Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Kiến Trúc Và Kết Cấu Công Trình Nhà Phố Hoàng Đạt
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
4.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1900

Thiết Kế Kiến Trúc Và Kết Cấu Công Trình Nhà Phố Hoàng Đạt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

NHÀ PHỐ HOÀNG ĐẠT

CHUYÊN NGÀNH: KTXDCT

MÃ NGÀNH: 7580201

Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Văn Tỉnh

ThS. Cao Đức Thịnh

Sinh viên thực hiện : Hoàng Quốc Đạt

Mã số sinh viên : 1751050315

Lớp : K62 - KTXDCT

Năm : 2017 - 2021

Hà Nội, 2021

1

LỜI CẢM ƠN

Sau những năm theo học nghành kĩ thuật xây dựng công trình trực thuộc

khoa Cơ Điện Và Công Trình – Trường Đại Học Lâm Nghiệp. Em xin chân

thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Lâm Nghiệp, Ban lãnh đạo khoa

Cơ Điện Và Công Trình, các thầy, cô giáo đã trực tiếp cũng như gián tiếp giảng

dạy, hướng dẫn đồ án môn học, bạn bè đã quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ em trong

những năm học vừa qua và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của T.s: Phạm Văn

Tỉnh; Th.s: Cao Đức Thịnh và các thầy, cô trong bộ môn Kĩ Thuật Xây Dựng

Công Trình đã giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.

Trong quá trình làm đồ án em đã cố gắng tìm hiểu và học hỏi thêm để hoàn

thành tốt đồ án được giao, nhưng do kiến thức còn hạn chế cộng với kinh

nghiệm thi công cũng như thiết kế ngoài thực tế chưa có, cũng như thời gian có

hạn nên đồ án còn có thể có sai sót nhỏ. Em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ

của các thầy các cô để bổ sung vào lượng kiến thức nhỏ bé của mình.

Em xin được gửi tới các thầy,cô giáo với tầm lòng biết ơn nhất.

Sinh viên thực hiện

Hoàng Quốc Đạt

2

MỤC LỤC

Chương 1: Dữ liệu phục vụ thiết kế

1.1. Nhiệm vụ thiết kế

1.1.1. Tên, quy mô, đặc điểm quy hoạch, yêu cầu kiến trúc.

1.1.3. Nội dung yêu cầu của các không gian

1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật

1.1.5. Yêu cầu về vệ sinh môi trường

1.1.6. Yêu cầu về phòng chống cháy nổ

1.2. Đặc điểm nơi xây dựng

1.2.1. Bản đồ vị trí, hiện trạng, ranh giới, thông số kỹ thuật của khu đất

1.2.2. Cơ sở hạ tầng hiện có và sẽ có

1.2.3. Các công trình xây dựng, cảnh quan xung quanh

1.2.4. Địa chất, thủy văn, số liệu khí tượng và thiên tai

1.2.5. Vệ sinh môi trường

1.2.6. Phong tục tập quán và văn hóa địa phương

1.3. Cơ sở pháp lý

1.3.1. Luật, nghị định, thông tư

1.3.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn

1.3.3. Nhiệm vụ thiết kế

Chương 2: Phương pháp luận thiết kế kiến trúc

2.1. Phân tích khái niệm nhà ở

2.1.1. Chức năng và yêu cầu công năng nhà ở

2.1.2. Các yêu cầu tâm lý, sinh lý của không gian ở

2.2. Phân tích thích dụng

2.2.1. Các hoạt động dự kiến

2.2.2. Đối tượng sử dụng

2.2.3. Trang thiết bị công trình

2.2.4. Thời gian hoạt động

2.2.5. Yêu cầu về môi trường

2.2.6. Mối quan hệ về không gian

2.2.7. Bố cục mặt bằng

2.2.8. Dây chuyền và lối đi lại

2.2.9. Kích thước

2.3. Phân tích mối quan hệ giữa công trình với môi trường

2.3.1. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

2.3.2. Tính chất vật lý môi trường với công trình kiến trúc

2.3.3. Vấn đề sử dụng cây xanh và mặt nước

2.4. Phân tích kinh tế và kỹ thuật

3

2.4.1. Giai đoạn thiết kế lựa chọn phương án

2.4.2. Giai đoạn thi công, xây dựng công trình

2.4.3. Giai đoạn sử dụng và bảo dưỡng công trình

Chương 3: Thiết kế kiến trúc công trình

3.1. Thiết kế mặt bằng công trình

3.1.1. Tổng mặt bằng

3.1.2. Mặt bằng tầng

3.2. Thiết kế mặt đứng, hình khối không gian

3.2.1. Nguyên lý bố cục hình khối không gian

3.2.2. Thiết kế mặt đứng, hình khối không gian

3.3. Thiết kế mặt cắt

3.3.1. Mặt cắt nền, sàn, mái

3.3.2. Mặt cắt tường, vách ngăn

Chương 4: Xây dựng mô hình kết cấu

4.1. Lập mặt bằng kết cấu

4.1.1. Lựa chọn kích thước tiết diện cột.

4.1.2. Lựa chọn kích thước tiết diện dầm.

4.1.3. Lựa chọn chiều dày sàn.

4.1.4. Mặt bằng kết cấu.

4.2. Tính toán tải trọng.

4.2.1. Tĩnh tải.

4.2.2. Hoạt tải (HT)

4.2.3. Gió

4.2.4. Tổ hợp tải trọng.

4.3. Lập mô hình tính toán

Chương 5: Thiết kế kết cấu khung

5.1. Cơ sở lý thuyết về cấu tạo

5.2. Thiết kế cấu kiện cột

5.2.1. Cơ sở lý thuyết tính toán cột

5.2.2. Tính toán cốt thép cột điển hình

5.2.3. Bố trí cốt thép cột điển hình

5.3.Thiết kế cấu kiện dầm

4

5.3.1. Cơ sở lý thuyết tính toán dầm

5.3.2. Tính toán cốt thép dầm điển hình

5.3.3. Bố trí cốt thép dầm điển hình

Chương 6: Thiết kế kết cấu sàn

6.1. Cơ sở lý thuyết về cấu tạo

6.2. Tính toán nội lực ô sàn

6.2.1. Theo sơ đồ đàn hồi

6.2.2. Theo sơ đồ khớp dẻo

6.3. Tính toán cốt thép ô sàn điền hình

6.4. Bố trí cốt thép sàn

Chương 7: Thiết kế kết cấu móng

7.1. Điều kiện địa chất công trình

7.2 Nội lực dưới chân cột

7.3. Lập phương án kết cấu móng cho công trình

7.3.1. Đề xuất phương án móng

7.3.2. Xác định thông số của móng

7.3.3. Tính toán kiểm tra ứng suất đáy móng

7.3.4. Tính toán kiểm tra độ lún của móng

7.3.5. Tính toán kiểm tra khả năng đâm thủng của cột

7.3.6. Tính toán và bố trí thép cho móng

5

CHƯƠNG 1: Dữ liệu phục vụ thiết kế

1.1. Nhiệm vụ thiết kế:

1.1.1. Tên, quy mô, đặc điểm quy hoạch, yêu cầu kiến trúc.

Tên công trình:

Thiết kế kiến trúc và kết cấu công trình nhà phố Hoàng Đạt

Địa điểm xây dựng:

Xóm Suối Cỏ, Xã Cao Sơn, TT Lương Sơn, Hòa Bình.

Quy mô:

Quy định mới nhất về mật độ xây dựng theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt

Nam QCVN 01:2019/BXD áp dụng từ ngày 1/7/2020 – Mật độ các lô đất có diện

tích ≤200m2 được xây dựng với mật độ là 80%

* Công thức: Mật độ xây dựng (%) = Diện tích chiếm đất của công trình

kiến trúc (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2) x 100%

Mật độ xây dựng là: 82,5

127,5

∗ 100% = 64,5%

Diện tích lô đất 90m2, chiều rộng mặt tiền 7,5m, chiều dài 17 m, diện tích

xây dựng 82.5 m2.

Chiều cao tổng thể cả công trình là 10,7 m, cho 3 tầng.

Chi phí : ~ 1.100.000.000VNĐ

Đặc Điểm Quy Hoạch:

Các chỉ tiêu quy hoạch của khu đất xây dựng phải đảm bảo quy chuẩn xây dựng

cho mô hình nhà ở xóm Suối Cỏ. Quy hoạch tổng mặt bằng đảm bảo bảo quy

chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hác và đảm

bảo đúng theo ý kiến của chủ đầu tư và cơ quan hành chính trên địa bàn, cụ thể

như sau:

- Quy hoạch tổng thể mặt bằng ( kèm theo thiết kế kiến trúc công trình) đảm bảo

công trình đẹp, hiện đại, phù hợp với không gian kiến trúc cảnh quan và đầu nối

hạ tầng khu vực.

- Các khu vực chức năng công trình được tổ chức rõ ràng, mạch lạc, trong đó công

trình chính là trung tâm. Giao thông đối ngoại cũng như tuyến liên hệ các chức

năng phải thuận lợi hợp lý.

- Phân luồng giao thông riêng biệt giữa khu vực ban ngày và ban đêm.

6

- Đề xuất giải pháp để phòng sự cố tốt, đáp ứng yêu cầu quy định về phòng, chống,

chữa cháy tốt, cứu nạn ... (có đường tiếp cận xe cứu hỏa, cứu thương, bể nước

chữa cháy, trụ nước cứu hỏa ...);

- Tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh, hướng kết nối với mạng

lưới hạ tầng kỹ thuật ngoài khu đất. Bố trí hợp lý các công trình phụ trợ và kỹ

thuật ngoài nhà như:

+ Cổng vào chính

+ Sân chính

+ Lối vào sảnh chính;

+ khu phụ(để xe máy)

+ Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt

+ Hệ thống xử lý nước thải,

+ Hệ thống cấp điện ngoài nhà;

+ Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà;

+ Hệ thống kỹ thuật khác;

Yêu cầu kiến trúc:

Nhà thiết kế theo kiểu hiện đại kết hợp cùng văn hóa kiến trúc việt đơn

giản, chất liệu của cửa sổ và của đại là khung nhôm kính theo (euro window).

Không gian kết hợp trồng cây tạo không gian xanh và mát mẻ.

Kết hợp cùng một số tiểu cảnh tạo lên vẻ sang trọng cũng như thêm phầm

thẩm mỹ của ngôi nhà .

7

Hình 1.1 bản đồ khu đất google map

1.1.3. Nội dung yêu cầu của các không gian

Yêu cầu không gian của ngôi nhà

Phòng bếp kết hợp với phòng sum họp gia đình: 1 phòng

Phòng ngủ: 3 phòng ngủ

Phòng thờ: 1 phòng

Sân phơi : 1

Nhà vệ sinh: 4

1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật

Yêu cầu cụ thể về việc bố trí mặt bằng cho các nhân sự tại các khu chức

năng khác nhau như sau:

Công trình thiết kế phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

và các quy định hiện hành về:

Độ bền vững của công trình: khả năng chịu lực, độ ổn định, tuổi thọ;

An toàn, thoát nạn;

Phòng cháy chữa cháy;

Vệ sinh môi trường;

Hệ thống cấp điện;

Hệ thống cấp nước;

Hệ thống thông tin liên lạc...

1.1.5. Môi trường

8

- Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa công trình với môi trường tự nhiên và

môi trường xã hội.

- Không phá vỡ cảnh quan tự nhiên và nhân tạo

- Không gây ôi nhiễm môi trường;

- Tận dụng các yếu tố có lợi, hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của môi trường

nhằm đảm bảo điều kiện vi khí hậu cho công trình

- Các yêu cầu môi trường đối với công trình như: độ ẩm, nhiệt độ, gió, ánh

sáng, tiếng ồn, vi sinh vật, cây xanh, hồ nước, vệ sinh..v..v. phải tuân thủ theo tiêu

chuẩn Việt Nam hiện hành, đảm bảo công trình hoạn động thuận tiện, hiệu quả,

thoải mái.

1.1.6. Phòng chống cháy nổ

Phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng chống cháy nổ

Đảm bảo cách ly nguồn gây cháy

Đảm bảo khả năng báo cháy, chữa cháy kịp thời

Đảm bảo khả năng thoát người khi có sự cố

1.2: Đặc điểm nơi xây dựng

1.2.1 Vị trí, hình dạng, kích thước, địa hình, hướng khu

Hình 1.2. vị trí hình dạng kích thước khu đất

Vị trí: Xóm Suối Cỏ, Xã Cao Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình. Khu đất cách đường

chính 4000m, cách chợ Lương Sơn 3500m, cách ủy ban nhân dân và trụ sở công

9

an 4500m, cách trường tiểu học 2000m, bệnh viện ở thị trấn và Chợ ở xa nên việc

mua sắm và đi khám bệnh không thuận tiện.

Theo phụ lục H, TCVN 9386-2012 – Thiết kế công trình chịu động đất thì Xã

Cao Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình nằm ở kinh độ 105.5389122, vĩ độ 20.87662554.

Hình dạng, kích thước: Mảnh đất hình chữ nhật,mặt trước hướng Tây rộng

6m, mặt sau hướng Bắc rộng 15m. Với thế đất hướng tây Theo phong thủy hợp

với nữ chủ nhà hơn là nam. Bố trí không gian gặp nhiều khó khăn do hướng gió

xấu.

Địa hình, địa mạo: Khu đất khá sạch không có sỏi đá. Trong khu đất,Phía

trước đối diện bên kia đường là khu vực nhà hàng xóm cao từ cos nền 0.0m lên

tới đỉnh mái khoảng 5-7m. Khu đất có chiều hướng dốc từ ngoài vào trong, độ

dốc < 1%.Hầu như cảnh quan xung quanh ngôi nhà là không có không gian bố trí

nên chủ yếu ta bố trí cảnh quan tại sân nhà(mặt tiền của ngôi nhà) chủ yếu là cây

cảnh, tạo cảm giác mát mẻ, vận khí tốt cho ngôi nhà do nhà có mặt tiền hướng

Tây. Để tạo dốc thoát nước mưa, đồng thời tránh thế đất bị trũng phía sau ta cần

phải tôn nền vì đằng sau là ruộng lúa, mương nên đất có thể khó có trạng thái

tốt.(Khu đất đã được tôn nền từ trước đó nên địa hình khá bằng phẳng)

Hướng của khu đất là hướng Tây(Họa Hại), không hợp tuổi gia chủ. Tuy nhiên

khi thiết kế cần có giải pháp đón hướng gió tốt (gió Nam) để tạo thoáng mát cho

ngôi nhà về mùa Hè, và tránh bức xạ mặt trời từ phía Tây nhằm chống nóng, cần

mở thoáng phần phía nam như cửa sổ hay sử dụng loại gạch thông gió.

1.2.2. Cơ sở hạ tầng hiện có và sẽ có

Hiện tại, gần vị trí xây dựng công trình đã có các hệ thống giao thông, đường

cấp nước, đường thoát nước, đường cấp điện, đường mạng và thông tin liên lạc.

Đường giao thông chính nằm ở mặt trước của khu đất, rộng 6m kết nối với

đường khu vực rộng 7 m.. Điều kiện giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển

nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị thi công; cũng như việc đi lại sau này của

gia chủ.

Nước sạch có được bằng cách khoan giếng, rất thuận lợi cho việc cấp nước

để phục vụ thi công và sinh hoạt sau này của công trình.

Hệ thống thoát nước mương của khu vực dân sinh khá tốt. Nên tránh được

ngập úng cũng như xói mòn đất đá mỗi khi mùa mưa về. Nước thải sinh hoạt sau

này của công trình cần được xử lí sơ bộ bằng bể phốt mới được kết nối với hệ

thống thoát nước của khu vực.

Mạng điện lưới quốc gia cung cấp 220v, khá ổn định. thuận tiện cho việc

sử dụng của công trình.

Mạng internet đã được sử dụng và phủ sóng khắp xóm. Trạm chính cung

cấp mạng internet khá gần khu đất, cách khoảng 15m.

10

1.2.3. Các công trình xây dựng, cảnh quan xung quanh

Xung quanh vị trí xây dựng công trình ba phía đều có nhà dân (xem hình

1.1).

- Các nhà dân ở phía Tây, bên kia đường giao thông chính là khu vực nhà

vườn khá rộng, có chiều cao 1 tầng, mái gạch, phong cách kiến trúc chủ yếu là cổ

điển.

- Nhà dân phía nam nằm cạnh khu đất xây dựng, Phong cách nhà ống hiện

đại.

- Các nhà dân phía bắc, chủ yếu là nhà ống có chiều cao từ 3 tầng, mái tôn

có phong cách kiến trúc là cổ điển.

- phía đông(đằng sau nhà chính) Chủ yếu là ruộng nước và mương rãnh, Xem

hình 1.2

1.2.4. Địa chất, thủy văn, số liệu khí tượng và thiên tai

Địa chất:

Khá tốt với nền đất sét chặt lẫn cuội ,sỏi ,mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây dưới

10% và lớp đá ong nằm bên dưới – 8m đủ điền kiện xây dựng công trình hạ tầng.

Vì là mảnh đất có địa hình bằng các khu lân cận, cùng hệ thống tiêu và thoát nước

khu vực dân sinh khá tốt. Nên tránh được ngập úng cũng như xói mòn đất đá mỗi

khi mùa mưa về.

Khí hậu, thủy văn:

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng: nóng,

ẩm, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 23oC; lượng mưa trung bình

1.800 mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm 704 mm.

Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa hè: bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình trên

25*C, có ngày lên tới 43*C. Lượng mưa trung bình trong tháng trên 100 mm, thời

điểm cao nhất là 680 mm (năm 1985). Mưa thường tập trung vào tháng 7, 8.

Lượng mưa toàn mùa chiếm 85 – 90% lượng mưa cả năm.

Mùa đông: bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt

độ trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 – 200C. Ngày có nhiệt độ

xuống thấp là 30C. Lượng mưa trong tháng 10 – 20mm.

Do đặc điểm địa hình, Hoà Bình còn có các kiểu khí hậu Tây Bắc với mùa

đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía Tây Bắc); kiểu khí hậu

đồng bằng Bắc Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).

- Gió mùa mùa đ ông:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, di chuyển theo hướng

Đông Bắc nên gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Phạm vi hoạt động và tính chất:

11

 Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc: nửa đầu mùa

đông thời tiết lạnh khô, đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài ở miền Bắc;

nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

 Di chuyển xuống phía Nam, gió suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn

lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, tín phong Bắc bán cầu thổi hướng

Đông Bắc hoạt động mạnh, chiếm ưu thế và gây mưa cho ven biển Trung

Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

- Gió mùa mùa hạ :

+ Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10 với hai luồng gió thổi vào cùng hướng Tây

Nam.

+ Phạm vi và tính chất:

 Nửa đầu mùa hạ (tháng 5 – 7): khối khí chí tuyến vịnh Ben Gan (TBg) di

chuyển hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho

đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra

hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía

Nam khu vực Tây Bắc.

 Giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 – 10): gió mùa Tây Nam (từ áp cao cận chí

tuyến bán cầu Nam) hoạt động. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng

ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên

nước ta. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam

vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

Theo TCVN 3991-2012, Biểu đồ chuyển động biểu kiến của mặt trời tại khu

vực như hình 1.3.

Nhìn trên biểu đồ ta nhận thấy quỹ đạo mặt trời trong năm được giới bởi hai

đường quỹ đạo ứng với ngày 22/6-22/12.

Ngày 22/6 mặt trời mọc lúc 5giờ sáng hướng Đông Đông Bắc. Lúc 9h sáng

mặt trời ở hướng Đông Đông Nam/ chếch về hướng đông nhiều hơn, ánh nắng

chiếu vào công trình so với mặt đất một góc 35 độ. Nhiệt độ tăng dần vào các thời

gian 9h -12h - 15h, mặt trời ở hướng Tây Tây Bắc/ chếch về hướng Tây nhiều

hơn, ánh nắng chiếu vào công trình so với mặt đất một góc 45 độ. Mặt trời lặn vào

lúc 19h hướng Tây Tây Bắc.

Ngày 22/12 mặt trời mọc lúc 6h30 giờ sáng hướng Đông Nam. Nền nhiệt

độ có xu hướng ấm hơn vào lúc 9h-12-15h, hướng mặt trời không thay đổi nhiều

Đông Nam, ánh nắng chiếu vào công trình so với mặt đất một góc 20 độ, Nhiệt

độ giảm mạnh vào ban đêm. Mặt trời lặn vào lúc 17h30 hướng Tây Tây Nam.

12

Hình 1.3. Biểu đồ chuyển động biểu kiến của mặt trời

Số liệu khí tượng và Thiên tai

Theo (TCVN 2737-95) H.Lương Sơn thuộc vào vùng gió cấp IIB có áp lực

gió tiêu chuẩn W0 (daN/m2

) = 95.

Theo phụ lục H, TCVN 9386-2012 – Thiết kế công trình chịu động đất thì

H.Lương Sơn,Hòa Bình nằm ở kinh độ 105.5389122, vĩ độ 20.87662554 thuộc

vùng có gia tốc nền 0.0698

1.2.5. Vệ sinh môi trường

Môi trường khá sạch sẽ ít khói bụi cũng như tiếng ồn và trong xanh. Quanh

khu vực dân phố đựơc bao trùm cũng như đan xen một màu xanh của cây lá giám

của 2 quả đồi lớn là đồi Bù(địa danh nổi tiếng ) của Xã Cao Sơn.

Mỗi hộ gia đình có thùng rác riêng, rác nhà ai nhà đó xử lý bằng cách thiêu

rụi tại nhà nhưng có thể gây ô nhiễm môi trường do khói từ rác thải(tình trạng

thực tế).

1.2.6. Phong tục tập quán và văn hóa địa phương

Nằm ở phía Tây Bắc, cách trung tâm Thành phố Hòa Bình 40km về phía

Đông. Sau 52 năm xây dựng và phát triển thị trấn Xã Cao Sơn,TT Lương Sơn

hôm nay có diện tích tự nhiên trên 75,67km2; dân số trên 10.000 người. Sau 52

năm xây dựng và trưởng thành Thị Xã Cao Sơn đã có sự phát triển vượt bậc, được

sát nhập toàn bộ diện tích và dân số từ 3 xã.

Dân số ở đây đa số là dân ngụ cư và đa phần dân có trình độ bình thường...Tệ

nạn xã hội ít, đại đa số dân cư sống đoàn kết, thân thiện.

Xung quanh đa số là những căn nhà 3 gian nay đã được thay thế bằng cách cải

tạo, tăng số tầng bằng kết cấu thép hộp kết hợp bắn tôn mỏng.

1.3: Cơ sở pháp lý

1.3.1. Luật, nghị định, thông tư

- Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

13

- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu

tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.

- Luật số: 45/2013/QH13 luật đất đai.

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của chính phủ về quản lý

chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

- Nghị định 68/2019/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Nghị định 72/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch

xây dựng.

- Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động

đầu tư xây dựng;

- Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý

dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp

giấy phép xây dựng;

- Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng xây dựng;

- Thông tư số 2/2020/TT-BXD ngày 10/07/2020 của chính phủ về quản lý

chi phí về đầu tư xây dựng;

- Quy hoạch tổng thể phát triên kinh tế xã hội Huyện Lương sơn lên Thị Xã

giai đoạn 2019 – 2023;

- Thông tư số: 01/2020/TT-BXD ngày 10 tháng 04 năm 2020. Thông tư

hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và

bảo trì nhà ở riêng lẻ;

- Thông tư 07/2019/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và

hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư 04/2016/TT-BXD Quy định Giải thưởng về chất lượng công trình

xây dựng;

- Thông tư 15/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong

quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư

xây dựng;

- Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới

theo quy hoạch xây dựng;

- Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy

hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức

năng đặc thù.

- Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;

- Thông tư 4/2019/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công

trình xây dựng.

- Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp

giấy phép hoạt động xây dựng.

- Thông tư 3/2019/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi

công xây dựng công trình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!