Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thiết kế phương án dạy một số bài học của chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 nâng cao theo
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
754.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1040

thiết kế phương án dạy một số bài học của chương “các định luật bảo toàn” – vật lí 10 nâng cao theo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VẬT LÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY MỘT SỐ BÀI

HỌC CỦA CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO

TOÀN” – VẬT LÍ 10 NÂNG CAO THEO

HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ

ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH”.

GVHD: TS Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh

MSSV: K31102266

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Thế Dân

đã hướng dẫn và chỉ bảo cho em tận tình trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu đề tài của khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo trong tổ bộ

môn phương pháp và ban chủ nhiệm khoa vật lí trường ĐHSP

Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em

trong quá trình hoàn thành đề tài khóa luận này.

Em xin cám ơn thầy Nguyễn Trường Sinh đã tạo điều kiện

giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo cùng

các em học sinh trường THPT Nguyễn Du, Tp.Vũng Tàu đã tạo

điều kiện gúp đỡ em hoàn thành yêu cầu của đề tài.

Cuối cùng, em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến những người

thân, những người bạn đã luôn giúp đỡ, động viên em trong quá

trình thực hiện đề tài.

Tp Hồ Chí Minh, 2010

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 4

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thế kỉ 21, thế kỉ của trí tuệ, văn minh nhân loại, thời kì bùng nổ của

tri thức và công nghệ,…Cách mạng khoa học công nghệ tiếp diễn với nhịp

độ cao, đặt ra nhiều vấn đề mới, những vấn đề rất chung, rất tổng quát như

trong lĩnh vực tư duy và hoạt động kinh tế xã hội. Chính những vấn đề đó

đòi hỏi con người phải được hoàn thiện về giáo dục. Việc đào tạo người lao

động cho xã hội hiện đại dẫn đến sự nghiệp giáo dục cũng cần phải đổi mới,

nhằm tạo ra những con người có đầy đủ trí tuệ, năng lực sáng tạo, hoàn thiện

về nhân cách.

Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ

phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn

luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các

phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm

bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…” [7]. Nghị

quyết TW 4 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy

và học ở các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện

đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”

[1] và đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục. Điều 28.2 luật giáo dục đã

ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ

động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi

dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực

tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học

sinh” [1]. Xu thế của thời đại đòi hỏi sự nghiệp giáo dục có những đổi mới

căn bản. Sau đây là những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 5

• Sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến theo tinh thần phát

huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

• Chuyển từ phương pháp chủ yếu là diễn giảng của giáo viên sang

phương pháp chủ yếu là tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực

chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng.

• Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hòa với học

tập hợp tác.

• Coi trọng bồi dưỡng phương pháp tự học.

• Coi trọng rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến

thức.

• Tăng cường làm thí nghiệm trong dạy học.

• Đổi mới cách soạn giáo án trong đó giáo viên phải có định hướng

cho học sinh hoạt động tích cực, là người chỉ đạo hoạt động, với

chức năng quan trọng là tổ chức tình huống học tập, kiểm tra,

định hướng hoạt động học và thể chế hóa kiến thức. [1]

Trong chương trình vật lí phổ thông, kiến thức cơ bản làm hành trang

cho các em học sinh tiếp cận các kiến thức khác chính là phần cơ học. Một

trong những phần kiến thức quan trọng là các dạng năng lượng và các định

luật bảo toàn. Việc tiếp nhận nội dung kiến thức trong phần này phần lớn là

thừa nhận, học sinh tiếp thu kiến thức theo lối áp đặt. Vì thế, học sinh mắc

phải những sai lầm trong tiếp nhận kiến thức là không tránh khỏi. Để giúp

học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, có thể phát huy tính tích

cực sáng tạo, khả năng tư duy trong nhận thức và có thể vận dụng vào thực

tế một cách hiệu quả, tôi thiết nghĩ cần phải thiết kế và tổ chức hoạt động

dạy học hợp lí, theo tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 6

trung tâm của sự học và sự dạy. Tuy nhiên, để hạn chế việc giáo viên phải

truyền thụ kiến thức theo kiểu truyền thống, tôi cũng mạnh dạn đưa ra

phương án dạy học tránh được sự thông báo, tìm ra kiến thức trên cơ sở các

công cụ và phương tiện hỗ trợ.

Chính vì những lí do đó, tôi chọn đề tài: “Thiết kế phương án dạy

một số bài học của chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 nâng cao

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”.

II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu và xây dựng tiến trình dạy học theo hướng phát huy tính

tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một số bài của chương “Các

định luật bảo toàn” – Vật lí 10 nâng cao.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Nội dung kiến thức cơ bản, hoạt động dạy và học của giáo viên và học

sinh trong dạy học các bài “Định luật bảo toàn động lượng”, “Động năng￾Định lí động năng”, “Thế năng. Thế năng trọng trường” và bài “Định luật

bảo toàn cơ năng” của chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 nâng

cao.

IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận dạy học hiện đại

có thể tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong dạy học một số bài của

chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 nâng cao theo hướng phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 7

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo hướng phát

huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Phân tích những nội dung kiến thức cơ bản của các bài “Định luật

bảo toàn động lượng”, “Động năng- Định lí động năng”, “Thế năng. Thế

năng trọng trường” và bài “Định luật bảo toàn cơ năng”

- Thiết kế phương án dạy học các kiến thức bài “Định luật bảo toàn

động lượng”, “Động năng- Định lí động năng”, “Thế năng. Thế năng trọng

trường” và bài “Định luật bảo toàn cơ năng” (SGK vật lí 10 nâng cao) theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi, hoàn thiện tiến

trình dạy học đã soạn thảo.

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học để làm sáng tỏ những

quan điểm đề tài sẽ vận dụng về việc tổ chức tình huống học tập, hướng dẫn

học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí, thiết kế phương án dạy học.

- Nghiên cứu các tài liệu về vật lí: SGK, sách giáo viên, sách tham

khảo về các định luật bảo toàn để xác định nội dung kiến thức cần dạy cho

học sinh nắm vững.

- Vận dụng các cơ sở lí luận đã nêu để thiết kế tiến trình dạy học một

số bài học của chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 nâng cao và tiến

hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hoàn thiện tiến trình

đã soạn.

NỘI DUNG

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC

THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG,

SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Quan điểm hiện đại về dạy học hiện nay cho rằng: “Dạy học bằng hoạt

động thông qua hoạt động của học sinh để học sinh tự lực, tích cực chiếm lĩnh

kiến thức”. Điều đó có nghĩa là: dạy học vật lí không chỉ truyền thụ hệ thống

kiến thức cơ bản mà điều quan trọng là xây dựng cho học sinh một tiềm lực,

một bản lĩnh thể hiện ở phương pháp suy nghĩ và làm việc, trong cách tiếp

cận, giải quyết các vấn đề thực tiễn đồng thời giúp họ có khả năng phát triển

vốn hiểu biết đã có, biết được năng lực sở trường của mình để lựa chọn nghề

nghiệp, thích ứng với sự phát triển của xã hội.

Việc dạy học theo quan điểm trên có tác dụng thiết thực để học sinh

chủ động xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng vào thực hành, kiến thức

của họ trở nên vững chắc và sinh động hơn. Từ đó, việc phát hiện và bồi

dưỡng đội ngũ nhân tài cho đất nước trở nên thuận lợi hơn.

Vật lí là một môn thực nghiệm, song vai trò của lí thuyết ngày càng

được đề cao và phát triển. Hệ thống phương pháp và kỹ năng càng phong

phú, đòi hỏi học sinh phải có tư duy phát triển. Do đó phát triển tư duy và

năng lực sáng tạo vừa là mục đích vừa là phương tiện trong dạy học vật lí ở

trường phổ thông. Muốn đạt được mục tiêu đó, trong dạy học, giáo viên phải

có hiểu biết chắc chắn kiến thức sẽ dạy, hình dung được con đường giải quyết

vấn đề và xây dựng kiến thức đó để hướng dẫn học sinh luyện tập giải quyết

vấn đề.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 9

1.1 Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là quan điểm dạy học

nhấn mạnh vai trò chủ đạo của học sinh trong học tập. Ở đây, kiến thức thường

được học sinh xây dựng với sự chỉ đạo của giáo viên. Sự tò mò của học sinh

được khích lệ và khuấy động.

Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm có những đặc trưng cơ

bản là:

♦ Học sinh là chủ thể của hoạt động dạy học

Học sinh không thụ động nghe giáo viên giảng và truyền đạt kiến thức

mà học tích cực bằng hành động của chính mình, nghĩa là học sinh tự tìm ra

“cái chưa biết”, “cái cần khám phá”, tự mình tìm ra kiến thức. học sinh không

phải được đặt trước những kiến thức có sẵn của sách giáo khoa hay bài giảng

áp đặt của thầy giáo mà là những tình huống cụ thể, thực tế trong cuộc sống. Từ

việc xuất hiện những mâu thuẫn trong nhận thức, học sinh có nhu cầu , hứng

thú giải quyết những vấn đề trong các tình huống. Tự đặt mình vào tình huống

của cuộc sống, người học quan sát, suy nghĩ, tra cứu, làm thí nghiệm, đặt giả

thuyết, phân tích, phán đoán, giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, những kiến thức mà

học sinh khám phá, tìm hiểu được có thể mắc nhũng sai sót, không hoàn thiện.

Lúc này, lớp học sẽ là nơi để người học được hoàn thiện về những mảng kiến

thức đó cho hoàn thiện, chính xác hơn.

♦ Lớp học là thực tiễn xã hội của học sinh

Lớp học là cộng đồng của chủ thể, là thực tiễn xã hội ngày nay và ngày

mai của người học trong nhà trường. Lớp học được tổ chức nhằm mục đích

giáo dục, làm môi trường xã hội trung gian cho sự tác động tích cực của thầy và

trò. Lớp học là nơi giao tiếp thường xuyên, mặt đối mặt, giữa trò và trò, trò và

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 10

thầy, được bố trí linh hoạt để biểu tượng cho chủ thể trung tâm học sinh và mối

quan hệ thầy – trò mới. Lớp học chính là nơi để học sinh có thể trình bày, trao

đổi, tranh luận với các bạn cùng lớp, từ đó làm cho kiến thức chủ quan của

người học mới bớt phần phiến diện, tăng thêm tính khách quan, khoa học. Học

bạn chính là bước đầu cần thiết cho học sinh. Tuy nhiên, các chủ thể có khi

cũng gặp phải những tình huống không xử lý được, những cuộc tranh luận

không kết luận được thì lại phải cần đến vai trò của giáo viên.

♦ Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và là “trọng tài” cho hoạt động

học tập của học sinh

Theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người sẽ

định hướng , đạo diễn cho học sinh tích cực, chủ động khám phá ra các kiến

thức. Ở đây, quan hệ thầy – trò tồn tại trên cơ sở sự tin cậy, tôn trọng, hợp tác

lẫn nhau. Khi cá nhân và cả tập thể lớp đứng trước những tranh luận chưa ngả

ngũ, người thầy sẽ là một người “trọng tài khoa học”, là người kết luận có tính

chất khẳng định về mặt khoa học, giúp học sinh xử lý đúng đắn các tình huống

phức tạp nổi lên trong quá trình hoạt động học tập.

♦ học sinh tự đánh giá hoạt động học tập của mình

Sau khi trao đổi, hợp tác với các bạn và dựa vào kết luận của thầy, học

sinh tự đánh giá lại sản phẩm của mình, tự chỉnh sửa những lỗi lầm mắc phải

trong sản phẩm đó, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách giải quyết vấn đề, tự

hoàn thiện sản phẩm của mình.

Trên đây là 4 đặc trưng cơ bản của quan điểm dạy học lấy học sinh làm

trung tâm, có thể tổng hợp qua bảng so sánh tóm tắt với những đặc trưng của

quan điểm dạy học cổ truyền như sau:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 11

Quan điểm dạy học cổ truyền Quan điểm dạy học lấy học sinh

làm trung tâm

1- Thầy truyền đạt kiến thức

2- Thầy độc thoại – phát vấn

3- Thầy áp đặt kiến thức có sẵn

4- Trò học thuộc lòng

5- Thầy độc quyền đánh giá,

cho điểm cố định

1- Trò tự tìm ra kiến thức bằng

hành động của chính mình

2- Đối thoại trò –trò, trò – thầy,

hợp tác với bạn, học bạn

3- Hợp tác với thầy, khẳng

định kiến thức do trò tìm ra

4- Học cách học, học cách giải

quyết vấn đề, cách sống và

trưởng thành

5- Tự đánh giá, tự sửa sai, tự

điều chỉnh, làm cơ sở để

thầy cho điểm.

1.2 Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học

tập

Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng

cao về nhiều mặt trong học tập (L.V. Rebrova, 1975). Học tập là một trường

hợp riêng của nhận thức: “Một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và

được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.N. Erdonive, 1974). Vì

vậy, nói tới tích cực học tập thực chất là nói tới tích cực nhận thức, mà tính

tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng

ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm

vững kiến thức. Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học,

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Phạm Thế Dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh –Khóa 31 12

quá trình nhận thức học tập không nhằm phát hiện những điều loài người

chưa biết về bản chất, quy luật của các hiện tượng khách quan mà nhằm lĩnh

hội những tri thức loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học

sinh cũng phải “khám phá” ra những điều mới đối với bản thân mình, dù đó

chỉ là những khám phá lại những điều loài người đã biết.

Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình đã giành được

bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã

trải qua hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có

những cố gắng trí tuệ, đó là chưa nói đến tới một trình độ nhất định, thì sự

học tập sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng có thể tìm ra

kiến thức mới cho nhân loại.

* Các biểu hiện của tính tích cực học tập

Có nhiều trường hợp tính tích cực học tập biểu hiện ở những hoạt

động cơ bắp nhưng quan trọng là sự biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ, hai

hình thức biểu hiện này thường đi liền với nhau. Theo G.I.Sukina (1979) có

thể nêu những dấu hiệu của tính tích cực hoạt động trí tuệ như sau:

- Học sinh khát khao tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo

viên, bổ sung câu trả lời cho bạn, thích được phát biểu ý kiến của

mình về vấn đề nêu ra.

- Học sinh nêu thắc mắc, đòi hỏi phải giải thích cặn kẽ những vấn đề

giáo viên trình bày chưa đủ rõ.

- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã

học để nhận ra vấn đề mới và vận dụng vào thực tiễn.

- Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông

tin mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi

bài học, môn học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!