Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế nội dung giảng dạy và kiểm tra đánh giá cho các bài thí nghiệm phần điện và từ
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
4.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1241

Thiết kế nội dung giảng dạy và kiểm tra đánh giá cho các bài thí nghiệm phần điện và từ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

I

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA VẬT LÝ

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

THIẾT KẾ NỘI DUNG

GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

CHO CÁC BÀI THÍ NGHIỆM PHẦN ĐIỆN VÀ TỪ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2019

II

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA VẬT LÝ

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

THIẾT KẾ NỘI DUNG

GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

CHO CÁC BÀI THÍ NGHIỆM PHẦN ĐIỆN VÀ TỪ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Sƣ phạm Vật lý

Khóa học: 2015 - 2019

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN QUÝ TUẤN

Đà Nẵng, 2019

I

LỜI CẢM ƠN

Đƣợc sự cho phép của quý thầy cô khoa Vật lí và Ban lãnh đạo Trƣờng đại học sƣ

phạm Đà Nẵng, sau gần ba tháng em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “THIẾT KẾ

NỘI DUNG GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHO CÁC BÀI THÍ

NGHIỆM PHẦN ĐIỆN VÀ TỪ”.

Để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự

hƣớng dẫn tận tình của thầy cô và bạn bè.

Lời đầu tiên em xin cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo – TS. Nguyễn Quý Tuấn, Thầy

đã trực tiếp chỉ bảo và hƣớng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa

luận này. Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Vật lí đã đóng

góp những ý kiến quý báu cho khóa luận của em, các thầy cô đã tạo điều kiện cho

chúng em đƣợc làm thí nghiệm và học nhóm ở thƣ viện khoa. Em cũng cảm ơn tất cả

các anh chị, bạn bè trong Khoa Vật lí, mọi ngƣời đều giúp đỡ em nhiệt tình.

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh

nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất

mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên để

báo cáo này đƣợc hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè trong Khoa Vật lí và Ban lãnh đạo nhà

trƣờng lời cảm ơn tốt đẹp nhất, chúc thầy dồi dào sức khoẻ.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh

II

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................................1

2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu. ...........................................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................2

4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................2

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................2

PHẦN II: NỘI DUNG......................................................................................................4

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA

ĐÁNH GIÁ....................................................................................................................4

1.1. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực................................................... 4

1.2. Các phƣơng pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá trong thí nghiệm............... 7

1.3. Vai trò của thực hành, thí nghiệm Vật lí. ........................................................ 12

CHƢƠNG II: THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC........................17

2.1. Giới thiệu các bài thí nghiệm phần Điện và Từ............................................... 17

2.2. Thiết kế nội dung dạy và học ........................................................................... 19

2.3. Thiết kế tiến trình học tập................................................................................ 70

2.4. Thiết kế hƣớng dẫn học tập trực tuyến ........................................................... 73

CHƢƠNG III: THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ74

3.1. Đánh giá quá trình ........................................................................................... 74

3.2. Đánh giá cuối kì................................................................................................ 80

PHẦN III: KẾT LUẬN....................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................88

PHỤ LỤC..................................................................................................................... PL1

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC BÀI THÍ NGHIỆM PHẦN ĐIỆN VÀ TỪPL1

B. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THAM KHẢO ................................................ PL24

C. TRẢ LỜI CÂU HỎI KIỂM TRA.............................................................. PL28

Ý KIẾN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN ....................................................................... PL44

III

KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

NL Năng lực

GD & ĐT Giáo dục và đào tạo

PPDH Phƣơng pháp dạy học

HS Học sinh

GV Giáo viên

TN Thí nghiệm

CĐDĐ Cƣờng độ dòng điện

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Đại hội XII xác định những nhiệm vụ chủ yếu:

“Chƣơng trình mới chuyển sang cách tiếp cận năng lực, chú trọng đến mục tiêu

phát triển các phẩm chất của học sinh; không chỉ đòi hỏi học sinh nắm vững những

kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào

Thí nghiệm, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống... Với cách tiếp cận

này, đòi hỏi tất cả các khâu của quá trình dạy - học (nội dung, phƣơng pháp, phƣơng

tiện, hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý và thực

hiện...) cũng phải thay đổi. Nội dung các môn học cần lựa chọn những gì cần thiết cho

việc phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học; những tri thức thiết thực, gần gũi,

gắn với đời sống và có thể vận dụng tốt trong thực tế. Cần xác định rõ chuẩn đầu ra

của từng cấp học để biên soạn chƣơng trình các môn học đảm bảo tính thống nhất.

Đổi mới hình thức và phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD & ĐT một

cách mạnh mẽ, nhằm bảo đảm độ tin cậy, chính xác, tính khách quan, trung thực về

kết quả học tập của học sinh; làm cơ sở cho việc điều chỉnh cách dạy, cách học. Xác

định đúng mục tiêu kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tƣợng và yêu cầu; xây dựng nội

dung và hình thức kiểm tra, thi, đánh giá theo chuẩn năng lực; đánh giá đƣợc sự tiến

bộ của ngƣời học. Đổi mới việc ra đề thi, phƣơng pháp xử lý kết quả và sử dụng kết

quả; không chỉ tập trung vào việc xem học sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm

tra học sinh đó học nhƣ thế nào, có biết vận dụng không; đề bài sẽ yêu cầu vận dụng

tổng hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một vấn đề

chung, liên quan nhiều đến thực tiễn”.

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, lý thuyết và thực hành là một xâu chuỗi

liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy đối với môn Vật lí, năng lực thực nghiệm giữ vai

trò quan trọng. Trong học phần Thí nghiệm Vật lí đại cƣơng 2 có các bài thí nghiệm về

Điện và Từ. Hƣớng dẫn hiện tại chỉ cụ thể về lý thuyết, tiến trình thí nghiệm, ngƣời

học có thể hoàn thành thí nghiệm nhƣng chƣa thực sự phát triển đƣợc năng lực thực

nghiệm. Để phát triển năng lực thực nghiệm cho sinh viên, ta nên thiết kế nội dung

giảng dạy theo hƣớng phát triển năng lực và thiết kế kiểm tra đánh giá phù hợp với nội

dung giảng dạy.

Dựa vào các lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “ Thiết kế nội dung giảng dạy và kiểm

tra đánh giá cho các bài thí nghiệm phần Điện và Từ” làm khóa luận tốt nghiệp.

2

2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều khóa luận viết về thiết kế nội dung, phƣơng

pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá nội dung của một số học phần. Ví dụ nhƣ: đề tài

“Xây dựng Rubrics kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh cho chƣơng

“Dòng điện trong các môi trƣờng” Vật lí 11 Nâng cao” của Trần Thị Kim Anh sinh

viên lớp 12SVL; đề tài “Sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực để xây dựng tiến

trình dạy học chƣơng “Cảm ứng điện từ”, Vật lí lớp 11 Nâng Cao” của Huỳnh Thị Hoa

sinh viên lớp 12SVL. Tuy nhiên, chƣa thấy đề cập đến sự liên kết giữa nội dung giảng

dạy và kiểm tra đánh giá của các bài thí nghiệm phần Điện và Từ.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Thiết kế nội dung, tiến trình và phƣơng pháp dạy – học cho các bài thí nghiệm phần

Điện và Từ.

- Thiết kế phƣơng pháp và nội dung kiểm tra đánh giá phù hợp nội dung dạy – học các

bài thí nghiệm phần Điện và Từ.

- Thiết kế kế hoạch dạy và học tập trực tuyến.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đề cƣơng chi tiết của các bài thí nghiệm Điện và Từ hiện có tại khoa Vật lí.

- Các thiết bị thí nghiệm phục vụ cho các bài thí nghiệm phần Điện và Từ.

- Các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

- Các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá năng lực ngƣời học.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu các bài thí nghiệm phần Điện và Từ hiện có trong

khoa Vật lí cho sinh viên ngành Sƣ phạm Vật lí – Đại học sƣ phạm – Đại học Đà

Nẵng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phƣơng pháp kiểm tra

đánh giá năng lực ngƣời học.

- Thiết kế nội dung, tiến trình dạy học và tài liệu hƣớng dẫn của các bài thí nghiệm

phần Điện và Từ.

- Thiết kế nội dung và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá phù nội dung của các bài thí

nghiệm phần Điện và Từ.

- Thiết kế kế hoạch dạy và học trực tuyến.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp lý thuyết:

+ Nghiên cứu các công trình khoa học đề cập đến phƣơng pháp dạy học theo định

hƣớng phát triển năng lực ngƣời học.

3

+ Nghiên cứu lí luận, pháp lí liên quan đến đề tài để hình thành cơ sở lí thuyết cho đề

tài.

- Đo đạc thực nghiệm.

4

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM

TRA ĐÁNH GIÁ

1.1. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực.

1.1.1. Dạy học định hƣớng phát triển năng lực. [2]

Việc dạy học định hƣớng phát triển năng lực về bản chất chỉ là cần và coi trọng

thực hiện mục tiêu dạy học hiện tại ở các mức độ cao hơn, thông qua việc yêu cầu HS

“vận dụng những kiến thức, kĩ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn

cảnh phức hợp và có biến đổi, trong học tập cả trong nhà trƣờng và ngoài nhà trƣờng,

trong đời sống thực tiễn”. Việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hƣớng tới mục tiêu dạy học

hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS thì còn hƣớng tới mục tiêu xa

hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng đƣợc hình thành, phát triển khả năng thực hiện

các hành động có ý nghĩa đối với ngƣời học. Nhƣ vậy việc dạy học định hƣớng phát

triển năng lực đƣợc thể hiện ở các trong các thành tố quá trình dạy học nhƣ sau:

- Về mục tiêu dạy học: Mục tiêu kiến thức: ngoài các yêu cầu về mức độ nhƣ nhận

biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn nhƣ vận dụng kiến thức trong

các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Với các mục tiêu về kĩ năng cần yêu cầu

HS đạt đƣợc ở mức độ phát triển kĩ năng thực hiện các hoạt động đa dạng. Các mục

tiêu này đạt đƣợc thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trƣờng.

- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức

hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Nhƣ vậy

thông thƣờng, qua một hoạt động học tập, HS sẽ đƣợc hình thành và phát triển không phải

một loại năng lực mà là đƣợc hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành

tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.

- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với

thực tiễn.

- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng

vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp

khác nhau. Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn

năng lực trong giáo dục tuy có khác nhau về hình thức, nhƣng khá tƣơng đồng về nội hàm.

Trong chuẩn năng lực đều có những nhóm năng lực chung. Nhóm năng lực chung này đƣợc

xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nƣớc. Trên cơ sở năng lực chung, các

nhà lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng lực chuyên biệt. Tuy nhiên không

dừng ở các năng lực chuyên biệt, các tác giả đều cụ thể hóa thành các năng lực thành phần,

5

những năng lực thành phần này đƣợc cụ thể hóa thành các thành tố liên quan đến kiến thức, kĩ

năng… để định hƣớng quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá của GV.

Khác với việc tổ chức hoạt động dạy học, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ thành tố

của năng lực cần đánh giá và xây dựng đƣợc các công cụ đánh giá từng thành tố của

các năng lực thành phần. Sự liên hệ giữa mục tiêu, hoạt động dạy học và công cụ đánh

giá đƣợc thể hiện nhƣ trong hình 1.1:

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa mục tiêu hoạt động dạy học và đánh giá trong dạy học

định hướng phát triển năng lực.

1.1.2. Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí. [2]

Có nhiều quan điểm xây dựng chuẩn các năng lực chuyên biệt trong dạy học từng

môn, quan điểm xây dựng tuy là khác nhau nhƣng đem lại kết quả khá tƣơng đồng.

a. Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung

Chuẩn năng lực

Mục tiêu bài học:

Các năng lực

Thành tố 1

NL thành phần 1

NL thành phần 2

Thành tố 2

Đánh giá: Các

thành tố

HĐ dạy học: Phát

triển các năng lực

Công cụ 1

Công cụ 2

6

Bảng 1: Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lí được cụ thể hóa từ năng lực chung

Stt Năng lực chung Biểu hiện năng lực trong môn Vật lí

Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

1 Năng lực tự học - Lập đƣợc kế hoạch tự học và điều chỉnh, thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

- Tìm kiếm thông tin về nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của các ứng dụng

kĩ thuật

- Đánh giá đƣợc mức độ chính xác nguồn thông tin

- Đặt đƣợc câu hỏi về hiện tƣợng sự vật quanh ta

- Tóm tắt đƣợc nội dung vật lí trọng tâm của văn bản.

- Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tƣ duy, bản đồ khái niệm, bảng biểu, sơ đồ

khối.

- Tự đặt câu hỏi và thiết kế, tiến hành đƣợc phƣơng án thí nghiệm để trả

lời cho các câu hỏi đó.

2 Năng lực giải

quyết vấn đề (Đặc

biệt quan trọng là

NL giải quyết vấn

đề bằng con

đƣờng thực

nghiệm hay còn

gọi là NL thực

nghiệm)

- Đặc biệt quan trọng là năng lực thực nghiệm

Đặt đƣợc những câu hỏi về hiện tƣợng tự nhiên: Hiện tƣợng… diễn ra nhƣ

nào? Điều kiện diễn ra hiện tƣợng là gì? Các đại lƣợng trong hiện tƣợng tự

nhiên có mối quan hệ với nhau nhƣ thế nào? Các dụng cụ có nguyên tắc

cấu tạo và hoạt động nhƣ thế nào?

- Đƣa ra đƣợc cách thức tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra.

- Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằng suy luận lí thuyết

hoặc khảo sát thực nghiệm.

- Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu đƣợc

- Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu đƣợc

3 Năng lực sáng tạo - Thiết kế đƣợc phƣơng án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết (hoặc dự

đoán)

- Lựa chọn đƣợc phƣơng án thí nghiệm tối ƣu

- Giải đƣợc bài tập sáng tạo

- Lựa chọn đƣợc cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ƣu

4 Năng lực tự quản

Không có tính đặc thù

Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:

5 Năng lực giao

tiếp

- Sử dụng đƣợc ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tƣợng

- Lập đƣợc bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm

- Vẽ đƣợc đồ thị từ bảng số liệu cho trƣớc

- Vẽ đƣợc sơ đồ thí nghiệm

- Mô tả đƣợc sơ đồ thí nghiệm

- Đƣa ra các lập luận lô gic, biện chứng

6 Năng lực hợp tác - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm

- Tiến hành thí nghiệm theo các khu vực khác nhau

Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình hình thành các năng

lực ở trên)

7 Năng lực sử dụng công

nghệ thông tin và

truyền thông (ICT)

- Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng (maple, coachs…) để mô

hình hóa quá trình vật lí

- Sử dụng phần mềm mô phỏng để mô tả đối tƣợng vật lí

8 Năng lực sử dụng

ngôn ngữ

- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật vật lí

- Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật lí

- Đọc hiểu đƣợc đồ thị, bảng biểu

9 Năng lực tính toán - Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học

- Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra hệ quả hoặc ra

kiến thức mới.

7

+ Kiến thức vật lí liên quan đến quá

trình cần khảo sát

+ Kiến thức về thiết bị, về an toàn

+ Kiến thức về xử lí số liệu, kiến

thức về sai số

+ Kiến thức về biểu diễn số liệu dƣới

dạng bảng biểu, đồ thị

+ Thái độ kiên nhẫn

+ Thái độ trung thực

+ Thái độ tỉ mỉ

+ Thái độ hợp tác

+ Thái độ tích cực

Năng lực thực

nghiệm

Kĩ năng

+ thiết kế phƣơng án thí nghiệm

+ chế tạo dụng cụ

+ lựa chọn dụng cụ

+ lắp ráp dụng cụ thí nghiệm

+ thay đổi các đại lƣợng

+ sử dụng dụng cụ đo: hiệu chỉnh dụng

cụ đo, đọc số liệu

+ sửa chƣa các sai hỏng thông thƣờng

+ quan sát diễn biến hiện tƣợng

+ ghi lại kết quả

+ biểu diễn kết quả bằng bảng biểu, đồ

thị

+ tính toán sai số

+ biện luận, trình bày kết quả

+ tự đánh giá cải tiến phép đo

b. Xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học

Hình 1.2: Các thành tố của năng lực thực nghiệm

1.2. Các phƣơng pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá.

1.2.1. Các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học. [3],[4]

Có rất nhiều phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học, tuy nhiên trong học phần này tôi đề cập

đến một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học sau:

1.2.1.1. Phƣơng pháp dạy học theo nhóm:

 Khái niệm:

“Trong dạy học nhóm, học sinh của một lớp học đƣợc chia thành các nhóm nhỏ trong

khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ

sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó đƣợc trình bày

và đánh giá trƣớc toàn lớp”.[3]

 Tiến trình dạy học nhóm:[3]

- Nhập đề:

+ Giới thiệu chủ đề.

+ Xác định nhiệm vụ các nhóm.

+ Thành lập các nhóm

- Làm việc nhóm:

+ Chuẩn bị chỗ làm việc.

8

+ Lập kế hoạch làm việc, thỏa thuận quy tắc làm việc.

+ Tiến hành giải quyết nhiệm vụ, chuẩn bị báo cáo kết quả.

- Đánh giá:

+ Các nhóm trình bày kết quả.

+ Đánh giá kết quả.

 Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm

- Ƣu điểm:

+ Thông qua cộng tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự

lực, sáng tạo, cũng nhƣ năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái

độ đoàn kết của học sinh.

- Nhƣợc điểm:

+ Đòi hỏi nhiều thời gian.

+ Nếu đƣợc tổ chức và thực hiện kém, sẽ dẫn đến kết quả ngƣợc lại với những dự

định ban đầu.

+ Dễ xảy ra bất đồng, hỗn loạn giữa các thành viên.

1.2.1.2. Dạy học dự án:

 Khái niệm: Dạy học dự án (Project Based - Learning) là một PPDH tích cực trong

đó GV hƣớng dẫn HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn,

kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả.

 Đặc điểm:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!