còn phản ánh xu thế , vận mệnh của văn học yêu nước

lúc đó rõ ràng nhất, đầy đủ nhất” [3, tr 89].

6

Thơ văn Phan Bội Châu (cho đến những năm 1925) đậm “chất hùng tráng,

có sức kích động sấm chớp”. Ông luôn “táo bạo đi đầu, không ngần ngại đổi mới”

[3, tr 94]. Từ tuồng Trưng nữ vương, các truyện ngắn trong Việt Nam vong quốc

sử đến tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử đã có sự cách tân văn chương; thử ngòi

bút khắp các thể loại, viết về người anh hùng cứu nước đặc biệt là những anh hùng

“bị sử sách bỏ quên” với một tình cảm đặc biệt quý mến. Vì vậy tác phẩm của

Phan Bội Châu “có ảnh hưởng sâu rộng đến cả một thế hệ, tiêu biểu cho cả một

thời đại: thời cận đại ngắn chỉ vài chục năm đầu thế kỉ XX” [3, tr 134].

Đến Văn thơ Phan Bội Châu của Nguyễn Đình Chú, NXB Giáo dục -1976,

chúng ta hiểu thêm về cuộc đời và con người của “cái tên đẹp một thời”. “Chúng

ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, trước

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” [2]. Và Phan Bội

Châu cũng là nhà văn ưu tú của dân tộc. “Văn thơ Phan Bội Châu là đỉnh cao của

thơ ca cách mạng đầu thế kỉ”[2, tr 9]. Dù là viết bằng chữ Hán hay viết bằng tiếng

Việt; dù viết khi ở trong nước hay khi ra nước ngoài cho đến thời gian bị giam

lỏng ở Huế thì ngòi bút Phan Bội Châu vẫn sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lý

tưởng anh hùng. Không chỉ căm giận và tố cáo thực dân Pháp cùng tay sai, văn

thơ Phan Bội Châu nhất là thời kỳ phát triển cao đã làm nhiệm vụ khích lệ, động

viên, tập hợp quần chúng và mang đậm tinh thần lạc quan. “Tinh thần lạc quan

này làm cho văn thơ Phan Bội Châu đượm màu sắc lãng mạn…một thứ lãng mạn

cách mạng, tích cực…vì chính nó bắt rễ rất sâu từ hiện thực cuộc sống và đấu

tranh cho cuộc sống” [2, tr 21].

Một công trình khác phải nhắc tới khi nói về Phan Bội Châu đó là Phan Bội

Châu, về tác gia và tác phẩm do Chương Thâu - Trần Ngọc Vương tuyển chọn và

giới thiệu. Chuyên luận có hơn 57 bài viết tập trung nghiên cứu Phan Bội Châu

theo từng phần: Phần một - Người khổng lồ trong thế giới bề bộn tập hợp các bài

viết về toàn bộ hoạt động nói chung của nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu. Phần

hai - “Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng” là các bài viết phân tích đánh giá về sự

7

nghiệp sáng tác văn học của Phan Sào Nam trong đó có những tác phẩm cụ thể

như Văn tế Phan Châu Trinh, Truyện Phạm Hồng Thái, Hải ngoại huyết thư,

Khổng học đăng, Trùng Quang tâm sử, …Phần ba - Những dấu ấn không mờ giới

thiệu những hồi ức về Phan Bội Châu của những nhà hoạt động cách mạng, nhà

tri thức ở trong và ngoài nước. Có thể thấy những bài viết trong cuốn sách này đã

thể hiện nhiều phát hiện khoa học lý thú về Phan Bội Châu dưới góc độ không chỉ

là một nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng mà còn là nhà văn hóa, nhà tuyên truyền,

người khai sáng những tư tưởng tiến bộ,…. Đồng thời các học giả đã có những

lời bình sắc sảo về thơ văn của Cụ.

Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu có giá trị khác viết về Phan

Bội Châu của Thế Nguyên, Lê Trí Viễn, Phong Lê, Trần Văn Giàu,Cao Thị Hảo,

Kiều Văn, Đào Văn Hội, Thế Nguyên, Nguyễn Quang Tô, Phạm Thế Ngũ...Mỗi

một tác giả nhìn nhận về Phan Bội Châu và thơ văn của Cụ ở góc độ khác nhau,

mỗi một lời bình khá lí thú và hấp dẫn đã mở ra rất nhiều vấn đề mới.

Đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, chúng ta đã thấy có rất

nhiều luận văn, bài báo, tư liệu, văn sử,…viết về Phan Bội Châu như:

Năm 1978, tại Viện Nam Á của Đại học Heidelberg (Đức) nhà “Việt Nam

học” Jorgen Unsselt đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ mang đầu đề: “Vietnam:

Die nationalistische und marxislische Ideologie im Spatwerk von Phan Bội Châu,

1867-1940” (Việt Nam: những tư tưởng yêu nước và mácxít trong những tác phẩm

cuối đời của Phan Bội Châu, 1867-1940).

Năm 1980 Edward Maliki (Ba Lan) sau khi sang Đại học Tổng hợp Việt

Nam nghiên cứu, trở về nước đã bảo vệ luận án Tiến sĩ mang tựa đề: Thơ văn yêu

nước và cách mạng của Phan Bội Châu.

Năm 2005, trong cuộc hội thảo “Kỷ niệm 100 năm phong trào Đông D du”

Kawamoto Kuniê (Nhật) đã có bài tham luận: Về tác phẩm Việt Nam vong quốc

sử...

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!