Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ Nguyễn Linh Khiếu từ góc nhìn văn hóa qua tập phồn sinh
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
916

Thơ Nguyễn Linh Khiếu từ góc nhìn văn hóa qua tập phồn sinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ LAN HUỆ

THƠ NGUYỄN LINH KHIẾU

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA QUA TẬP PHỒN SINH

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi có sự hỗ

trợ từ Giảng viên hƣớng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp. Các số liệu, kết

quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lan Huệ

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Ngôn ngữ và văn hóa, Trƣờng Đại học

Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,

giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới

giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp đã luôn tận tình chỉ bảo,

giúp đỡ trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng

thời thông qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Nguyễn Linh

Khiếu- tác giả của cuốn trƣờng ca Phồn sinh đã giúp đỡ và chia sẻ rất nhiều

giúp cho cá nhân tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu viết và hoàn

thành luận văn.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã giúp

đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi

những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp chân thành

từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lan Huệ

iii

Ảnh chụp cùng Thầy PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp

trong Lễ bảo vệ Đề cương

Ảnh chụp trong Lễ bảo vệ Luận văn

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 11

6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 12

7. Bố cục.......................................................................................................... 13

PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 14

Chƣơng 1 TIẾP CẬN VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA VÀ SỰ XUẤT

HIỆN CỦA NGUYỄN LINH KHIẾU............................................................ 14

1.1. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa ..................................................... 14

1.2. Bình diện văn hóa của tác phẩm văn học................................................. 23

1.3. Quá trình sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Linh Khiếu... 26

1.3.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Linh Khiếu ............................. 29

1.3.2. Phồn sinh nơi thơ ca được sinh sôi, nảy nở bất tận....................... 32

Chƣơng 2 CÁC BÌNH DIỆN VĂN HÓA TRONG “PHỒN SINH” CỦA

NGUYỄN LINH KHIẾU................................................................................ 36

2.1. Văn minh sông Hồng - văn minh lúa nƣớc .............................................. 36

2.1.1. Quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng............................. 36

2.1.2. Văn hóa của sông Hồng trong dòng chảy Phồn sinh..................... 41

2.2. Văn hóa Phồn thực trong dòng chảy Phồn sinh....................................... 47

2.2.1. Khái quát các định nghĩa về “Tính dục”....................................... 47

2.2.2. Văn hóa Phồn thực trong trường ca Phồn sinh ............................. 50

Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG “PHỒN SINH”......... 63

v

3.1. Ngôn ngữ.................................................................................................. 63

3.1.1. Ngôn ngữ phản tư trong Phồn sinh................................................ 63

3.1.2. Ngôn ngữ biểu cảm trong Phồn sinh.............................................. 70

3.2. Diễn ngôn văn hóa trong Phồn sinh......................................................... 75

3.3. Biểu tƣợng................................................................................................ 85

3.3.1. Biểu tượng về sự sinh sôi ............................................................... 87

3.3.2. Biểu tượng về các tôn giáo........................................................... 100

3.3.3. Biểu tượng văn hóa dân gian Á đông........................................... 113

PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................... 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................124

vi

Tác giả Nguyễn Linh Khiếu và Trường ca Phồn sinh

vii

Bìa sách Phồn sinh do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành

Trƣờng ca: Phồn sinh

Tác giả: Nguyễn Linh Khiếu

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Có thể nói, thơ ca ở mỗi một giai đoạn, thời kì là những cung bậc

cảm xúc của cái tôi chủ thể trữ tình theo thời đại ấy. Nếu nhƣ văn học ở giai

đoạn trƣớc 1975 và sau 1975, phần lớn ta bắt gặp những suy tƣ trăn trở của

ngƣời nghệ sĩ khi viết về về hiện thực đất nƣớc trong và sau chiến tranh thì

bƣớc sang thời kì đổi mới đất nƣớc, nền văn học Việt Nam nói chung, thơ ca

đƣơng đại nói riêng đã có những vận động, chuyển biến quan trọng làm nên

diện mạo mới mẻ với nhiều thành tựu lớn. Cùng với đó, công cuộc đổi mới

văn học đƣợc làm nên bởi sự tiếp sức của nhiều nhà thơ thuộc cả thế hệ trƣớc

và mấy thập niên sau năm 1975 đã xuất hiện một thế hệ các nhà thơ mới, họ

là những gƣơng mặt thơ của thời hậu chiến nối tiếp đến hôm nay. Không chỉ

vậy, họ đã làm nên những dòng chảy đầy sức sáng tạo và đa dạng của nền thơ

ca đƣơng đại nhƣ một Nguyễn Lƣơng Ngọc bừng cháy và ngạo nghễ trong

tìm tòi; một Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên từ - trƣờng - thơ mới; một Mai

Văn Phấn đang hành trình tới bến bờ cách tân; một Trần Tiến Dũng say mê

thử nghiệm các cấu trúc thơ; một Lãng Thanh Kì bí ẩn và ám ảnh; một Dƣơng

Kiều Minh hƣớng về bản ngã phƣơng Đông; một Nguyễn Việt Chiến đang cố

tìm tòi và làm mới thơ trên cái nền của bản sắc thơ Việt; một Nguyễn Bình

Phƣơng trong cõi thơ lạ với dạng thức mới kì ảo của ngôn ngữ thơ; một Đỗ

Minh Tuấn lập trình thơ bằng những tƣ duy mới; một Thảo Phƣơng luôn khát

vọng đổi mới thơ; một Tấn Phong đang soạn tiếp những giao hƣởng thơ; một

Trần Quang Quý bức xúc vì những siêu thị mặt và đặc biệt là một Nguyễn

Linh Khiếu mê man trong dạo khúc Phồn sinh.

1.2. Đồng hành cùng các anh, em văn nghệ sĩ đƣơng thời, nhà thơ

Nguyễn Linh Khiếu đã không ngừng miệt mài để viết về điều mình tâm huyết

khi viết Phồn sinh mà nhƣ tác giả đã tâm sự “Trước hết là viết vì tôi. Nhu cầu

nội tại của cá nhân tôi thúc bách tôi phải viết nó. Không viết nó không được”.

2

Đó là cái cảm quan nghệ thuật và cảm thức nhân sinh cho thấy một sự quyết

liệt của dấn thân, nhân bản và lòng ham sống với sự sinh sôi, nảy nở và coi

những gì hủy diệt sự sống là tội ác. Những vấn đề cốt tử của cuộc đời, của

nghệ thuật đƣợc nhà thơ đƣa vào trong cảm thức, tƣ duy của mình với một sự

hoàn thiện ở một chỉnh thể thống nhất tạo nên tế giới Phồn sinh. Điều đó

đồng nghĩa với quan niệm ở ông là nhà thơ trong quá trình sáng tạo thơ ca

không chỉ khám phá chính mình mà còn phải luôn luôn vƣợt qua chính bản

thân mình. Vƣợt qua chứ không phải phủ định. Cũng vì lẽ đó mà thơ của

Nguyễn Linh Khiếu khi đến với độc giả đã để lại những xúc cảm sâu lắng,

rung động sâu xa.

1.3. Thơ ca của Nguyễn Linh Khiếu hiện diện trong đời sống văn học

đến nay đã đƣợc gần 30 năm, ông đƣợc công chúng đón nhận trong niềm hân

hoan khi mỗi tác phẩm đƣợc hoàn thiện để đến gần với độc giả. Từ những vần

thơ ngọt ngào, dịu dàng của một tinh thần lãng mạn đầu đời trong “Chùm mơ

tiên cảm”(1991) rồi tiếp đến và bƣớc qua những trăn trở suy tƣ để kiếm tìm

và làm mới chính mình trong “Mùa thiêng”(1995), “Hoa linh” để rồi khi giã

từ nhƣng cung bậc trạng thái, cảm xúc đó sau nhiều năm ông xuất hiện với tập

thơ “Sa hồng”(2018) và trƣờng ca “Phồn sinh”(2018), Nguyễn Linh Khiếu

đã thực sự xác lập đƣợc chân dung thi sĩ sắc nét. Mỗi bài thơ của ông, có thể

đƣợc coi là một ngày hội hoan lạc của ngôn từ. Cũng từ đó, ta cảm nhận thêm

đƣợc một Nguyễn Linh Khiếu căng tràn năng lƣợng ngôn từ với sự biến hóa

cách tân, tƣ duy độc đáo, mới lạ. Bởi theo ông “Làm thơ là sáng tạo, mà đã là

hoạt động sáng tạo thì không được để cho ai chi phối mình”.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin lựa chọn đề tài “Thơ Nguyễn Linh

Khiếu từ góc nhìn văn hóa qua tập Phồn sinh” làm đề tài nghiên cứu. Với

mong muốn tìm hiểu và phát huy những đặc điểm nổi bật trong thơ của tác

giả thông qua những quan niệm triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, đem đến

cho bạn đọc bức thông điệp về “Sự sống là bất diệt mà không một thế lực nào

3

có thể hủy diệt được sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, không một thế

lực nào có thể hủy diệt được sức sống của con người Việt Nam”.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Linh Khiếu

Có thể nói, thơ ca Nguyễn Linh Khiếu ngay từ khi xuất hiện đã hấp dẫn

công chúng và giới phê bình. Tuy nhiên, các ý kiến bàn luận về thơ ông vẫn còn

tản mạn, chỉ nghiêng về một góc độ, một đặc điểm khái quát nào đó chứ chƣa

nghiên cứu một cách cụ thể.

Trƣớc tiên trong bài phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu của nhà

báo Cẩm Thúy thực hiện ngày 15/8/2019 qua bài viết: “Phồn sinh - thế giới

bất tận của phồn thực và sinh sôi”. Nhà báo có những nhận định sâu sắc về

sự phá cách ngôn từ trong thơ Nguyễn Linh Khiếu qua tập trƣờng ca Phồn

sinh: Nguyễn Linh Khiếu được biết đến với tư cách một nhà thơ khi xuất hiện

trong những tập thơ đầu tiên đã có nhiều phá cách trong thể loại và ngôn từ,

mang đậm phù sa châu thổ và hàm ý sâu xa. Nhưng trong cuộc đời, thực ra

anh làm công việc của một nhà nghiên cứu, PGS-TS Triết học Nguyễn Linh

Khiếu. Năm 2018, anh làm nhiều người sửng sốt khi cho ra mắt tập trường ca

“Phồn sinh” có độ dài hàng ngàn câu thơ với trên 700 trang in, không có bất

cứ dấu chấm, dấu phẩy nào trong suốt tập sách dày dặn đó…

Đây là một trong những gợi ý giúp cho tôi trong quá trình nghiên cứu

có thể nhận diện và đánh giá về đặc điểm thơ của Nguyễn Linh Khiếu.

Đồng thời, trong bài phỏng vấn nhà báo Cẩm Thúy cũng có đề cập đến

tƣ duy nghệ thuật của nhà thơ qua “Phồn sinh”, có gì giống và khác với

Nguyễn Linh Khiếu thời kỳ đầu đƣợc coi nhƣ một hiện tƣợng của thơ ca với

“Chùm mơ tiên cảm”, “Mùa thiêng”, “Hoa linh” Nhà thơ cũng đã có sự trao

đổi rất thẳng thắn và chân tình rằng: Với 3 tác phẩm nêu trên ở thời kỳ đầu

khi mới xuất hiện đúng là, theo một số ngƣời, tác giả đã ghi đƣợc một dấu ấn

nhất định. Nhƣng rồi khi bắt tay viết “Phồn sinh” và sau đó suốt 18 năm ông

4

không in thêm một tập sách nào nữa, mà tập trung sức lực và tâm trí để hoàn

thành 18 tập bản thảo. Không in là hoàn toàn do chủ ý của cá nhân chứ không

vì cái gì. Năm 2018, ông in 3 tập gồm trƣờng ca “Phồn sinh”, tập thơ “Sa

hồng” và tập tùy văn “Beijing - lá phong vàng” với tổng cộng gần 1.200 trang.

Năm 2019, theo kế hoạch tôi sẽ in tiếp 3 tập. Nghĩa là cùng với “Dòng Thiêng”

(thơ và trƣờng ca) đang in, tôi sẽ in trƣờng ca “Hoa linh thảo” và tùy văn

“Hoa khởi trinh”, nhƣng có một chút trục trặc về phát hành nên 2 cuốn sau

chƣa thể in kịp.

Ông chia sẻ: "Về mặt thi pháp, thế giới nghệ thuật, lý tƣởng thẩm mỹ

và thông điệp thì, với tƣ cách là một tác giả thơ, cơ bản tôi vẫn nhất quán là

tôi. Nhƣng thời kỳ đầu nó trong sáng, tƣơi tắn, tự tin, yêu đời hơn. Với “Phồn

sinh” và “Sa hồng”, cảm quan nghệ thuật và cảm thức nhân sinh vẫn thế,

nhƣng nó cho thấy một sự quyết liệt của dấn thân, nhân bản và ham sống. Ham

sống một cách thái quá đến mức biến cả thế giới thành thế giới sinh sôi nảy nở

và coi những gì hủy diệt sự sống là tội ác. Những vấn đề cốt tử của cuộc đời, của

nghệ thuật, của sự sống ở thời kỳ đầu xuất hiện riêng lẻ trong các bài, các tập thơ

thì đến “Phồn sinh” nó xuất hiện trong một chỉnh thể thống nhất của một hệ

thống hoàn thiện, tạo lập nên thế giới Phồn sinh. Nghĩa là tôi vẫn là tôi nhƣng tôi

đã hoàn toàn khác xa với tôi khi tôi còn trẻ. Nhà thơ trong quá trình sáng tạo thơ

ca không chỉ khám phá chính mình, mà nhà thơ còn phải luôn luôn vƣợt qua

chính bản thân mình. Vƣợt qua chứ không phủ định".

Tác giả, nhà thơ Ngô Đức Hành trong bài viết: Nhà thơ Nguyễn Linh

Khiếu và “Tôn giáo dòng sông” số ra ngày 12/4/2020 đã cho thấy cái nhìn

độc đáo qua thơ của Nguyễn Linh Khiếu: Với Nguyễn Linh Khiếu, trong ông

gần nhƣ có một thứ tôn giáo, tạm gọi là “tôn giáo dòng sông”. Những vấn đề

cốt tử của cuộc đời, của nghệ thuật, của sự sống ở thời kỳ đầu xuất hiện riêng

lẻ trong các bài, các tập thơ thì đến “Phồn sinh” nó xuất hiện trong một chỉnh

thể thống nhất của một hệ thống hoàn thiện, tạo lập nên “thế giới Phồn sinh”.

5

Trong “Phồn sinh”, độc giả nhận ra cả một vùng châu thổ, nơi có con sông

Hồng vĩ đại. Nguyễn Linh Khiếu lý giải: “Điều này thật đơn giản, bởi tôi sinh

ra lớn lên ở cửa sông Hồng, nơi sông Hồng gặp biển. Thế giới tuổi tôi thơ tôi

là dòng sông, triền đê, cánh đồng lúa, cây cỏ, bãi bồi, cua cáy, tôm cá, ếch

nhái, trâu bò, lợn gà, cào cào, châu chấu, trẻ mục đồng và dĩ nhiên là phù sa

nữa… Quanh năm tươi tốt, quanh năm mùa màng gặt hái, quanh năm vang

lừng nhịp điệu sinh sôi nảy nở. Những khi thủy triều dâng cao, nước lũ sông

Hồng bị đẩy ngược lại và tràn ngập đồng bãi, làng xóm đâu đâu cũng đỏ

quạch phù sa sóng sánh mỡ màu”.

Với Sông Hồng, là nơi nhà thơ sinh ra, ông xem là hiện thân cả về thể

xác lẫn tinh thần của mình: “châu thổ Sông Hồng đó là hồn cốt linh thiêng

của ta/ châu thổ Sông Hồng đó là trường ca đó là giao hưởng đó là âm thanh

đó là nhịp điệu đó là tiết tấu đó là sắc màu đó là hình hài đó là ngôn ngữ đó

là sinh mệnh rực hồng vang lừng bài ca sự sống”.

Cùng với đó, tác giả Nguyễn Bảo Hân với bài viết mang tên Phồn sinh￾bản hoan ca bất tận của châu thổ sông Hồng cũng có đánh giá sâu sắc:

Trƣờng ca Phồn sinh, theo nhƣ lời đầu sách, tác giả đã viết nó liên tục trong

12 năm. Nó đƣợc bắt đầu viết từ Malaysia năm 2002 và kết thúc tại Việt Nam

năm 2014. Ban đầu chỉ là một bài thơ ngắn viết về câu chuyện tình lãng mạn

thoảng qua giữa một chàng trai đến từ Hà Nội và một cô gái hồi giáo Kuala

Lumpur nhƣng sau đó thì chính dòng chảy cuồn cuộn của sông Hồng đã lôi

tuột tâm tƣởng, tình cảm và hơi sức của tác giả về châu thổ sông Hồng. Suốt

cả bản trƣờng ca, châu thổ sông Hồng hiện lên là một vùng đất “thánh” tràn

trề năng lƣợng mỡ màu, phì nhiêu, tƣơi tốt, tƣng bừng sinh sôi nảy nở và

quanh năm suốt tháng bộn bề mùa màng gặt hái. Và dòng sông Hồng rực đỏ

vạm vỡ cuồn cuộn chở phù sa bồi đắp đồng bãi quê hƣơng. Châu thổ sông

Hồng theo cảm thức của tác giả đó là thế giới Phồn sinh, thế giới của phồn

thực và sinh sôi. Chính từ cảm thức Phồn sinh, bản trƣờng ca dẫn dắt ta về với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!