Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thiết kế kỹ thuật hệ thống dẫn thức ăn dạng khô cho heo thịt với quy mô 600 con, phục vụ cho công ty
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1432

thiết kế kỹ thuật hệ thống dẫn thức ăn dạng khô cho heo thịt với quy mô 600 con, phục vụ cho công ty

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

LỜI NÓI ĐẦU

ông cuộc đổi mới trong những năm qua ở nước ta về nhiều mặt trong đó có nông

nghiệp đã thu được những thành tựu to lớn. Các ngành trồng trọt và chăn nuôi đã

phấn đấu đạt được những thành tựu đáng kể. Riêng ngành chăn nuôi đã có nhiều cố gắng

thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các chủ trương của Nhà

nước là tăng tỷ trọng chăn nuôi trong tổng sản lượng nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm

chăn nuôi, coi trọng cải tạo giống, áp dụng công nghệ chăn nuôi mới, kết hợp chăn nuôi

công nghiệp với chăn nuôi truyền thống theo quy mô thích hợp, từng bước đẩy nhanh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông

nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường.

Mặt khác, nhu cầu sống của con người phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính là

năng lượng và đạm. Nguồn năng lượng lấy từ ngũ cốc còn đạm dồi dào nhất lấy từ các

sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa, cá…). Vì vậy chăn nuôi là một ngành quan trọng

trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù giữ vị trí quan trọng, nhưng chăn nuôi heo hiện nay

đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân cơ bản, sâu xa là do hệ thống chăn nuôi của

chúng ta còn lạc hậu, chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán. Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta

buộc phải chuyển đổi phương thức chăn nuôi, từng bước chuyển sang mô hình chăn nuôi

tập trung có áp dụng biện pháp an toàn sinh học và tăng cường đầu tư khoa học công nghệ

để tồn tại. Do đó xu hướng tất yếu là các trung tâm, công ty, trang trại và hộ gia đình sẽ

từng bước trang bị, cải tiến cơ sở vật chất, cơ khí hóa chăn nuôi.

Nắm bắt được nhu cầu đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí – Trường

Đại học Nha Trang, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:

“Thiết kế kỹ thuật hệ thống dẫn thức ăn dạng khô cho heo thịt với quy mô 600 con,

phục vụ cho Công ty chăn nuôi Miền Trung, Điện Bàn, Quảng Nam”

C

2

Nội dung thực hiện gồm:

1. Tổng quan về công nghệ chăn nuôi heo.

2. Lựa chọn phương án thiết kế.

3. Thiết kế kỹ thuật hệ thống.

4. Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình.

5. Sơ bộ hoạch toán giá thành.

6. Hướng dẫn sử dụng và lắp ráp.

7. Kết luận và đề xuất ý kiến.

Vì tài liệu tham khảo còn hạn chế, trình độ và thời gian có hạn nên luận văn này

không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy, cô trong bộ môn và các đơn vị có liên

quan nhận xét, đánh giá, bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn.

Nha Trang, ngày 24 tháng 11 năm 2007

Sinh viên thực hiện:

Dương Hiển Lâm

3

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI HEO

1.1. Tình hình chăn nuôi trong nước và trên thế giới:

1.1.1 Sự phân bố đàn heo:

Chăn nuôi heo là nghề phổ biến, do đó heo được phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều

nước trên thế giới. Các quốc gia ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ là những nước nuôi

nhiều heo.

Tuy thế, cũng có nhiều vùng hầu như không phát triển nghề chăn nuôi heo, do ảnh

hưởng của đạo giáo hoặc tập quán cũng như điều kiện tự nhiên và kinh tế.

Do điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật của từng vùng có khác nhau, nên sự phát triển

và phân bố của các giống heo giữa mỗi vùng, mỗi quốc gia cũng khác nhau. Những nước

công nghiệp phát triển hầu hết đàn heo của họ là giống cao sản (Yorrshire, Landrace,

Dure, Hampshire, Bershire, Pietrain…), các nước thế giới thứ ba phổ biến là các giống địa

phương có năng suất thấp, nhất là các nước vùng Châu Phi và Châu Á. Ở một số nước tuy

có tổng đàn heo cao, song sản phẩm thịt heo sản suất trong năm tính bình quân theo tổng

đàn còn thấp.

Ở các nước phát triển, do chăn nuôi các giống heo cao sản với trình độ tiên tiến nên

năng suất heo thịt cao, do đó sản phẩm heo thịt sản xuất ra trong năm trên đầu heo cao sản

gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với các nước nuôi nhiều heo địa phương, có năng suất thấp.

Việt Nam là nước nông nghiệp trồng lúa nước. Gắn liền với trồng lúa là ngành chăn

nuôi. Nghề chăn nuôi đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Con người trong suốt quá

trình tồn tại và phát triển đã không ngừng tạo ra các giống lợn mới, phù hợp với trình độ

phát triển của từng phương thức sản suất.

Như vậy, Việt Nam đã có lịch sử phát triển chăn nuôi từ rất sớm. Do đó sẽ không là gì

khi nói rằng Việt Nam có rất nhiều giống địa phương khác nhau. Ngoài giống lợn mà tài

liệu nào cũng thường nhắc tới là Móng Cái, nhất là phía Bắc và Nam Bộ, còn vùng nào,

tỉnh nào cũng có giống lợn phù hợp với địa phương mình. Lợn Mường Khương ở Lào

4

Cai, lợn mẹo ở Tây Nghệ An, lợn cỏ ở vùng Tây Nguyên, lợn lang hồng Hà Bắc, lợn lang

Thái Bình, lợn lang Bắc Thái, lợn lang vùng An Khê, lợn trắng Phú Khánh, lợn lang vùng

ven biển Miền Trung. Nhằm nâng cao chất lượng thịt của đàn heo, nước ta những năm

gần đây đã đẩy mạnh công tác tuyển chọn giống cao sản ở nước ngoài đưa vào chăn nuôi

như: Yorrshire, Landrace, Dure…

1.1.2. Tình hình chăn nuôi heo trong nước và trên thế giới:

Ở các nước tiên tiến tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 50% trong tỷ trọng ngành

nông nghiệp. Ở những nước này, chăn nuôi heo được sản suất theo hướng công nghiệp,

được đầu tư bài bản và đồng bộ: từ khâu chọn giống, chuồng trại, kỹ thuật, thức ăn, hệ

thống giết mổ và thị trường. Chăn nuôi heo được tổ chức theo hình thức “ kinh tế tập thể”

bậc cao, hiệp hội sẽ cung cấp hạn ngạch cho người chăn nuôi . Khi cung vượt cầu, hạn

ngạch sẽ được cắt giảm và ngược lại. Vì vậy ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Ở nước ta tỷ trọng thu nhập của ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm khoảng 30% trong

tổng thu nhập của ngành nông nghiệp. Việt Nam hiện có khoảng 3,8 triệu con heo nái,

mỗi năm sản xuất 26 triệu con heo thịt, tương đương 2,2 triệu tấn thịt. Trong đó 50% số

heo được sản xuất từ quy mô hộ gia đình, 40% từ quy mô trung bình (thâm canh hoặc bán

thâm canh) và 10% từ quy mô công nghiệp. Hệ thống chăn nuôi heo ở nước ta tồn tại ba

phương thức, bao gồm nuôi heo nái sinh sản để bán heo con cai sữa; nuôi heo thịt không

tự túc con giống và nuôi heo thịt tự túc con giống.

Quá trình chuyển dịch quy mô đàn trong chăn nuôi heo ở nước ta sẽ xảy ra tương tự

như các nước phát triển. Biến đổi nhanh và mạnh mẽ nhất vẫn là khu vực các trại chăn

nuôi quy mô trung bình. Dưới tác động của giá cả, dịch bệnh, sức ép của người tiêu dùng

đòi hỏi loại hình này cần phải thay đổi quy mô, tăng đầu tư khoa học kỹ thuật để có thể

tồn tại.

Chăn nuôi quy mô hộ gia đình vẫn còn tồn tại và ít chịu tác động rủi ro của đầu vào

nhưng khả năng tham gia thị trường của sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực này giảm

mạnh do lợi nhuận của thương lái. Mỗi khi kinh tế nông thôn chưa phát triển, thì chăn

nuôi nhỏ vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho người dân. Chăn nuôi công nghiệp

bằng các giống cao sản nhập ngoại là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các

5

thành phố lớn hiện nay và người tiêu dùng cùng như xuất khẩu trong tương lai. Để giữ

vững thị trường, tạo đà cho quá trình chuyển dịch sang nền chăn nuôi công nghiệp bền

vững phải cần nguồn vốn lớn.Vì vậy phải có sự nổ lực mạnh mẽ của tất cả các nhà chăn

nuôi heo và cơ quan quản lý Nhà nước.

Hiện nay, ở nước ta mức độ cơ giới hóa trong chăn nuôi heo còn thấp. Quy mô chăn

nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ hầu như chưa được cơ giới hóa. Ở quy mô chăn nuôi

công nghiệp bước đầu đã được cơ giới hóa nhưng chủ yếu ở những doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài hoặc những trang trại lớn, tập trung ở những vùng có phong trào nuôi

heo mạnh như: Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.

1.2. Tìm hiểu thức ăn cho heo tại Công ty chăn nuôi Miền Trung:

Hiện nay ở Công ty chăn nuôi Miền Trung có các loại thức ăn và đặc tính như sau:

Bảng 1.1. Đặc tính của các loại thức ăn.

STT

Dạng

heo Loại thức ăn

Khối lượng thể

tích (kg/m3

)

Góc ma sát

độ(0

)

Góc tự chảy

độ (0

)

1 Nái 1800 (bột) 563 420 520

05’

2 Tập ăn 1012 (viên) 669 300

96’

340

99’

3 Cai sữa 1022 (viên) 669 300

96’

340

99’

4 Choai 1630 (bột) 540 410

30’

530

55’

5 Thịt 1631 (bột) 535 420

530

20’

(Nguồn: Công ty cổ phần chăn nuôi Miền Trung và kết quả thí nghiệm lấy từ [19, trang 20, bảng

2], riêng để xác định góc ma sát, tác giả sử dụng thép tấm CT3, dày 2 mm thí nghiệm )

1.3. Tìm hiểu cách cho heo ăn tại Công ty chăn nuôi Miền Trung:

1.3.1. Heo nái:

- Ngày đẻ nghỉ ăn (đề phòng viêm vú).

- Ngày thứ nhất sau ngày đẻ: 1 kg/ngày.

- Ngày thứ hai sau ngày đẻ: 2 kg/ngày.

- Ngày thứ ba sau ngày đẻ: 3 kg/ngày.

- Ngày thứ tư đến ngày thứ bảy sau ngày đẻ: 3,5 kg/ngày.

6

- Ngày thứ tám đến trước cai sữa 1 ngày: 1,5kg/ngày.

- Ngày cai sữa: nhịn ăn (đề phòng viêm vú và gây hiện tượng stress cho heo nái).

- Sau khi phối giống cho đến một tháng trước khi đẻ: 2,5 ± 0,5kg/ngày.

- Một tháng trước khi đẻ cho đến một tuần trước khi đẻ: 3 ± 3,5kg/ngày.

- Một tuần cho đến một ngày trước khi đẻ: giảm dần thức ăn theo trình tự 3,5kg; 3kg;

2,5kg; 2kg; 1kg/ngày.

* Số lần cho ăn/ngày.

+ Nái khô và nái chửa: 1 lần.

+ Nái nuôi con: 2 lần, mỗi lần 50% thức ăn. Cần chú ý rằng: việc cung cấp không đủ

nước uống sạch và mát là nguyên nhân quan trọng làm cho heo ăn không hết khẩu phần.

Điều này thường xảy ra ở xứ nóng và giải thích tại sao heo con thường phát triển chậm do

thiếu sữa mẹ.

Cùng với lý do trên dạng thức ăn cũng rất quan trọng: thức ăn dạng bột với dung tích

lớn heo khó ăn hết, nhất là heo nái; thức ăn dạng viên dung tích nhỏ hơn, đồng thời ít hư

hỏng vì được xử lý nhiệt qua chế biến. Các thử nghiệm cho thấy tỉ lệ chuyển hoá thức ăn

dạng viên tốt hơn dạng bột.

1.3.2. Heo cai sữa:

Heo con dưới ba tháng tuổi thường được cho ăn tự do và cho ăn thức ăn dạng viên.

Trên thực tế khả năng tiêu thụ thức ăn như sau:

Bảng 1.2. Khả năng tiêu thụ thức ăn của heo cai sữa.

Tuổi heo cai

sữa

Lượng thức ăn tiêu

thụ/ngày

% tổng thức ăn

tiêu thụ

2 tuần tuổi Không đáng kể Không đáng kể

4 tuần tuổi 0,05 kg 5

6 tuần tuổi 0,10 kg 10

8 tuần tuổi 0,40 kg 40

10 tuần tuổi 0,80 kg 80

12 tuần tuổi 1,00 kg 100

(Nguồn: Công ty cổ phần chăn nuôi Miền Trung)

7

1.3.3. Heo thịt và heo choi:

Heo thịt và heo choi có thể cho ăn tự do hoặc cho ăn hạn chế. Với phương pháp cho ăn

hạn chế, cho ăn mỗi ngày 2 lần.

Lượng thức ăn tiêu thụ (con/ngày) tuỳ thuộc yêu cầu tăng trọng cao hay thấp (dĩ nhiên

có giới hạn và chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nữa).

Cần thay đổi định lượng cho ăn hàng tuần để phù hợp với tốc độ ảnh hưởng của chúng.

Bảng 1.3. Quy trình cho heo ăn.

QUY TRÌNH CHO ĂN

(Thức ăn 3.000 - 3.100 kcal DE/kg)

Dạng heo Tuần nuôi Tăng trọng 700 g/ngày

P (kg) kg T.ă/ngày

Bắt đầu 20

1 23 1

2 26 1.1

3 30 1.2

4 34 1.4

5 38 1.6

6 42 1.7

Heo choai

7 47 1.9

1 52 2.1

2 57 2.2

3 62 2.3

4 68 2.4

5 74 2.5

6 79 2.6

7 85 2.7

8 91 2.8

9 96 2.9

Heo thịt

10 103 3.0

(Nguồn: Công ty cổ phần chăn nuôi Miền Trung)

8

1.3.4. Heo hậu bị:

Khi chúng còn nhỏ, khoảng dưới 6,5 tháng tuổi trọng lượng từ 90 kg đến 100 kg trở

xuống chúng được cho ăn như heo thịt.

Sau đó, chúng được chuyễn sang nuôi bằng thức ăn dành cho heo nái, đồng thời giữ

nguyên số lương thức ăn bằng định mức cao nhất của heo thịt (3 kg/con/ngày).

Đối với heo hậu bị, trước khi phối giống 3 tuần được tăng khẩu phần 0,5 kg/con/ngày:

tức là ở mức 3,5 kg/con/ngày. Cho ăn 2 lần/ngày. Sau khi phối giống, áp dụng định mức

cho ăn như heo nái chửa.

1.4. Cấu tạo chuồng nuôi heo thịt:

Trong kỹ thuật chăn nuôi có 3 khâu chính liên quan mật thiết với nhau ảnh hưởng đến

năng suất chăn nuôi heo.

Ba khâu đó là: giống, thức ăn và chuồng trại. Chuồng trại coi là nhà ở lâu dài của heo

nói riêng và cho gia súc nói chung. Chuồng nuôi thích hợp sẽ đảm bảo sức khoẻ cho gia

súc, do đó loại trừ được bệnh tật. Nguyên tắc chung đối với chuồng nuôi heo là phải

thông thoáng, ấm về mùa đông , thoáng về mùa hè, không khí trong chuồng trong lành, ít

khí độc (NH3, H2S), ít bụi, ít vi trùng…

1.4.1. Cấu tạo chuồng nuôi heo thịt trên thế giới:

Cấu tạo chuồng nuôi heo thịt trên thế giới có hai loại cơ bản:

- Cấu tạo chuồng nuôi riêng lẻ: mỗi con được nuôi trong một chuồng riêng biệt.

Hình 1.1. Hệ thống chuồng trại nuôi heo thịt riêng lẻ.

9

Hình1.2. Kết cấu chuồng nuôi heo thịt riêng lẻ.

- Cấu tạo chuồng nuôi theo nhóm: nhiều con được nuôi trong một ô chuồng, số

lượng mỗi nhóm tuỳ thuộc vào kích thước của chuồng.

Hình1.3. Kết cấu chuồng nuôi heo thịt theo nhóm.

1.4.2. Cấu tạo chuồng nuôi heo thịt tại Công ty chăn nuôi Miền Trung:

Ở đây, chuồng được thiết kế cho 600 con gồm hai dãy có lối đi giữa rộng 1,2m, mỗi

dãy 15 ô, mỗi ô nuôi 20 con cho đến khi xuất chuồng.

10

Hình 1.4. Hệ thống chuồng nuôi heo thịt tại Công ty chăn nuôi Miền Trung .

Hình 1.5. Kết cấu chuồng nuôi heo thịt tại Công ty chăn nuôi Miền Trung.

11

Hình 1.6. Sơ đồ bố trí chuồng nuôi heo thịt tại Công ty chăn nuôi Miền Trung.

Hình 1.7. Mặt bằng ô chuồng nuôi heo thịt tại Công ty chăn nuôi Miền Trung.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!