Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề tự nhiên môn tự nhiên và xã hội lớp 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
- - - - - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3.
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. NGUYỄN PHAN LÂM QUYÊN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
Lớp : 15STH
Đà Nẵng, tháng 1/2018
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để
đề tài nghiên cứu của tôi có hƣớng đi đúng đắn, tránh đƣợc nhiều sai sót.
Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Phan Lâm Quyên,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo,
học sinh khối 3 trƣờng Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những thông tin, kinh nghiệm
quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những ngƣời đã động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian và bản thân tôi còn chƣa có nhiều kinh nghiệm,
nên mặc dù đã rất cố gắng nhƣng trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn khó tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và các
bạn trong khoa để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................8
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................10
3. Giả thuyết khoa học............................................................................................10
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .......................................................................10
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................10
4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................10
5. Khách thể và Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................10
7. Cấu trúc đề tài ....................................................................................................11
NỘI DUNG ...............................................................................................................12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................12
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................12
1.1.1. Ở nước ngoài..................................................................................................12
1.1.2. Ở Việt Nam.....................................................................................................12
1.2. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................14
1.2.1. Trải nghiệm....................................................................................................14
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm....................................................................................14
1.3. Tổng quan về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ..........15
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học ...................................15
1.3.2. Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học .......................16
1.3.3. Mối quan hệ giữa hoạt động trải nghiệm với các hoạt động giáo dục.............17
1.3.4 Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm..............................................................21
1.4. Một số phƣơng pháp và hình thức thƣờng sử dụng trong tổ chức hoạt động trải
nghiệm ở tiểu học ...................................................................................................22
1.4.1. Phương pháp trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học ........................22
1.4.2. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm........................................................30
1.5. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học..............................................................35
1.5.1. Đặc điểm nhận thức........................................................................................35
1.5.2. Đặc điểm nhân cách .......................................................................................37
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................40
2.1. Những vấn đề chung của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.................................40
4
2.1.1. Mục tiêu .........................................................................................................40
2.1.2. Đặc điểm........................................................................................................40
2.1.3. Nội dung.........................................................................................................40
2.1.4. Mục tiêu, nội dung chủ đề Tự nhiên trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 .......42
2.2. Thực trạng việc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Tự nhiên
môn TN&XH lớp 3 ................................................................................................44
2.2.1. Mục đích điều tra..........................................................................................44
2.2.2. Đối tượng điều tra ........................................................................................44
2.2.3. Nội dung điều tra..........................................................................................44
2.2.4. Phương pháp điều tra ...................................................................................44
2.2.5. Kết quả điều tra............................................................................................44
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ
ĐỀ TỰ NHIÊN MÔN TN&XH LỚP 3......................................................................55
3.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề chủ đề Tự nhiên
...............................................................................................................................55
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học ............................................................55
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức ...................................................................55
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ động của học sinh và
vai trò định hướng của giáo viên..............................................................................55
3.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Tự nhiên môn
TN&XH lớp 3 ........................................................................................................57
3.3. Thiết kế một số kế hoạch hoạt động trải nghiệm cụ thể....................................58
3.3.1. Cấu trúc của hoạt động trải nghiệm ...............................................................58
3.3.2. Hướng dẫn thiết kế .........................................................................................59
3.3.3. Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm 1 “Thế giới thực vật quanh em”.....59
3.3.4. Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm 2 “Chúng em đi thăm thiên nhiên”.66
3.3.5. Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm 3: Cuộc thi “ Em là nhà khoa học
nhí”..........................................................................................................................72
3.4. Khảo nghiệm sƣ phạm.....................................................................................76
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm....................................................................................76
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ..................................................................................76
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm....................................................................................76
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm .............................................................................76
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm......................................................................................76
5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................79
1. Kết luận .................................................................................................................79
2. Kiến nghị...............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC..................................................................80
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV :Giáo viên
HS :Học sinh
PPDH :Phƣơng pháp dạy học
NXB :Nhà xuất bản
HĐTN :Hoạt động trải nghiệm
TN&XH :Tự nhiên và Xã hội
KN :Kỹ năng
KVLVN :Kỹ năng làm việc nhóm
7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Quan niệm của GV về trải nghiệm (đơn vị %) ..........................................46
Biểu đồ 2: Khó khăn khi áp dụng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm qua các môn học
vào thực tiễn ..............................................................................................................47
Biểu đồ 3: Mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3 qua dạy học
chủ đề Tự nhiên (đơn vị %) .......................................................................................48
Biểu đồ 4: Quan niệm về tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm cho học sinh
lớp 3 qua dạy học chủ đề Tự nhiên (đơn vị %)...........................................................49
Biểu đồ 5: Quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng của việc thiết kế các hoạt động
trải nghiệm cho học sinh (đơn vị %) ..........................................................................50
Biểu đồ 6: Mức độ hứng thú của học sinh về dạy học theo hƣớng trải nghiệm...........51
8
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo chủ trƣơng và định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc ta, mục tiêu của giáo dục
là: Xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tƣởng, đạo đức, có tính
tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện
đại, có tƣ duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đáp ứng đƣợc mục tiêu của giác dục,
trƣớc hết phải bắt đầu từ bậc Tiểu học. Bởi đây là bậc học “nền móng” để xây dựng
một “ngôi nhà mới - con ngƣời mới”, tạo những cơ sở căn bản ban đầu sẽ giúp cho các
em có đƣợc kiến thức vững chắc để thể tiếp tục học các bậc học trên, chính vì vậy nên
việc thay đổi các phƣơng pháp dạy học ở bậc Tiểu học nhằm nâng cao, phát triển toàn
diện học sinh(HS) đang là một vấn đề đƣợc quan tâm sâu sắc.
Trong đó dạy học trải nghiệm là một phƣơng pháp dạy học (PPDH) mới. Ở
PPDH này, HS đƣợc trực tiếp trải nghiệm, thông qua các kiến thức lý thuyết đã học
các em đƣợc thực hành chủ động, từ đó khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ
học tập cho bản thân. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) chính
là nhịp cầu, là con đƣờng gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận
thức với hành động giúp con ngƣời biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen
tích cực, lành mạnh, góp phần vào phát triển phẩm chất, nhân cách, tƣ tƣởng, kỹ năng
sống, niềm tin đúng đắn,…Ngƣời có nhiều HĐTN phù hợp sẽ luôn vững vàng trƣớc
mọi khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực. Hơn thế
nữa đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói
chung cũng nhƣ cấp tiểu học nói riêng. Mục tiêu, chƣơng trình, nội dung dạy học mới
đòi hỏi việc cải tiến PPDH và sử dụng những PPDH mới hạn chế phƣơng pháp thuyết
trình trong các giờ học gây nhàm chán và khiến ngƣời học trở nên thụ động. Chính lí
do đó, trong xu thế đổi mới PPDH là một vấn đề nóng bỏng đƣợc xã hội hết sức quan
tâm.
Học sinh tiểu học (HSTH) là những “ búp măng non” trong độ tuổi từ 6 đến 11
tuổi, tâm hồn các em là trang giấy trắng thuần khiết. Các em đang trong quá trình hình
thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chƣa có tính ổn
định mà đang đƣợc định hình và củng cố. Đây là lứa tuổi của sự tò mò, thích khám
phá, bắt chƣớc, ham hiểu biết và rất dễ bị tổn thƣơng, ảnh hƣởng từ tác động bên
9
ngoài. Cho nên việc để các em tham gia vào HĐTN là rất cần thiết. HĐTN giúp học
sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện đƣợc giá trị của bản thân mình, thiết lập đƣợc
các mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với các cá nhân khác, với môi trƣờng học và
môi trƣờng sống. HĐTN là một bộ phận của chƣơng trình giáo dục phổ thông sau năm
2015. Tuy nhiên, trên thực tế, nhận thức về viêc tổ chức các HĐTN, cũng nhƣ việc thể
chế hóa tổ chức các HĐTN trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chƣa thật cụ thể, đặc
biệt về hƣớng dẫn tổ chức các HĐTN ở các cấp, bậc học còn hạng chế, nhất là ở bậc
Tiểu học. Chính vì thế, lứa tuổi học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay hầu nhƣ bị
thiếu hụt các HĐTN cần thiết. Điều này ảnh hƣơng không nhỏ đến giáo dục. Trong
trƣờng tiểu học, việc tổ chức các HĐTN đƣợc thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức
nhƣ: ngoại khóa, lao động, sinh hoạt tập thể, trò chơi, tích hợp trong chƣơng trình dạy
học của tất các các môn học…Trong đó có phân môn Tự nhiên và Xã hội (TN&XH).
Tự nhiên và xã hội là môn học có nhiều thế mạnh, thuận lợi trong việc tích hợp
và lồng ghép, chiếm ƣu thế giúp các nhà giáo dục giảng dạy, đặt nền tảng cho học sinh
hình thành những phẩm chất đạo đức và có nhiều sự trải nghiệm cần thiết trong học
tập và đời sống hằng ngày. Trong đó đặc biệt nhất là phần chủ đề Tự nhiên trong môn
TN&XH lớp 3.
Chủ đề Tự nhiên trong môn TN&XH lớp 3 là một môn học có tính tích hợp cao
các kiến thức về tự nhiên, nó đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng kiến thức về
Tự nhiên nhƣ thực vật, động vật, Trái đất, các hiện tƣợng tự nhiên,… cho HS, đồng
thời phát triển các năng lực quan sát, tƣ duy, thực hành,… và phẩm chất đạo đức ở trẻ.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng,
chƣơng trình môn TN&XH đã đề ra mục tiêu khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo cho HS. Trên cơ sở những mục tiêu này, đòi hỏi GV phải hƣớng tới tổ chức những
hoạt động đa dạng, phong phú, có tính thực tiễn cao, giúp HS có thể trực tiếp trải
nghiệm, thực hành,… Từ đó HS lĩnh hội và hình thành kĩ năng (KN) học tập tích cực (
KN quan sát, KN làm việc nhóm, KN phân tích, đánh giá, tổng hợp,...). Muốn hình
thành tốt những kĩ năng ấy, trong quá trình tổ chức các hoạt động, GV phải kết hợp
nhuần nhuyễn các PPDH lấy ngƣời học làm trung tâm nhƣ: thảo luận nhóm, đặt vấn
đề, kiến tạo, dạy học trải nghiệm,…Trong đó PPDH trải nghiệm là một trong những
phƣơng pháp sáng tạo và mang lại hiệu quả học tập cao nhất vừa giúp HS trực tiếp trải
nghiệm những gì đã học, vừa khắc sâu kiến thức.