Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Xây Dựng Quy Trình Công Nghệ Chế Tạo Tay Biên Của Động Cơ D 12 Tại Công Ty Máy Kéo Và Máy Nông Nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành 4 năm học tập, rèn luyện tại trường Đại học Lâm nghiệp
khóa học 2008 – 2012 và củng cố phần kiến thức đã học đồng thời làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường cùng các thầy cô giáo trong Khoa Cơ điện và công trình trường Đại
học Lâm Nghiệp tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ Thiết kế, xây dựng quy
trình công nghệ chế tạo tay biên của động cơ D12 tại Công ty máy kéo và máy
nông nghiệp”
Sau một thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc, đến nay khóa
luận của tôi đã được hoàn thành theo đúng kế hoạch. Nhân dịp này, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Lê Văn Thái người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Nhân đây,
cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong
Khoa Cơ điện và công trình Trường Đại học Lâm nghiệp, các anh, các chú
công tác tại Công ty máy kéo và máy nông nghiệp nơi tôi thực tập đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, song do thời gian và
trình độ bản thân còn hạn chế, lại là bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Để khóa luận
được hoàn thiện hơn, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung
của các thầy cô giáo và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai,ngày 16 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đinh Tung Hoành
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp ôtô là ngành mang tính tổng hợp. Sự phát triển của
nó sẽ kéo theo các ngành nghề và các dịch vụ khác phát triển, thúc đẩy
nền kinh tế phát triển bền vững. Ở nước ta, công nghiệp ôtô được coi là ngành
trọng điểm, luôn nhận được các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Ngày nay do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, khách hàng tăng nhanh,
mật độ vận chuyển lớn. Đồng thời cùng với sự mở rộng và phát triển của đô
thị ngày càng tăng nhanh thì vận chuyển bằng ôtô lại càng có ưu thế do đặc
tính đơn giản, an toàn, cơ động. Ở các nước công nghiệp phát triển, công
nghiệp ôtô là ngành kinh tế mũi nhọn. Trước đây các ôtô hoạt động ở Việt
Nam đều là ôtô nhập ngoại với nhiều chủng loại do nhiều công ty ở các nước
sản xuất. Những năm gần đây chúng ta thực hiện việc liên doanh, liên kết với
các công ty nước ngoài. Nên Việt Nam đã có nhiều liên doanh đã và đang
hoạt động, ngoài ra ở một số hãng trong nước ôtô được lắp ráp trên dây
chuyền công nghệ hiện đại. Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã chuyển sang
một giai đoạn mới.
Nghành công nghiệp ôtô ngày càng phát triển kéo theo nó là sự ra đời
và phát triển ngày càng mạnh của các công ty, doanh nghiệp, xưởng sản xuất
,sửa chữa động cơ,chi tiết máy, chi tiết cho các động cơ ôtô máy kéo...nhằm
thay thế, sửa chữa các động cơ xe ôtô, máy kéo khi bị hư hỏng.
Đề tài : “Thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo tay biên của
động cơ D12 tại Công ty máy kéo và máy nông nghiệp” đáp ứng được nhu
cầu thay thế sửa chữa chi tiết máy khi động cơ hư hỏng và đây cũng là cơ hội
để tôi kiểm nghiệm lại kiến thức đã được học của các môn học và nâng cao sự
hiểu biết của bản thân. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi không thể không kể đến sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
bộ môn. Đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo Lê Văn Thái, người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện làm khóa luận.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về Công ty máy kéo và máy nông nghiệp
Công ty máy kéo và máy nông nghiệp thuộc Tổng công ty máy động lực
và máy nông nghiệp – Bộ công nghiệp. Công ty là một doanh nghiệp nhà
nước có tư cách pháp nhân và thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Trụ sở của
công ty đóng tại đường Chu Văn An- Hà Đông- Hà Nội.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty máy kéo và máy nông nghiệp có tiền thân là nhà máy công cụ
Hà Đông, thành lập từ ngày 22/10/1960. Nhà máy được thành lập với sự sát
nhập của năm tập đoàn sản xuất miền Nam chuyên sản xuất nông cụ cải tiến,
đồ mộc, sửa chữa ô tô. Lúc đó nhà máy có 131 công nhân viên chủ yếu là
công nhân cơ giới, 36 thiết bị cũ mà Pháp để lại và gần 2000 m2
nhà xưởng.
Nhiệm vụ của nhà máy trong giai đoạn này là nghiên cứu sản xuất máy
kéo, sản xuất máy công tác đi theo máy kéo phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp,
sản xuất hàng phục vụ quốc phòng và đào tạo đội ngũ cán bộ cho ngành cơ
khí. Từ năm 1960- 1968 nhà máy chủ yếu sản xuất các mặt hàng cơ khí như :
sản xuất máy kéo MTZ50, sản xuất máy kéo tháng tám 50CV, các loại máy
bơm chống hạn 6K18... để phục vụ nông nghiệp. Năm 1967 nhà máy đổi tên
thành Nhà máy cơ khí Nông nghiệp.
Từ năm 1968 – 1988, nhà máy đầu tư mở rộng nhà xưởng với 4000 m2
,
đầu tư thêm thiết bị sản xuất, đội ngũ công nhân tăng lên (1200 người). Đồng
thời nhà máy cử một đoàn cán bộ sang Trung Quốc nghiên cứu máy kéo 12.
Trong giai đoạn này nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng kể: sản lượng
sản xuất máy kéo và bình bơm tăng dần với chất lượng ngày càng cao, đời
sống cán bộ công nhân viên ngày được cải thiện.
Năm 1989, nền kinh tế nước ta chuyển dần từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cơ chế thị trường đòi
4
hỏi nhà máy phải tự đổi mới và vận động theo nó. Kết quả là trong thời kỳ này
nhà máy đã sản xuất được gần 30 loại sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp.
Ngày 25/02/1993 thành lập lại Nhà máy cơ khí nông nghiệp theo nghị
định 338, Quyết định số 287QD/TCNSĐT.
Ngày 17/04/1994, theo quyết định số 175/ TCCBĐT của Bộ Công
nghiệp, Nhà máy Cơ khí nông nghiệp đổi tên thành Công ty máy kéo và máy
nông nghiệp.
Qua 50 năm hoạt động, đến nay công ty không ngừng phát triển lớn
mạnh về mọi mặt. Từ chỗ sản xuất công cụ cải tiến và sửa chữa đến sản xuất
đồng bộ máy kéo và thiết kế chuyên dùng có độ phức tạp cao, từ chỗ chỉ có
36 thiết bị cũ lên tới 600 thiết bị đặt trong 8 phân xưởng sản xuất.
Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở mọi miền đất nước và được
bà con nông dân tín nhiệm sử dụng.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty chuyên sản xuất máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo
quy trình khép kín từ khâu rèn đúc thép, đúc gang và gia công cơ khí đến mạ
nhiệt luyện, lắp ráp ra sản phẩm. Bộ máy sản xuất của công ty gồm 8 phân
xưởng:
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất
* Phân xưởng đúc: tạo phôi chi tiết bằng gang, thép.
* Phân xưởng rèn dập: cắt phôi, nén, dập, gò, hàn các loại chi tiết.
5
* Phân xưởng cơ khí: gia công các loại hộp, trục, càng, bánh răng…
* Phân xưởng nhiệt mạ: mạ và nhiệt luyện các chi tiết.
* Phân xưởng lắp ráp: lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm.
* Phân xưởng cơ khí 3: sản xuất bình bơm thuốc trừ sâu.
* Phân xưởng dụng cụ: sản xuất trang bị công nghệ, khuôn mẫu, dụng cụ cắt
phục vụ sản xuất.
* Phân xưởng sửa chữa: chuyên sản xuất, sửa chữa thiết bị, đại tu máy móc
thiết bị…
1.1.2.2. Đặc điểm công nghệ
Công ty máy kéo và máy nông nghiệp chuyên sản xuất thiết bị, máy
móc, phụ tùng máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm của công ty
được đa dạng hóa theo yêu cầu của thị trường nên công ty có sản xuất nhiều
chủng loại sản phẩm như: máy kéo 8CV, máy kéo 12CV, máy kéo 15-18CV,
máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy gieo hạt, bình bơm thuốc trừ sâu… và
các loại phụ tùng máy móc khác.
Thép phôi và gang được xuất kho xuống các phân xưởng đúc, rèn dập.
Tại đây các phân xưởng có nhiệm vụ thực hiện công nghệ chế tạo phôi, sau
đó phôi được nhập vào kho phôi để xuất cho phân xưởng cơ khí. Phân xưởng
cơ khí chuyển đến phân xưởng nhiệt mạ để mạ rồi nhập lại cho phân xưởng
cơ khí hoặc có thể từ phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhiệt mạ nhập xuống
kho bán thành phẩm. Từ kho bán thành phẩm có thể xuất các phụ tùng xuống
kho thành phẩm để bán hoặc chuyển xuống phân xưởng lắp ráp sau đó nhập
xuống kho thành phẩm để xuất bán. Mỗi phân xưởng đều có nhân viên KCS
kiểm tra chất lượng sản phẩm.
6
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất
1.1.2.3. Đặc điểm về lao động
Hiện tại côn ty có 949 cán bộ công nhân viên trong đó 13% là nhân
viên quản lý, 125 kỹ sư. Với đội ngũ công nhân dày dặn kinh nghiệm là điều
kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời khắc
phục những sự cố do thiết bị cũ, lạc hậu gây ra. Đáp ứng nhanh các loại sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
1.1.2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị của công ty máy kéo và máy nông nghiệp chủ yếu là
của Liên Xô trang bị. Phần lớn trang thiết bị đã quá cũ, lạc hậu. Những năm
gần đây công ty đã đầu tư thêm các loại máy công cụ được sản xuất từ Trung
Quốc, Đài Loan, đặc biệt là công ty đã trang bị thêm các máy CNC cho dây
chuyền sản xuất.
Nhìn chung công ty có số lượng máy móc, thiết bị sản xuất là tương đối
lớn và đầy đủ đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất của công ty. Tuy
nhiên để sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh cao trên thị trường, trong
những năm tới công ty cần đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành đáp ứng nhu cầu phát triển của xã