Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế thi công bộ tích hợp thí nghiệm MCCB và RCD lên đến 400A :Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Thiết kế thi công bộ tích hợp thí nghiệm MCCB và RCD lên
đến 400A
Mã số đề tài: <182.Đ07>
Chủ nhiệm đề tài: SV. Hoàng Viết Tứ
Đơn vị thực hiện: Khoa Công Nghệ Điện
Tp. Hồ Chí Minh, ........…
1
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường – Trường Đại Học Công
Nghiệp TP. HCM – đã tạo điều kiện, không gian học thuật cho sinh viên chúng tôi có
điều kiện tham gia nghiên cứu, thoả sức sáng tạo trong suốt 4 năm học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô khoa Công nghệ Điện trường Đại
học Công Nghiệp TPHCM đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực
tế, cùng những góp ý chân thành để tôi ngày càng hoàn thiện bản thân trong suốt thời
gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Bạch Thanh Quý người trực tiếp hướng
dẫn, cố vấn cho tôi thực hiện đề tài này. Sự chỉ bảo tận tình của Thầy đã giúp tôi kịp
thời khắc phục những sai lầm cơ bản khi bắt đầu và phát triển đề tài theo hướng đúng
đắn, hiểu rõ những việc nên làm để hoàn thiện đề tài, điều đó là vô cùng quan trọng
đối với tôi, là niềm tin to lớn để tôi kiên trì thực hiện đề tài và là kinh nghiệm quý báu
cho tôi sau này.
Bên cạnh đó tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa đã ưu ái, tin tưởng
cho tôi thực hiện đề tài trên mô hình hiện có của khoa, đây là cơ hội để tôi tiếp cận và
xử lý những vấn đề thực tế.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ớn đến các bạn trong lớp DHDI11E,
những người đã từng cùng tôi sống những năm tháng tươi đẹp dưới mái trường đại
học, đã sẽ chia động viên nhau những vui buồn trong cuộc sống, một phần động lực
không nhỏ giúp tôi hoàn thành đề tài này của mình.
Chân thành cảm ơn !
TP. HCM tháng 11, năm 2018
Hoàng Viết Tứ
2
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Thiết kế thi công Bộ tích hợp thí nghiệm MCCB và RCD lên đến 400A
1.2. Mã số: 182.Đ07
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 SV. Hoàng Viết Tứ Khoa Điện Chủ nhiệm
2 TS. Bạch Thanh Quý Khoa Điện Cố vấn
1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Công nghệ Điện
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 7 năm 2018
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;
Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: Năm triệu đồng.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Phòng TN V5.4 tại Khoa Công nghệ điện được xây dựng giảng dạy cho môn
học TN Khí cụ điện, chương trình học có 06 bài thí nghiệm, được thực hiện 6 buổi cho
môn học TN Khí Cụ Điện trong 30h thực hành. Gồm có các bài thí nghiệm:
Tổng quát về các loại khí cụ điện.
Thí nghiệm MCB và Contactor.
Thí nghiệm rờ le nhiệt và cầu chì.
Thí nghiệm RCD.
Thí nghiệm ACB.
Thí nghiệm hệ thống đóng cắt MSB và ATS.
Trong các bài thí nghiệm được nêu, tất cả các bài thí nghiệm đều có mô hình thí
nghiệm hoạt động tốt. Tuy nhiên, trong quá trình thí nghiệm khi trải nghiệm môn học
3
này, tiến hành thực hiện các thí nghiệm trên mô hình, tôi nhận thấy còn có các tồn tại
như sau:
Trong thí nghiệm RCD, không đo được dòng rò tại thời điểm đóng cắt, vì
thiết bị đo cần tầm đo rất nhỏ - khoảng đo vài mili Ampere, và khi RCD tác động ngắt
cần dừng lại giá trị đo mA này để biết chính xác dòng rò tác động của RCD là bao
nhiêu, do vậy không đánh giá được sự tác động tin cậy của RCD khi thí nghiệm. Trong
khi đó, thiết bị đo mA trên thị trường chủ yếu là dòng DC, không dùng đo cho dòng
AC.
Bài thí nghiệm MCB và contactor, được thực hiện trên mô hình xe thí
nghiệm rất to (wxhxl = 800x1600x1200mm) rất chắc chắn, có lắp bánh xe chịu lực tốt
và có thể duy chuyển. Tuy nhiên, kết cấu và thiết bị bên trong lại rất rộng, gây ra cho
mô hình kềnh càng, chiếm diện tích phòng thí nghiệm, và có hạn chế khi cần di
chuyển phục vụ cho các buổi training bên ngoài trường.
Căn cứ trên thực trạng tồn tại được trình bày như trên, nhưng tồn tại thứ nhất đã
được khắc phục trong đề tài “Thiết kế thi công mạch đo dòng dãi rộng mA – 400A
trong TN RCD”[1]. Trong đề tài của mình, em xin đề xuất lấy kết quả nghiên cứu của
đề tài “Thiết kế và thi công mạch đo dãi rông mA-400A trong thí nghiệm RCD” để
triển khai cho đề tài “Thiết kế thi công Bộ tích hợp thí nghiệm MCCB và RCD lên đến
400A”. Với mục đích tích hợp hai xe thí nghiệm lớn thành một Vali nhỏ gọn có thể di
chuyển tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được hai bài TN trong 1 Vali.
2. Mục tiêu
Thực hiện bộ thí nghiệm tích hợp MCCB và RCD dưới dạng vali có kích thước
nhỏ, di chuyển dễ dàng và có thể thí nghiệm được hai bài TN trong môn học TN khí
cụ điện.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát bằng cách đo đạt và thực hiện các bài thí nghiệm.
Phân tích kết quả thí nghiệm và các tồn tại.
Thiết kế bộ đo trên sơ đồ nguyên lý và tính toán các thông số thiết bị.
Chế tạo, thử nghiệm và báo cáo
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Đã giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong khi đặt vấn đề cho đề tài, thiết kế
được vali với kích thước nhỏ gọn 240x450x600mm dạng vali kéo, chứa ba bài thí
nghiệm MCCB, Contactor, Overload relay, RCD. Tích hợp được bộ đo từ đề tài khác
vào vali. Bộ thí nghiệm hoạt động tốt, an toàn và đạt độ thẩm mỹ cao. Hoàn thành việc