Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Kỹ Thuật Khu Khai Thác Gỗ Rừng Trồng Nguyên Liệu Giấy Lâm Trường Tam Sơn Tân Sơn Phú Thọ
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
633.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1592

Thiết Kế Kỹ Thuật Khu Khai Thác Gỗ Rừng Trồng Nguyên Liệu Giấy Lâm Trường Tam Sơn Tân Sơn Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là tài nguyên vốn quý của mỗi quốc gia, rừng đem lại cho ta những

nhu cầu về gỗ trong xây dựng, trong ngành công nghiệp giấy và các ngành

công nghiệp khác. Bên cạnh đó rừng còn là lá phổi xanh, phòng chống thiên tai

lũ lụt. Ngoài ra rừng còn góp phần vào bảo vệ an ninh quốc phòng và môi

trƣờng sinh thái.

Do hiện tƣợng chặt phá rừng bừa bãi và nạn cháy rừng đã làm cho diện

tích rừng nƣớc ta bị suy giảm đi rất nhiều từ đó độ che phủ của rừng bị giảm

trong khi đó nhu cầu về nguyên liệu giấy cũng nhƣ những sản phẩm khác từ gỗ

ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu từ gỗ cũng nhƣ độ che phủ

43% rừng Nhà nƣớc ta đã có chính sách đóng cửa rừng tự nhiên, tăng cƣờng

phát triển rừng trồng kết hợp các dự án trồng rừng sản xuất kinh doanh với mục

tiêu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu (ha) khôi phục đƣợc đô tàn che, đáp ứng

đƣợc nhu cầu nguyên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống nhân dân.

Trong điều kiện hiện nay để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngành khai thác

gỗ nói riêng và ngành công nghiệp rừng nói chung phải tự đổi mới để phù hợp

thực tế sản xuất, để đƣa các dây chuyền công nghê kỹ thuật tiên tiến vào sản

xuất kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại trong qúa trình tiếp thu kỹ

thuật công nghệ ta phải lựa chọn sao cho phù hợp với địa hình rừng Việt Nam

để có hiệu qủa kinh tế kỹ thuật, xã hội và môi trƣờng. Lâm trƣờng Tam Sơn là

một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc tổng công ty Nguyên Liệu Giấy - Vĩnh

Phú, hàng năm có nhiệm vụ cung cấp cho nhà máy giấy Bãi Bằng hàng ngàn

m

3

gỗ nguyên liệu. Vấn đề đặt ra là phải khai thác sử dụng tài nguyên rừng cho

thế nào hợp lý để sản xuất kinh doanh rừng trồng có hiệu quả, từ đó tái sản xuất

mở rộng.

2

Bản thân tôi là một sinh viên của khoa Công nghiệp phát triển nông thôn

trƣờng Đại học Lâm nghiệp, để phục vụ cho luận văn tốt nghiệp, tôi đƣợc khoa

và nhà trƣờng cho phép thực hiện đề tài:

“ Thiết kế kỹ thuật khu khai thác gỗ rừng trồng tại Lâm trƣờng Tam Sơn

– Tân Sơn – Phú Thọ ’’

Khai thác là một khâu quan trọng quyết định đến chất lƣợng sản phẩm và

hiệu quả kinh tế đối với đơn vị sản xuất kinh doanh trồng rừng. Nhƣ chúng ta

đã biết khai thác là một khâu công việc nặng nhọc, phụ thuộc vào điều kiện tự

nhiên, thời tiết. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra là phải tình toán thiết kế để tìm đƣợc

một phƣơng án công nghệ khai thác phù hợp với điều kiện của đơn vị và địa

hình, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bản thiết kế kỹ thuật khai thác

là tài liệu kỹ thuật cơ bản để chỉ đạo sản xuất, là cơ sở pháp lý để lâm trƣờng

tiến hành các hoạt động khai thác.

Để phục vụ cho đề tài của mình tôi đã tiến hành thực tập tại đội 1 – Lâm

trƣờng Tam Sơn – Tân Sơn – Phú Thọ, nhằm khảo sát địa hình và thu thập

thông tin, số liệu. Sau một thời gian thực tập tại đội cũng nhƣ lâm trƣờng tôi đã

có các thông tin số liệu để từ đó hoàn thành đƣợc đề tài của mình. Nhân dịp

hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ

môn Khai thác lâm Sản khoa Công nghiệp Phát triển Nông thôn, Trƣờng Đại

học Lâm nghiệp cùng tập thể cán bộ công nhân viên lâm trƣờng Tam Sơn đã

tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài của mình. Đặc biệt tôi xin

chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ - Nguyễn Văn Quân ngƣời đã trực tiếp

hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài này.

Hà Tây, tháng 05 năm 2008

Sinh viên

Nguyễn Trọng Anh

Chƣơng 1

3

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH

SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÂM TRƢỜNG TAM SƠN￾TÂN SƠN – PHÚTHỌ

1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và nhiệm vụ của lâm trƣờng

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Lâm trƣờng Tam Sơn đƣợc thành lập từ ngày 10 tháng 5 năm 1987, trên

cơ sở đội khai thác lâm sản thuộc Công ty phân phối lâm sản Vĩnh Phú. Hoạt

động trên địa bàn 4 xã: Kiệt Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn của huyện Tân

Sơn, có trụ sở làm việc đặt tại xã Kiệt Sơn - huyện Tân Sơn -tỉnh Phú Thọ.

Nhiệm vụ chủ yếu khi mới thành lập là: Khai thác gỗ rừng tự nhiên với sản

lƣợng bình quân hàng năm 5.000 m

3

gỗ, trồng mới tái tạo rừng bình quân hàng

năm 200,0 ha.

Ngày 10 tháng 5 năm 1996 thực hiện chủ trƣơng của UBND tỉnh Vĩnh

Phú về việc bàn giao các lâm trƣờng trên địa bàn tỉnh cho Tổng công ty giấy

Việt Nam quản lý và Lâm trƣờng Tam Sơn đƣợc chuyển giao trở thành đơn vị

trực thuộc Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú, nhiệm vụ chủ yếu là: Trồng

rừng nguyên liệu giấy, khai thác và vận chuyển gỗ nguyên liệu giấy giao nộp

cho Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú.

Ngày 15 tháng 12 năm 1998 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy

Việt Nam sáp nhập 3 Lâm trƣờng: Thạch Kiệt, Tam Sơn, Thu Cúc lấy tên là

Lâm trƣờng Tam Sơn nhƣ hiện nay, địa bàn hoạt động nằm trên 9 xã vùng cao

của huyện Tân Sơn bao gồm: Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Tân Phú, Thạch Kiệt,Tân

Sơn, Đồng Sơn, Lai Đồng, Thu Cúc. Có trụ sở làm việc đặt tại xã Kiệt Sơn -

huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. Nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu

giấy, khai thác và vận chuyển gỗ nguyên liệu giấy nộp cho công ty nguyên liệu

giấy cho Công ty Vĩnh Phú, bình quân hằng năm: trồng mới 500,0 ha, khai thác

rừng 30.000 m

3

gỗ nguyên liệu giấy.

Ngày 27 tháng 10 năm 2003 thực hiện quyết định của Bộ trƣởng Bộ

công nghiệp. Công ty nguyên liệu giấy (NLG) Vĩnh Phú đƣợc sáp vào Công ty

4

giấy Bãi Bằng. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, Lâm trƣờng Tam Sơn là 01

trong 18 đơn vị thành viên trực thuộc Công ty NLG Vĩnh Phú đƣợc chuyển

giao cho Công ty giấy Bãi Bằng.

Ngày 04 tháng 03 năm 2005 theo quyết định của Thủ tƣớng chính phủ

và Bộ công nghiệp về việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt

động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Lâm trƣờng Tam Sơn trở thành

đơn vị thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam cho đến nay.

1.2. Điều kiện tự nhiên của lâm trƣờng

1.2.1. Vị trí địa lý của lâm trƣờng

Lâm trƣờng Tam Sơn nằm ở phía tây bắc huyện Tân Sơn nằm trên tọa

độ: Từ 21

0

. 32’ đến 21

0

. 59’ độ vĩ bắc, 104

0

. 01’ đến 105

0

. 18’ độ kinh đông

- Phía đông giáp xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn.

- Phía tây giáp huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La.

- Phía bắc giáp huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.

- Phía nam giáp xã Xuân Sơn - huyện Thanh Sơn.

Với vị trí địa lý, địa giới hành chính trải rộng, cách nhà máy giấy Bãi Bằng 87

km, có hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, địa bàn hoạt động nằm tiếp giáp

giữa 03 tỉnh: Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái. Những yếu tố này đã tạo điều kiện

thuận lợi cho việc mở rộng địa bàn sản xuất kinh doanh, thuê khoán lao động,

tiêu thụ sản phẩm của lâm trƣờng và giao thông đi lại cho cán bộ công nhân

viên. Nhƣng lại gây ra nhiều khó khăn cho công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất,

quản lý đất đai và tài nguyên rừng của lâm trƣờng.

1.2.2. Điều kiện địa hình

Địa bàn khu vực lâm trƣờng nằm ở cuối của dãy núi Hoàng Liên Sơn có

địa hình tƣơng đối phức tạp, nhiều đồi núi, sông suối cắt ngang.

- Độ cao tuyệt đối: 879 m;

- Độ cao tuyệt đối bình quân: 250 m;

- Độ cao tuyệt đối thấp nhất: 50 m;

- Độ dốc bình quân từ: 25

0

- 32

0

.

5

Do đó việc vận xuất sẽ gặp nhiều khó khăn.

1.2.3. Điều kiện đất đai

Đất đai ở lâm trƣờng thuộc loại đất Feralít màu nâu vàng và Feralít màu

nâu đỏ phát triển trên nền đá mẹ phiến thạch sét và sa thạch, với tổng diện tích

đất lâm trƣờng quản lý là 10.903,1 (ha), trong đó:

- Đất lâm nghiệp chiếm: 10.771,50 (ha).

- Đất nông nghiệp chiếm: 52,60 (ha).

- Đất chuyên dùng chiếm: 49,30 (ha).

- Đất khác chiếm: 29,70 (ha).

1.2.4. Khí hậu thuỷ văn

Lâm trƣờng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa phân biệt rõ

rệt.

- Mùa xuân kéo dài từ tháng 1 âm lịch đến tháng 4 âm lịch;

- Mùa hè kéo dài từ tháng 5 âm lịch đến tháng 7 âm lịch;

- Mùa thu kéo dài từ tháng 8 âm lịch đến tháng 9 âm lịch;

- Mùa đông kéo dài từ tháng 10 âm lịch đến tháng 12 âm lịch.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22

0 – 24

0

C, độ ẩm bình quân từ 75%÷ 80%.

Mùa đông khô hanh, gió mùa đông bắc và sƣơng muối thƣờng xuất hiện từ

tháng 11 âm lịch đến tháng 3 năm sau. Khí hậu mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều

thƣờng có gió mùa đông nam mát mẻ, gió tây nóng và khô.

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.800 đến 2.300mm, phân bố lớn

không điều trên toàn vùng và biến động theo mùa. Mùa mƣa, lƣợng mƣa

thƣờng kết hợp với lốc xoáy, gió to thƣờng úng lụt, lũ quét cục bộ, gây xói mòn

đất tàn phá cây cối và hoa màu. Mùa khô lƣợng mƣa rất ít, thƣờng gây ra hạn

hán kéo dài.

- Hệ thống sông suối trong khu vực khá phức tạp bao gồm: Sông Bứa,

Suối Cúc, Suối Bon, Suối Thúc, Suối Tháng, Suối Nác đều có nƣớc chảy quanh

năm, với lƣợng nƣớc biến động theo mùa.

1.2.5. Tình hình giao thông

6

Trên địa bàn lâm trƣờng có quốc lộ 32A chạy qua. Ngoài ra, lâm trƣờng

có mạng lƣới đƣờng ô tô lâm nghiệp tới tất cả các đội sản xuất. Do đó, việc vận

chuyển gỗ từ bãi tập trung về nhà máy giấy Bãi Bằng rất thuận lợi, khả năng

lƣu thông hàng hoá cao.

1.2.6. Thực trạng tài nguyên rừng của lâm trƣờng

Hiện nay lâm trƣờng quản lý 1093,1 (ha) rừng, rừng chủ yếu là rừng tái

sinh và rừng trồng

- Rừng tự nhiên chiếm 3.436,9 (ha);

- Rừng trồng chiếm 3.641,9 (ha).

1.3. Đặc điểm xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh của lâm trƣờng

1.3.1. Đặc điểm dân sinh kinh tế trong vùng

Tổng số nhân khẩu trong toàn huyện là: 73.409 ngƣời, trong đó số ngƣời

trong độ tuổi lao động là: 44.254 ngƣời, chiếm 60,28% nhân khẩu. Trên địa bàn

có 7 dân tộc anh em sinh sống bao gồm: Kinh, Mƣờng, Dao, Tày, H’ Mông,

Cao lan, Sán Dìu, có trình độ dân trí không điều, đời sống của nhân dân còn

nhiều khó khăn. Nhìn chung đia bàn hoạt động của lâm trƣờng có nguồn lao

động trong lĩnh vực nông nghiệp khá dồi dào, đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động

của đơn vị. Tuy nhiên, do trình độ dân trí của ngƣời dân không đồng điều, đời

sống còn gặp nhiêu khó khăn nên các vụ xâm lấn rừng và đất rừng của lâm

trƣờng diễn ra thƣờng xuyên, gây ảnh hƣởng xấu đến công tác trồng rừng, quản

lý bảo vệ rừng.

1.3.2. Bộ máy tổ chức của lâm trƣờng

Sau quá trình xây dựng và phát triển, đến nay cơ cấu tổ chức quản lý của

Lâm trƣờng về cơ bản đã đƣợc hoàn thiện và đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động

sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức đƣợc thực hiên nhƣ sau.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!