Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mùa xuân trong thơ Nôm đường luật
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1068

Mùa xuân trong thơ Nôm đường luật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

---------------

PHẠM THỊ THIỆN

MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

---------------

PHẠM THỊ THIỆN

MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thanh

Thái Nguyên - 201

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Vũ Thanh. Các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung

thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơông trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thiện

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa

sau đại học, Khoa Văn - Xã hội,Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và

các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Thanh - người đã trực tiếp

hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.

Cũng cho phép em được gửi lời cảm ơn tới Trường THPT Phù Cừ, Sở Giáo dục

và Đào tạo tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện cho em tham dự khoá học này.

Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên

và góp ý để em hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thiện

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................................2

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................8

3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................8

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.........................................................................8

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:...............................................................................................8

4.2. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................................9

5. Phạm vi nghiên cứu:.....................................................................................................9

5.1. Phạm vi nội dung: .....................................................................................................9

6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................10

7. Đóng góp của luận văn...............................................................................................11

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI................................................................................................................................12

1.1. Thời gian nghệ thuật và quan niệm về Mùa trong thơ trung đại..............................12

1.1.1. Mùa – tín hiệu chỉ thời gian trong quan niệm của con người và trong thơ trung đại

.......................................................................................................................................12

1.1.2. Tính biểu tượng và những giá trị thẩm mỹ của Mùa ............................................19

1.2. Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại và tương quan giữa các mùa ....................28

1.2.1. Chủ đề mùa xuân trong thơ ca trung đại...............................................................28

1.2.2. Tương quan của mùa xuân với mùa hạ, thu, đông................................................35

Tiểu kết Chương 1........................................................................................................40

Chương 2. NỘI DUNG THỂ HIỆN MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG

LUẬT ............................................................................................................................41

2.1. Phân loại thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân....................................................41

2.1.1. Biểu bảng về số lượng tác giả, tác phẩm thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân 41

iv

2.1.2. Nhận xét, đánh giá qua biểu bảng.........................................................................41

2.2. Những biểu hiện của mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật....................................42

2.2.1. Vẻ đẹp mùa xuân thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc 42

2.2.2. Mùa xuân thể hiện mong ước về một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống ấm no,

hạnh phúc.......................................................................................................................52

2.2.3. Mùa xuân thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ trước cuộc đời và những thăng

trầm thời cuộc ................................................................................................................58

Tiểu kết Chương 2........................................................................................................73

Chương 3. NGHỆ THUẬT PHẢN ÁNH MÙA XUÂN TRONG THƠ NÔM

ĐƯỜNG LUẬT ............................................................................................................74

3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật ........................................................................74

3.1.1. Thời gian nghệ thuật.............................................................................................74

3.1.2. Không gian nghệ thuật .........................................................................................78

3.2. Bút pháp nghệ thuật: ...............................................................................................84

3.2.1. Bút pháp tượng trưng, ước lệ................................................................................84

3.2.2. Bút pháp chấm phá, thi trung hữu họa..................................................................87

3.2.3. Bút pháp tả cảnh, ngụ tình....................................................................................90

3.2.4. Bút pháp trào phúng .............................................................................................94

3.3. Ngôn ngữ thơ ..........................................................................................................96

3.3.1. Thành phần ngôn ngữ Hán học.............................................................................97

3.3.2. Thành phần ngôn ngữ dân tộc ............................................................................104

Tiểu kết Chương 3......................................................................................................115

KẾT LUẬN.................................................................................................................116

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................118

PHỤ LỤC .......................................................................................................................1

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BVQNTT Bạch Vân quốc ngữ thi tập

HĐQÂTT Hồng Đức quốc âm thi tập

Nxb Nhà xuất bản

QÂTT Quốc âm thi tập

SLKS Số lượng khảo sát

[44; 501] Tài liệu tham khảo số 44 trang 501

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

1.1. Trong vũ trụ, vạn vật và con người đều chịu sự chi phối bởi yếu tố thời gian.

Thời gian chính là một phạm trù của văn học nghệ thuật. Trong đó, mùa là một trong những

đơn vị thời gian cơ bản của văn học trung đại. Bằng tài năng và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm,

các nhà nho xưa đã tái hiện bước luân chuyển của đất trời, vũ trụ với sự hiện diện của bốn

mùa: Xuân – hạ – thu – đông trong những sáng tác thơ ca của mình. Mỗi mùa trong văn

học trung đại lại mang một sắc thái riêng với sức hấp dẫn riêng. Qua những bài thơ viết về

thiên nhiên bốn mùa, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp

trên mọi miền đất nước, những biến chuyển tinh vi của đất trời mà còn cảm nhận được

những tình cảm riêng tư, thầm kín cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời của các

tác giả. Đó là cơ sở cho thấy các nhà nho xưa thường lấy mùa làm tín hiệu để bộc lộ tâm tư,

tình cảm của mình. Và trong sức hút của bốn mùa ấy, thơ ca trung đại nói chung và thơ

Nôm Đường luật nói riêng đã dành cho mùa xuân một vị trí đặc biệt.

Trong vòng tuần hoàn bốn mùa của vũ trụ thì mùa xuân là mùa quyến rũ nhất, là

mùa được thiên nhiên ưu ái hơn cả. Mùa xuân mở đầu cho một năm mới, mùa của hoa khoe

sắc thắm, chim hót líu lo, bướm lượn rập rờn, cây cối đâm chồi nảy lộc. Không gian mùa

xuân trong trẻo, tràn đầy sự sống, âm thanh, hương sắc khiến tâm hồn con người trở nên

xốn xang, rạo rực trước bước chân của xuân về. Mùa xuân chính là thời khắc để hồn thơ

bay bổng của người nghệ sĩ cất cánh, thăng hoa. Vì vậy, thơ viết về mùa xuân thường hay

và luôn chiếm một tỉ lệ rất lớn.

1.2. Thơ Nôm Đường luật là tài sản tinh thần, là kết quả nỗ lực sáng tạo không

ngừng của bao thế hệ nhà thơ trong quá trình Việt hóa thể thơ Đường luật Trung Quốc. Trải

qua năm thế kỉ hình thành và phát triển (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX) thơ Nôm Đường luật

đã gặt hái được những thành tựu rực rỡ, trở thành dòng văn học chủ lực của văn học trung

đại Việt Nam gắn liền với tên tuổi của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh

Tông và các tác giả thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bà Hồ Xuân Hương, kết thúc là

2

Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Những trang thơ Nôm Đường luật viết về mùa xuân

của họ khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam đồng thời hé mở thế

giới tâm hồn phong phú với nhiều cung bậc cảm xúc.

Xuất phát từ sức ảnh hưởng sâu rộng của thơ Nôm Đường luật và niềm yêu thích

những trang thơ viết về thiên nhiên đất nước, viết về mùa xuân của cổ nhân đã tạo động lực

thôi thúc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết rất mong muốn có thể góp chút hiểu biết,

suy nghĩ của mình về thơ Nôm Đường luật nói chung và mảng thơ viết về mùa xuân trong

thơ Nôm Đường luật nói riêng.

1.3. Hiện nay các tác phẩm viết bằng thể thơ Nôm Đường luật chiếm số lượng đáng

kể trong chương trình giảng dạy ở các cấp học... Do đó việc thực hiện đề tài Mùa xuân

trong thơ Nôm Đường luật nhằm góp phần phục vụ đắc lực khi dạy các tác phẩm thơ Nôm

Đường luật và thể Đường luật trong nhà trường.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ trung đại viết về mùa ở Việt Nam:

Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của văn học trung đại nên ngay từ khi

mới ra đời, thơ Nôm Đường luật đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá của nhiều nhà

nghiên cứu. Hơn nữa, mảng đề tài viết về thiên nhiên bốn mùa lại có một vị trí đặc biệt

trong thơ Nôm Đường luật.

Trước hết phải kể đến cây đại thụ trong ngành thi pháp học ở Việt Nam – giáo sư

Trần Đình Sử. Trong cuốn Trần Đình Sử tuyển tập – tập 1, tác giả đã đưa ra những những

nhận xét khái quát về thời gian nghệ thuật trong thơ cổ điển trên cơ sở đi sâu nghiên cứu

văn học trung đại Việt Nam. Mặt khác, giáo sư Trần Đình Sử còn đưa ra ý kiến của L. Ây￾đơ-lin – nhà Hán học Nga trong công trình giới thiệu thơ Trung Quốc và Việt Nam: "Các

mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông) tượng trưng cho thời gian trôi vô tình. Chúng gây xúc

động cho con người hơn bất cứ hiện tượng nào khác... Chúng là cái nền trữ tình phổ biến"

3

[44; 501] để khẳng định cảm thức thời gian trong thơ trung đại Việt Nam được thể hiện

bằng các mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông).

Còn trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều, giáo sư Trần Đình Sử đã chỉ ra mối liên hệ

giữa thời gian vật lí, thời gian lịch sử với thời gian tâm lí, tâm trạng của nhân vật: "Truyện

Kiều của Nguyễn Du còn có một thời gian bốn mùa mải mốt trôi chảy, khách quan, vô tình.

Nó như giữ nhịp cho cuộc đời và thông báo cho con người sự mất mát, vơi cạn của cuộc

đời mà không có cách gì dừng lại được" [42; 184].

Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học – giáo trình dành cho hệ đào tạo từ xa, giáo sư

Trần Đình Sử đã bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm của mình về thời gian nghệ thuật trọn

vẹn trong một chương với hơn 30 trang viết. Theo giáo sư, thời gian thiên nhiên là: "cuộc

vận hành của vũ trụ, bốn mùa, xuân hạ thu đông, mùa mưa, mùa khô, mùa nào thức ấy..."

[41; 91]. Đến với cuốn giáo trình này, chúng ta còn thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa

thiên nhiên bốn mùa với đời sống tâm hồn của con người. Mùa chính là người bạn tri âm,

tri kỉ để con người giãi bày tâm sự, gửi gắm nỗi lòng mình: "Thiên nhiên, vũ trụ, với các

biểu hiện, biến đổi của cỏ hoa... bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn là tấm gương" [41; 416]

để mỗi con người nhận thấy rõ hơn giá trị và sự tồn tại của bản thân.

Có thể thấy rằng, những công trình nghiên cứu của giáo sư Trần Đình Sử đã đem

đến cho chúng ta những nhận xét khái quát về thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại.

Đặc biệt, tác giả đã khẳng định vai trò của mùa – một hình thức biểu hiện của thời gian

nghệ thuật. Đây được coi là cơ sở quan trọng để chúng tôi nghiên cứu đề tài này.

Bốn mùa trong văn học trung đại nói chung thường mang tính ước lệ cao. Mỗi mùa

lại có những tín hiệu riêng để nhận biết và nó bị chi phối bởi đối tượng được miêu tả. Trong

bài viết Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động một phong cách và dấu hiệu

chuyển mình của tư duy thơ dân tộc, tác giả Nguyễn Huệ Chi đã nhận định: "Trong tập thơ

Hồng Đức quốc âm thi tập, cảnh vật được quy ước bằng xuân, hạ, thu, đông, bằng 12

tháng, bằng năm canh... Và đọc hết bài này đến bài khác sẽ thấy các vòng quay tháng năm,

tháng năm trở thành hình thức biểu hiện nghệ thuật của thơ" [2; 70]. Cũng như các thi sĩ

4

khác, các nhà thơ thời Hồng Đức đã nhìn thiên nhiên bằng con mắt say đắm và thời gian

được cảm thức theo một vòng tròn tĩnh tại, tuần hoàn.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, mỗi chặng đường đều được ghi dấu bởi tên tuổi

của những tác gia tiêu biểu với những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc về cả

phương diện nội dung và nghệ thuật. Nguyễn Trãi là một trong những cây đại thụ của nền

văn học thời kỳ trung đại, người đã "khai sơn, phá thạch" ra thể thơ Nôm Đường luật ở

Việt Nam. Ông yêu thiên nhiên tha thiết, mỗi mùa bước vào trang thơ với những nét đặc

trưng riêng. Trong chuyên luận Thơ Nôm Đường luật, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn nhận

xét về thời gian trong tập thơ QÂTT của Nguyễn Trãi: "Những bức tranh thiên nhiên nhiên

của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phòng tranh thiên nhiên không đủ chỗ trưng

bày và nhà thơ phải treo sang cả những phòng dành cho mảng đề tài khác” [53; 57]. Cụ thể

hơn trong cuốn sách "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam", Xuân Diệu đã có những đánh giá về

thiên nhiên bốn mùa trong "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi như sau: "khi nói về thời tiết

bốn mùa, khi tiếc cảnh, trong khi vịnh các hoa, các cây mà Nguyễn Trãi đã có nhiều câu

tình tứ, phóng khoáng nhất, đầy dẫy những chân tình, ân tình" [6; 42]. Lời nhận xét cũng

chính là lời khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa là yếu tố nổi bật nhất trong "Quốc âm

thi tập" của Nguyễn Trãi.

Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu nhất của một số

các nhà nghiên cứu về thiên nhiên nói chung và hình ảnh bốn mùa nói riêng trong thơ ca

trung đại. Có thể khẳng định, đây là những tài liệu quý giá để người viết tham khảo trong

quá trình viết luận văn của mình.

2.2. Lịch sử nghiên cứu thơ trung đại viết về mùa xuân ở Việt Nam:

Trong vòng tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa xuân là mùa đẹp nhất,

quyến rũ nhất. Đó là khoảng thời gian mở đầu cho một năm mới, khép lại ba tháng lạnh giá

với những cơn mưa dầm, gió bấc khắc nghiệt của mùa đông. Mùa xuân đến với khí hậu ôn

hòa kèm theo những ngọn gió đông se se lạnh là chất xúc tác mạnh khiến vạn vật chợt bừng

tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Thời gian là vô hình nhưng điều thú vị là đến với mùa

5

xuân, thời gian lại hiện hữu trên những đóa hoa rực rỡ sắc màu, trên chồi biếc, lá non,

trong tiếng chim ca líu lo hay trong màu xanh bất tận của cỏ được điểm xuyết màu trắng

tinh khiết của hoa lê:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đó cũng là lí do quan trọng khiến các thi nhân từ cổ đến kim yêu và say xuân đến

thế. Đề tài về mùa xuân trong thơ Nôm Đường luật không còn là mới mẻ nhưng luôn là đề

tài hấp dẫn, huyền bí, là mảnh đất hứa thu hút hồn thơ của các thi sĩ muôn đời. Việc tìm

hiểu, nghiên cứu, đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật của thể thơ Nôm Đường

luật có một lịch sử khá lâu dài, nhưng việc nghiên cứu cụ thể các bài thơ nói chung và thơ

Nôm nói riêng viết về mùa xuân thì không nhiều.

Viết về mùa xuân trong thơ Thiền Lý - Trần trước hết phải kể đến công trình Khảo

sát nghệ thuật thơ Thiền Việt Nam từ thế kỉ X – XIV của Đoàn Thị Thu Vân. Dưới góc độ

thi liệu, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ gắn kết, song hành giữa hai mùa xuân – thu: "cặp

hình ảnh xuân thu thường đi liền với nhau biểu tượng cho quy luật sinh trưởng và tàn lụi

của vạn vật"[60; 88]. Tác giả cũng nhấn mạnh, ở hai mùa này: "sinh vật đang phát triển

theo hai hướng trái ngược nhau, nhưng chưa phải là tột độ để dừng lại và sắp biến đổi về

chất "[60; 94].

Đến với bài Tản mạn Xuân - Thu và triết lý thơ Thiền thời Lý - Trần đăng trên tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4. 2009, tác giả Hà Thúc Minh cũng chỉ ra mối quan hệ khăng

khít của cặp hình ảnh Xuân – Thu. Trong thơ Thiền, các Thiền sư dựa vào sự cảm nhận về

bước đi của thời gian làm phương tiện để thể hiện triết lí đạo Phật. Tác giả cũng nhấn

mạnh: "thi sĩ Thiền Tông trước hết vẫn là con người "thế gian" nhưng lại là con người

"xuất thế gian" của "thế gian", cho nên càng cảm nhận được Xuân – Thu của Đất, Trời,

Xuân – Thu của con người, của nhân tình thế thái nhưng lại từ triết lý của "đạo" chứ không

phải của đời "[26; 7].

6

Mùa xuân là một phần trong mạch chảy tuần hoàn của tự nhiên, để làm sáng tỏ các

luận điểm nêu ở trên, các công trình nghiên cứu còn dẫn các ý thơ, các thi phẩm viết về

thiên nhiên, mùa xuân. Trong Thi kệ và thủ pháp văn học, Nguyễn Phạm Hùng đã lấy tác

phẩm Cáo tật thị chúng để làm minh chứng cho việc "sử dụng rất thành công cho các thủ

pháp tượng trưng, ước lệ để trình bày một cách sinh động cái bất biến của bản thể trước sự

vạn biến của đời người và cảnh vật"[18; 31]. Hai bài thơ xuân nổi tiếng của Trần Nhân

Tông (Mộ xuân tức sự, Xuân vãn) đã thu hút sự khám phá của các nhà nghiên cứu Nguyễn

Kim Sơn – Trần Thị Mỹ Hòa với bài viết Mấy phương diện thẩm mỹ của thơ Nho gia và

Thiền gia (trong Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX – những vấn đề lý luận và lịch sử, NXB

Giáo dục, 2007). Khi bàn luận về mùa xuân, các tác giả đó đã khẳng định đây là "mùa xuân

vĩnh cửu", "không gian siêu thế, an tĩnh hằng nhiên", thể hiện "con người trong trạng thái

con người vô ngôn, vô sự"[66; 370].

Ngoài những công trình nghiên cứu về thơ Thiền nói chung, các tác giả còn hướng

ngòi bút của mình để khám phá những tác phẩm cụ thể. Cáo tật thị chúng là một thi phẩm

đặc sắc viết về mùa xuân của Mãn Giác Thiền sư. Trong bài viết Mãn Giác và bài thơ

Thiền, tác giả Nguyễn Huệ Chi khẳng định: "Tác giả khéo léo hình tượng hóa thời gian và

đời người bằng hai đại lượng rất giàu thi hứng xuân và hoa".

Trong công trình nghiên cứu Trần Nhân Tông với cảm hứng mùa xuân, Nguyễn

Công Lý đã nhận định về thơ xuân Trần Nhân Tông có khi là "những ý xuân, cảnh xuân bất

chợt"; có khi là "những vần thơ trực tiếp tả cảnh mùa xuân, bộc lộ tình xuân"… Trên cơ sở

tìm hiểu, đánh giá về ba bài thơ Xuân hiểu, Xuân cảnh và Xuân vãn gắn với những chặng

đời quan trọng của vị tổ Thiền phái Trúc Lâm, tác giả đã kết luận: "Thơ là tiếng lòng, là

tiếng nói của thi nhân trước hiện thực… Cảm hứng mùa xuân trong thơ của nhà vua – thi

nhân – Thiền sư – vị phật Hoàng Trần Nhân Tông là thế"[25].

Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ khẳng định bước phát triển nhảy vọt

của thơ ca dân tộc thời trung đại. Trong những bức tranh thiên nhiên muôn màu nói chung

thì những bức tranh mùa xuân đã thu hút niềm đam mê, khám phá của nhiều nhà nghiên

cứu. Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác giả, tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!